Trên Weibo có một chủ đề được đưa ra thảo luận: ‘Những người trí tuệ cảm xúc cao thực sự là như thế nào?‘
Có câu trả lời rằng: Những người làm cho bạn cảm thấy thoải mái không nhất thiết có trí tuệ phi thường, nhưng họ phải là người nhẹ nhàng, tốt bụng thật tâm, chân thành, thẳng thắn và tôn trọng người khác.
Thật vậy, cảnh giới cao nhất của trí tuệ cảm xúc là: ‘biết cách tôn trọng người khác‘.
Nội dung chính
Đánh giá con người từ ngoại hình đến nhân cách
Từ ngoài vào trong, một con người có thể được đánh giá dựa vào 5 cấp độ: ngoại hình, năng lực, khí chất, tính cách và tâm tính.
Nhà văn Ai Hiểu Dương từng gặp một cô gái trong ban nhạc khi cô ấy đang tham gia một sự kiện, và cô ấy có thân hình nổi bật. Vào cuối sự kiện, đến lúc chụp ảnh nhóm, cô gái cố tình khuỵu chân và bảo nhiếp ảnh gia chụp phần thân trên.
Sau khi bức ảnh được tung ra, Ai Hiểu Dương nhận thấy cô gái trong ảnh không có gì nổi bật. Cô không hề che lấp những người phía sau cũng như những người cùng hàng. Chi tiết nhỏ này khiến Ai Hiểu Dương cảm động và ấn tượng sâu sắc về cô gái.
Một thời gian sau, Ai Hiểu Dương đã tổ chức một hoạt động giới thiệu sách mới. Để làm nóng bầu không khí sự kiện, người tổ chức đã mời ban nhạc của cô gái tham gia. Kết quả là ban nhạc không hát mà chỉ nói vài câu và giao lưu với độc giả. Sau đó, Ai Hiểu Dương biết được rằng chính cô gái đã đặc biệt nói với ca sĩ chính của ban nhạc không được hát, vì nếu hát sẽ cướp mất ánh đèn sân khấu từ Ai Hiểu Dương.
Tôi đặc biệt thích câu này: “Nếu chúng ta chỉ nhìn mọi thứ từ góc độ của riêng mình, thì chúng ta không bao giờ biết được người khác đang nghĩ gì.“
Có một loại nhân cách tốt, gọi là biết nghĩ cho người khác, biết lấy lòng người khác. Đó là người có sự dịu dàng và nhân hậu trong tâm hồn, thường khiến mọi người cảm thấy được quan tâm.
Vì vậy, học cách đứng vào vị trí của người khác và chân thành nghĩ về người khác là mức độ cao nhất của trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ cảm xúc cao là biết cách tôn trọng người khác
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp một số người ăn nói khéo léo, tinh tế. Họ không bao giờ làm mất lòng ai và khiến bạn cảm thấy họ có trí tuệ cảm xúc cao. Thực ra, đây chỉ là sự khôn khéo, không phải trí tuệ cảm xúc cao. Bản chất của trí tuệ cảm xúc cao chính là nhân cách. Điểm chung của những người trí tuệ cảm xúc cao là rất biết cách tôn trọng người khác.
Giáo viên Chu có một cậu học trò trong lớp rất nghịch ngợm và điểm bài vở của cậu ấy không tốt. Trong một kỳ thi, cậu bé đã bị người giám sát bắt quả tang gian lận và thông báo cho giáo viên Chu.
Trong trường hợp này, tôi tin rằng nhiều giáo viên sẽ phê bình học sinh gian dối trước cả lớp, dùng tình huống đó để cảnh cáo những học sinh khác. Nhưng giáo viên Chu đã không làm như vậy. Cô giả vờ như không có gì xảy ra, và lên lớp như bình thường. Trong lớp, cô ấy cũng vẫn mời cậu bé gian lận tham gia tương tác trong lớp.
Sau giờ học, cô giáo Chu gọi cậu bé đến văn phòng một mình. Khi cậu bé quay trở lại lớp học, trong mắt cậu không còn sợ hãi hay bị tổn thương, mà trở nên nghiêm túc hơn trước.
Không có kỹ năng nào hiệu quả bằng việc tôn trọng người khác
Cô Chu đã làm như thế nào? Cô Chu nói rằng gian lận không phải là một vấn đề tầm thường, đó sai lầm là không thể dung thứ. Tuy là một đứa trẻ nhưng nó có lòng tự trọng. Cô vừa giải thích cho cậu phương pháp giải bài toán, vừa khuyến khích cậu dùng khả năng của mình để đạt điểm cao, dùng điểm giỏi vào lần sau để chứng minh năng lực của mình.
Để không làm tổn thương lòng tự trọng của cậu bé, cô giáo Chu đã chọn cách bình tĩnh này để nhắc nhở cậu. Nhiều giáo viên trong trường khen ngợi rằng cô giáo Chu có trí tuệ cảm xúc cao, nhưng cô ấy nói:
“Mọi người nói rằng tôi có trí thông minh cảm xúc cao và kỹ năng giảng dạy độc đáo. Không phải vậy, không có kỹ năng nào có thể hiệu quả bằng việc bạn thực sự tôn trọng tất cả mọi người. Không độc đoán, không kiêu ngạo và đối xử với mọi người bằng tấm lòng.”
Đừng làm người khác xấu hổ
Huang Bo nói trong một cuộc phỏng vấn rằng trí thông minh cảm xúc cao có nghĩa là không làm cho mọi người cảm thấy xấu hổ. Đừng để lộ vết sẹo của người khác, đừng làm người khác xấu hổ, đừng làm đau người khác. Cố gắng hết sức để duy trì phẩm giá của người khác và đối xử với người khác một cách công bằng.
Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “Văn chương đến cực phẩm, không có gì kỳ lạ, chỉ vừa đủ; nhân phẩm đạt đến đỉnh cao, không có gì khác biệt, chỉ tự nhiên.”
Suy cho cùng, trí tuệ cảm xúc phản ánh nhân cách. Cảnh giới cao nhất của trí tuệ cảm xúc là biết cách tôn trọng người khác.
Nguồn: Aboluowang
Xem thêm: