Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Ông giáo: Chỉ có tu luyện mà thôi!

24/05/21, 09:19
Ông giáo: Chỉ có tu luyện mà thôi!
Ông Quý và cháu của mình đang luyện công (ảnh nhân vật cung cấp)

Thầy giáo (nay là ông giáo) Nguyễn Thế Quý ở khu phố Thọ Trai, phường Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là người được nhiều thế hệ học trò yêu quý!

Ông giáo đam mê với nghề

Tốt nghiệp đại học Sư phạm thầy Quý ra trường dạy môn Ngữ văn cấp 3 rồi dạy Cao đẳng Sư phạm Hà Bắc. Là người đam mê với nghề, ông được đồng nghiệp học trò yêu quý; ông cũng muốn cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp trồng người. 

Nhưng đến tuổi trung niên thì bệnh tật kéo đến hành hạ ông: Thoái hóa đốt 6 sống cổ; huyết áp thấp; mất ngủ triền miên (mỗi đêm ông chỉ ngủ 1 – 2 tiếng đồng hồ. Đặc biệt là căn bệnh viêm đại tràng mãn tính đi ngoài ra máu (6 – 7 lần một ngày) làm ông thật khốn khổ. Suốt 7 – 8 năm liền ông chỉ nặng 37 kg. Năm nào ông cũng phải nhập viện (ít thì một tuần, nhiều thì một tháng) chạy chữa thuốc thang đủ chốn đủ nơi nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh; điều trị đỡ một thời gian sau lại tái phát.

ông giáo; ông giáo làng; tu luyện Pháp Luân Công
Đến tuổi trung niên thì ông Quý đã bị nhiều loại bệnh tật hành hạ (ảnh nhân vật cung cấp)

Cơ duyên biết đến Pháp Luân Đại Pháp

Ông sống hiền hòa nhân hậu với bà con lối xóm. Ông lấy cửa Phật là nơi gửi gắm niềm tin tín ngưỡng. Ông đọc rất nhiều kinh sách và cũng trăn trở với điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn. Ông đã từng tu theo Phật giáo trong 30 năm trước khi biết đến Pháp Luân Đại Pháp.

Đến năm 2011 – cháu ngoại ông – Nguyễn Đình Thịnh là sinh viên đại học ở Hà Nội về mang cho ông một cuốn sách với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt: “Con có cuốn kinh Phật, ông có đọc không?” 

Ông trả lời cháu: “Có!”. Lúc ông nâng niu cuốn sách ở trên tay thì đã cảm thấy có một niềm thành kính khó diễn tả thành lời…

tu luyện ngàn năm; tu luyện nội công; tu luyện ngũ quan
Ông Quý đang đọc sách Chuyển Pháp Luân – Cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Sinh ra trong một gia đình trí thức với dòng họ Nguyễn ở Vĩnh Kiều. Đây là một dòng họ có truyền thống khoa bảng của trấn Kinh Bắc. Ông nội và bố đẻ đều là thầy đồ dạy học chữ Nho, bản thân ông là giáo viên dạy văn cấp 3 và là thầy giáo ở Cao đẳng Sư phạm Hà Bắc (cũ).

Ông đã tìm được Pháp môn tu Phật chân chính

Cuốn kinh Phật mà người cháu mang về cho ông chính là cuốn sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Sau một năm ông đã đọc được 3 lần quyển sách này; ông còn đọc thêm các Kinh Văn khác của Pháp Luân Công như Tinh Tấn Yếu Chỉ; Hồng Ngâm và bài giảng Pháp ở các nơi của Sư Phụ Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Khi tìm hiểu kỹ và xác định chắc chắn đây là Chính Pháp, ông đã chuyển sang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Ông còn nhớ rõ vào ngày mùng 1 tháng 5 âm lịch năm 2012, ông đã ngồi hợp thập và chính thức phát nguyện đến với Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp khi vừa tròn 70 tuổi.

tu luyện ký sự; tu luyện thành tiên; tu luyện Phật Pháp
Ba thế hệ nhà ông giáo cùng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Ông hiểu rằng đây là một trong tám vạn bốn nghìn Pháp môn tu Phật của Phật gia. Đây là pháp môn khí công tu Phật chân chính đưa con người lên cao tầng. Đồng thời cũng là công pháp tính mệnh song tu cải biến bản thể, cải biến cả thân lẫn tâm người tu luyện. Pháp Luân Đại Pháp dạy con người tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp môn này đã được phổ truyền trên 114 quốc gia với hơn 100 triệu người đang theo học.

Ông giáo đã không còn bị bệnh tật hành hạ

Sau hai tháng tu luyện ông thấy mình chẳng còn bệnh tật gì hết! Trọng lượng cơ thể đang từ 37 kg lên đến 52 kg và giữ nguyên cho tới tận bây giờ. Ông thấy thân thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, thoải mái. Ông không còn những ngày đau đớn vật lộn với bệnh tật triền miên nữa!

Pháp luân Công tại Việt Nam; Pháp Luân Đại Pháp Hảo; Pháp Luân Đại Pháp là gì; Pháp Luân Đại Pháp có tốt không
Chỉ sau 2 tháng tu luyện thì bệnh tật của ông đã nhanh chóng tiêu tan (ảnh nhân vật cung cấp)

Thế là vợ ông và ba con trai, con gái và các cháu cùng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông hiểu rằng: đường đời sinh mệnh của ông đã được an bài lại… chỉ có tu luyện mà thôi!

Ngày 24/05/2015, ông bắt đầu thực hiện “nguyện ước” chép tay cuốn Chuyển Pháp Luân. Ông viết chữ chân phương nắn nót, không sai một chữ nào kể cả số trang, hoa thị, mục lục…

Trong khoảng 5 – 6 tháng ông đã chép xong, đóng bọc cẩn thận. Trân trọng đặt trên tủ đựng kinh sách của Sư Phụ. Hàng tháng đem ra đọc 3 – 4 lần cùng cuốn Chuyển Pháp Luân chính bản…

Phật Pháp lan tỏa nơi làng quê thanh bình

Suốt 9 năm tu luyện chưa có một ngày nào ông bỏ luyện công và học Pháp; bất kể trời mưa hay nắng; gia đình có việc lớn việc nhỏ; hay gặp những khảo nghiệm, ông tuyệt đối nghiêm khắc với bản thân mình; “Tu tâm dưỡng tính” là điều ông tự răn mình và răn dạy các con các cháu…

cách tu luyện Phật Pháp; Pháp Luân Công là gì; Pháp luân Công tại Việt Nam
Cả nhà đang luyện bài công Pháp số 2 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Một điểm học Pháp (đọc Kinh sách) tự phát rất tự nhiên đã được hình thành. Những người nông dân quanh năm “một nắng hai sương” ấy được hưởng lợi ích “thân tâm an lạc”. Tiếng học Pháp hòa quyện nhạc luyện công cứ ngân nga trong cảnh làng quê thanh bình yên ả !

Tam Sơn, chiều ngày 23/5/2021.

x