Cổ nhân nói rằng: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, ý nói rằng người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý. Người hiện đại có thể cho rằng những lời này không còn hữu dụng nữa. Thực ra lời giảng của người xưa chính là muốn nói về đạo nghĩa và đức hạnh của con người. Lấy tiền tài bất nghĩa tức là đã tự làm mất đi đức hạnh của bản thân.
Bùi Phác, anh họ của Vi Nguyên Phương ở Đỗ Lăng (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Ông làm huyện úy ở huyện Tân Bình, Mân Châu. Bùi Phác qua đời vào năm Nguyên Hòa thứ 5 thời vua Đường Hiến Tông.
Năm Trường Khánh thứ nhất thời vua Đường Mục Tông, Vi Nguyên Phương đã rớt trong cuộc thi khoa cử. Ông muốn đến Lũng Hữu ở một thời gian. Ông đã đi xa nhà được mấy chục dặm và đến nghỉ tại một nhà trọ. Thời điểm đó Bùi Phác đã qua đời.
Nội dung chính
Gặp lại cố nhân sau nhiều năm âm dương cách biệt
Đang lúc chuẩn bị đi vào để nghỉ ngơi thì lại gặp một quan võ cưỡi ngựa đi tới. Tùy tùng đi theo có mười mấy người. Vị quan võ này nhìn rất giống Bùi Phác đã mất. Vi Nguyên Phương rất ngạc nhiên, liền chăm chăm nhìn. Người này dường như cũng nhận ra Vi Nguyên Phương. Người giống Bùi Phác vội vàng xuống ngựa và tránh đi, vào trong phòng trà kéo rèm xuống. Tùy tùng bên ngoài ngồi tản ra ở trên ghế. Vi Nguyên Phương cảm thấy rất kỳ quái, cũng đi theo tiến vào phòng trà. Ông vén rèm lên nhìn vào trong phòng, xem xem đó có phải là Bùi Phác không.
Vi Nguyên Phương vô cùng ngạc nhiên, hành lễ nói: “Huynh đã rời khỏi nhân gian, mà sao lại đảm nhiệm chức quan võ, mang theo tùy tùng oai phong như vậy”. Bùi Phác nói: “Huynh hiện đang làm quan ở âm phủ, nhiệm vụ là quản lý âm binh, cho nên mới mặc trang phục quan võ”.
Vi Nguyên Phương hỏi: “Huynh làm chức quan gì?”
Bùi Phác nói: “làm ‘lược thặng sử’ (cướp phần dư) ở Tam Xuyên, Lũng Hữu”.
Vi Nguyên Phương hỏi: “Huynh chuyên quản lý việc gì?”
Bùi Phác nói: “Huynh quản lý tiền tài nơi thế gian, người nào có dư tài sản thì sẽ bị lấy đi”.
Vi Nguyên Phương hỏi: “Tiền tài dư thừa là sao?”
Tiền tài dư thừa sẽ bị lấy đi
Bùi Phác nói: “Người làm ăn buôn bán hay ăn xin thì vận mệnh đã được an bài hoàn hảo rồi, nhưng bỗng nhiên có được mặt hàng khan hiếm, hoặc do mưu tính mà đạt được. Đây là tài vật không có ở trong mệnh, tức là dư ra, cho nên phải lấy đi”.
Vi Nguyên Phương hỏi: “Làm sao biết được đó là tài sản dư thừa mà lấy đi?”
Bùi Phác nói: “Người sống uống một ngụm nước, ăn một miếng cơm thì đều đã được định trước rồi, chứ không cần phải nói đến tiền tài. Âm phủ đã ghi sổ, một người đắc được cái gì thì đều có hạn định. Lấy vượt quá những thứ được ghi chép trong sổ thì quan âm phủ sẽ ghi lại trong cáo trạng. Những thứ đó sẽ bị thu hồi lại”.
Vi Nguyên Phương hỏi: “Sao thu hồi được, là trực tiếp cướp từ trong túi của họ hay sao?”
Bùi Phác nói: “Không phải thế, nếu như trong mệnh mà có cái đó, thì đều sẽ từ từ mà đắc được; nếu như tài vật đó không có ở trong mệnh thì sẽ bị chúng ta lấy đi, hoặc sẽ khiến cho người đó bị hao tổn, hoặc khiến cho người đó gặp phải tai họa, hoặc việc mua bán không thuận lợi, bản thân người này cơ bản là không biết gì“.
