Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Thầy giáo trẻ từng tuyệt vọng vì bệnh tim bẩm sinh và cơ duyên đắc Pháp

23/03/23, 22:44
Anh Lê Văn Tuyền - Giáo viên chuyên Lý trường THPT chuyên Thái Bình (ảnh: Nguyện Ước).

Anh Tuyền bị bệnh tim, y học không thể can thiệp; nhưng thật may mắn cho anh và gia đình khi được đồng nghiệp giới thiệu môn tu luyện Pháp Luân Công.

Vượt qua nghịch cảnh để gây dựng sự nghiệp

Anh Lê Văn Tuyền sinh năm 1980, cư trú tại số nhà 28, đường số 4, tổ 23 khu đô thị Trần Lãm, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình. Hiện anh là giáo viên chuyên Lý tại trường THPT chuyên Thái Bình.

Từ khi sinh ra, anh Tuyền đã bị bệnh tim bẩm sinh. Khi đó gia đình anh không có điều kiện, cộng thêm việc y học chưa phát triển nên anh phải sống chung với căn bệnh này. 

Bởi thường xuyên đau ốm nên cơ thể anh Tuyền rất gầy gò, nét mặt tái nhợt, không có sức sống. Trong khi các bạn cùng trang lứa tham gia các hoạt động thể thao, anh chỉ biết đứng nhìn một cách khao khát. Anh cũng không thể làm việc phụ giúp gia đình.

Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, lại thương bố mẹ sớm hôm vất vả, anh đã dồn hết tâm sức vào học tập. Anh Tuyền cho biết, vào năm 1998, anh tham gia thi tuyển vào một số trường Đại học và trường nào anh cũng đỗ. Nhưng để phù hợp với thể trạng, anh chọn nhập học trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội, vừa là đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình, vừa là nghề anh yêu thích.

Thầy giáo trẻ tuyệt vọng trước căn bệnh tim bẩm sinh và cơ duyên đắc Pháp
Ảnh chụp một số bệnh án anh Lê Văn Tuyền còn giữ lại.

Vì điểm thi cao, anh Tuyền trúng tuyển vào lớp cử nhân tài năng và lớp tiếng Pháp tăng cường. Thế nhưng niềm vui kéo dài không bao lâu thì anh nhận được thông báo như sét đánh ngang tai: Anh phải dừng việc học vì không đủ điều kiện sức khỏe. Đây là cú sốc rất lớn cho anh và cả gia đình. Ít lâu sau, mẹ của anh lại bị bệnh tai biến. Cuộc sống gia đình anh rơi vào cảnh bế tắc.

Tuy nhiên khó khăn không thể khiến anh bỏ cuộc, anh tiếp tục xin nhập học vào trường cao đẳng sư phạm Thái Bình – một trường ở gần nhà mà trước đó anh đã thi đỗ. Vì điểm thi của anh khá cao, cho nên dù nhập học muộn những hai tháng, anh vẫn được nhà trường chấp nhận. 

Vào năm 2001, anh tốt nghiệp cao đẳng và quyết tâm lên Hà Nội thi lại. Kết quả, anh đã đỗ vào khoa Sư phạm Lý khoá 46 của Đại học quốc gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng đỏ, anh được tuyển dụng vào trường THPT chuyên Thái Bình và công tác cho đến ngày nay.

Áp lực bởi bệnh tim và công việc đè nặng lên vai người đàn ông ốm yếu

Anh Lê Văn Tuyền xây dựng gia đình vào năm 2006. Một năm sau đó, vợ chồng anh chào đón bé trai đầu lòng, nhưng bé lại chậm phát triển ngôn ngữ. Đến khi học lớp 1, khả năng ngôn ngữ của cháu mới dần hoàn thiện. Vì tình trạng này nên anh chị cũng rất lo lắng khi sinh cháu thứ hai. Bé thứ hai mặc dù không mang bệnh nặng nhưng lại khó nết, thường xuyên quấy khóc.