“Từ khi huynh còn nhỏ, vẫn thường nghe người ta nói rằng thương nhân vất vả cần cù có thể kiếm được tiền tài, nông dân chăm chỉ siêng năng có thể kiếm được ngũ cốc, sĩ tử kiên trì học hành có thể đắc được bổng lộc. Chỉ thương cảm cho những người lười biếng thì chẳng đắc được gì“.
Người có đức tiền tài sẽ tự đủ đầy
Bùi Phác tiếp tục nói: “Thương nhân bị lật thuyền, nông dân gặp năm đại hạn, sĩ tử nhiều lần thất bại, chẳng lẽ họ không chăm chỉ sao? Huynh bây giờ đã hiểu rõ, cần cù là cơ sở của đạo đức, cái gốc của sự thiện lương là từ giáo dục“.
“Đức hạnh chính là thiện lương. Thiện lương là chuẩn tắc mà bản thân phải tuân theo. Đức hạnh đầy đủ, tài năng mới có thể được phát huy. Hôm nay đệ gặp được huynh, cũng là do kiếp trước đã định như vậy rồi. Đệ sẽ có được 1 kg bạc. Nếu như vượt quá số tiền này thì huynh cũng phải cướp nó lại từ đệ. Vì vậy không thể cho đệ nhiều hơn“.
“Đệ xuất hành lần này, tại Kỳ Sơn đạt được nhiều lợi ích. Trong khi tại Mân Châu lại thu hoạch được rất ít. Tại Kinh Hà thì không được gì hết. Tại các nơi khác cũng rất bình thường. Đời người đều đã được định trước, thời vận không giống nhau. Tĩnh tĩnh quan sát, không nên nóng vội mà tranh đoạt quyền lợi với người khác, cố gắng lên! Huynh còn có công chuyện, phải đi vào trong thành, định số nơi âm phủ, đừng có làm trái nó”.
Bùi Phác tiết lộ chuyện tương lai
Bùi Phác nói xong liền đưa cho Vi Nguyên Phương 1 kg bạc rồi thở dài mà lên ngựa.
Vi Nguyên Phương lại một lần nữa khẩn cầu: “Chúng ta xa cách nhiều năm như vậy, bỗng nhiên gặp được nhau nơi này. Cũng chưa nói được câu thân tình nào, giờ sắp phải âm dương cách biệt, sao đã vội lên đường rồi?”
Bùi Phác nói: “Công sở của huynh đặt ở vùng Lũng Sơn, Thiên Dương, dân tộc Thổ Phiên muốn đến nơi đây, sợ họ sẽ xâm phạm. Huynh muốn thương nghị với cộng đồng Kinh Triệu Doãn nơi âm phủ. Việc này tuy không phải mưu tính sâu xa gì, chỉ là tạm thời xoa dịu thảm họa chiến tranh, nó cũng có thể giúp an định biên cương. Chiến mã của họ đã chuẩn bị xong rồi, ngày đó cũng không còn xa nữa. Nếu không lo chuẩn bị thì không còn kịp nữa, xin cáo từ!”
Người hiểu đạo lý sẽ bằng lòng với số mệnh
Đợi họ cưỡi ngựa đi được vài dặm, đến khi không thể nhìn thấy được nữa. Vi Nguyên Phương mới xem lại thứ mà Bùi Phác đã trao cho mình, thì thấy đúng là bạc trắng. Vi Nguyên Phương cảm thấy hơi buồn trong lòng, cứ nhắm hướng Tây mà đi. Các sự kiện đã diễn ra đúng như những gì Bùi Phác đã nói với ông. Vi Nguyên Phương nghĩ thầm: Người bằng lòng với số mệnh của mình, từ sớm đã hiểu được đạo lý ở trong đó.
Không lâu sau đó, dân tộc Thổ Dục Hồn cùng Thổ Phiên bạo động. Triều đình biết được việc này, lo sợ bọn họ làm phản, muốn nhờ các đại thần giải quyết việc này, mới cử tể tướng đi để liên kết đồng minh. Thôi tướng quân không muốn đích thân tới biên giới, nên buộc phải ký hiệp ước cầu hòa. Mọi việc đều diễn ra đúng như lời mà Bùi Phác đã nói.
Tài liệu tham khảo: “Huyền Quái Lục” quyền 3
Theo Sound of hope