Anh Tuyền kể: “Đường con cái vất vả, tôi thì bị bệnh tim đau yếu liên miên. Các loại bệnh cứ lần lượt phá ra như bệnh phổi, đau mắt, loạn nhịp tim, dị ứng toàn thân, đa hồng cầu, viêm đa khớp… Vợ tôi phải từ bỏ công việc chuyên ngành chuyển sang làm việc tự do để có thời gian chăm lo cho gia đình. Đó cũng là thiệt thòi và áp lực rất lớn đối với cô ấy”.

Thầy giáo trẻ tuyệt vọng trước căn bệnh tim bẩm sinh và cơ duyên đắc Pháp
Vợ chồng anh Tuyền chị Nhiên giới thiệu vẻ đẹp Chân- Thiện- Nhẫn cho du khách nước ngoài tại Đài Loan (ảnh: Nguyện Ước).

Mang trong mình nhiều trách nhiệm từ gia đình tới học sinh, anh Tuyền giấu giếm tình trạng sức khoẻ, gắng gượng đứng lớp. Anh cũng bộc bạch, quá khứ, anh đã mất cơ hội nhập học vì mắc bệnh tim. Vì vậy, anh không muốn người khác biết tình trạng bệnh tật của mình.

Cũng vì thế, người ngoài không biết đến bệnh tình của anh, duy chỉ có anh Quang – người hàng xóm thân thiết và cũng là bác sĩ công tác tại bệnh viện Lâm Hoa – Thái Bình. Vợ chồng anh Quang chị Duyên luôn đứng ra giúp đỡ khi anh Tuyền đổ bệnh (qua bài viết này, anh Tuyền cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình người hàng xóm tốt bụng của mình!)

Quay trở lại câu chuyện, đến năm 2016, bệnh tình trở nặng, anh Tuyền chuyển tuyến điều trị tại bệnh viện tim Hà Nội. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị đảo gốc động mạch chủ – hẹp phổi, bất tương hợp nhĩ thất và thất đại động mạch, thông liên nhĩ – thông liên thất. Đây là trường hợp bệnh rất hiếm gặp, y học không thể can thiệp.

Vợ anh Tuyền là chị Nhiên đã xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Quân y 108, bệnh viện Bạch Mai; chị cũng từng có ý định chuyển bệnh án của chồng sang Singapore, nhưng khi biết được căn bệnh anh Tuyền mắc phải y học thế giới chưa có cách chữa trị, chị vô cùng tuyệt vọng. Tiền mất mà tật vẫn mang; tinh thần suy sụp, vợ chồng anh chị chỉ đành phó mặc cho số phận. 

Thầy giáo trẻ tuyệt vọng trước căn bệnh tim bẩm sinh và cơ duyên đắc Pháp
Anh Tuyền trong một dịp đi thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công (ảnh: Nguyện Ước).

Anh tiếp tục chia sẻ: “Kể từ thời điểm đó, tình trạng sức khoẻ của tôi đi xuống rất nhanh. Có bệnh thì vái tứ phương, tôi uống thuốc Tây y không đỡ lại chuyển sang Đông y. Vợ tôi cũng không tiếc tiền vào chùa cầu khấn tiêu tai giải hạn, nhưng kết quả cũng không tốt hơn.

Trong lúc mọi chuyện đi vào ngõ cụt, tôi vẫn giấu bệnh tình để tham gia công tác. Bấy giờ là cuối năm 2017, tôi coi thi học sinh giỏi ở Bắc Giang và có duyên gặp gỡ một đồng nghiệp. Anh ấy thấy tôi phải dùng thuốc nên giới thiệu cho tôi môn tu luyện Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Dù biết khí công có tác dụng nhất định cho sức khoẻ, nhưng xung quanh tôi chưa có ai tập, tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu nên không để tâm.

Vào tháng 3/2018, tôi nhập viện cấp cứu vì tắc tĩnh mạch, đa hồng cầu. Sau khi ra viện, tôi bỗng nhớ đến môn tu luyện mà anh đồng nghiệp đã nhiệt tình giới thiệu. Là người thiên về khoa học thực chứng, tuy nhiên căn bệnh của tôi y khoa đã bó tay, nên tôi cũng muốn thử tìm hiểu khí công xem thế nào?

Kỳ tích xuất hiện với gia đình sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn

“Tôi tìm thấy trang Minh Huệ Net và tự in hai cuốn Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công để đọc. Tôi cũng cố gắng tập 5 bài theo video thầy Lý Hồng Chí hướng dẫn. Chỉ một vài tháng đọc sách và tu luyện, tôi nhận thấy sức khỏe của mình thay đổi rõ rệt.

Đặc biệt khi đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” tôi đã bắt đầu hiểu được bệnh tật của mình từ đâu sinh ra. Hầu như mọi thắc mắc của tôi đều được giải đáp trong cuốn sách vô giá này. Tôi thấy Pháp Luân Đại Pháp thực sự là khoa học của khoa học, trong đó giải đáp mọi câu hỏi về nhân thể và vũ trụ.

Thầy giáo trẻ tuyệt vọng trước căn bệnh tim bẩm sinh và cơ duyên đắc Pháp
Gia đình anh Tuyền cùng nhau học Pháp mỗi ngày (ảnh: Nguyện Ước).

Khi tôi bước vào tu luyện, sức khoẻ được cải thiện; vợ tôi cũng ngạc nhiên khi được chứng kiến một kỳ tích. Các con tôi vốn hay ốm vặt, quấy khóc cũng trở nên khoẻ mạnh và chăm ngoan hơn trước. Chỉ sau đó ít lâu cả vợ và các con tôi cũng đều bước vào cùng tôi tu luyện.

 Từ khi tu luyện tới nay, sức khỏe và thể trạng của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi sinh hoạt và làm việc bình thường, cũng không phải dùng một liệu trình y học nào nữa.

Đặc biệt, mọi người nhận thấy sự thay đổi của tôi về tâm tính. Khi chưa tu luyện, tôi thường đòi hỏi cao từ học sinh, cũng có lúc tôi trách mắng các em. Trong công tác, tâm đố kỵ cũng biểu hiện rất mạnh mẽ. Sau khi học Pháp, dùng tiêu chuẩn Chân- Thiện – Nhẫn để đo lường tốt xấu, tôi mới nhận ra bản thân mình có nhiều tính xấu cần phải bỏ.

Khi gặp bất kể vấn đề hay một tình huống nào thì trước tiên, tôi dặn mình phải nghĩ cho người khác trước và xem lại bản thân mình đã thực hiện được 3 chữ Chân – Thiện  – Nhẫn mà Sư Phụ của tôi đã dạy hay chưa? Trong tâm lúc nào tôi cũng tự nhủ phải nghiêm khắc với bản thân; chính vì vậy các mối quan hệ của tôi với gia đình, đồng nghiệp, học sinh, hàng xóm … đã trở nên tốt hơn.

Đồ hình Pháp Luân
Anh Tuyền cảm tạ Sư phụ Lý và Đại Pháp đã ban cho anh những điều tốt đẹp không thể kể hết (ảnh: Nguyện Ước).

Ngoài giờ giảng tôi cũng hay giới thiệu cho học sinh và phụ huynh về những điều tốt đẹp của Chân – Thiện – Nhẫn hay những lợi ích tôi có được về cả thân lẫn tâm khi trở thành một người tu luyện.

Qua bài viết này tôi muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sư Phụ Lý Hồng Chí của tôi; lời cảm ơn đến người đồng nghiệp đã hồng pháp cho tôi; bởi chính là nhờ người sáng lập và người đồng nghiệp đã giới thiệu Pháp mà tôi mới biết đến Pháp để có được cuộc sống như hiện tại. Tôi mong muốn nhiều người hơn nữa biết đến môn tu luyện giữa đời thường này để họ cũng có thể hưởng những lợi ích của Đại Pháp giống như gia đình tôi. Mong rằng mọi người đừng vì những hiểu nhầm mà đánh mất cơ duyên tu luyện của mình.

Trên đây là phần chia sẻ về quá trình trình Đắc Pháp tu luyện của anh Tuyền tại Thái Bình. Bạn đọc nếu quan tâm có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công tại https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn tu luyện này. Bạn cũng có thể liên lạc với anh Tuyền qua số điện thoại 0986 312 975, anh luôn sẵn lòng chia sẻ.  

x