Văn hóa truyền thống

Tại sao nói “Người mắc nợ bạn, ông Trời sẽ hoàn trả lại cho bạn”?

23/03/22, 08:10
Tại sao nói “Người mắc nợ bạn, ông Trời sẽ hoàn trả lại cho bạn”?
“Người mắc nợ bạn, ông Trời sẽ hoàn trả lại cho bạn” (ảnh minh họa Pinterest)

Người vợ hiền đức khuyên nhủ chồng: “Người mắc nợ chàng, ông Trời sẽ hoàn trả lại cho chàng”, câu này cũng không phải chỉ là an ủi.

Dĩ hòa vi quý

Vào thời nhà Minh có một người tri thức tên là Ngô Tử Điềm, mẹ của anh mất sớm, cha anh lấy mẹ kế. Mẹ kế là người hà khắc, lại hay so đo tính toán, rất thiên vị, chỉ yêu thương đứa con riêng của mình; còn đối với Ngô Tử Điềm thì lại thường xuyên ngược đãi.

Mẹ kế không chỉ yêu cầu Ngô Tử Điềm làm rất nhiều việc mỗi ngày, mà ngày ba bữa chỉ cho anh ăn bánh ngô với dưa muối; ăn mặc thì quần áo thô ráp cũ kĩ, khiến anh run lẩy bẩy khi trời lạnh. Còn nói đến chuyện anh muốn vào trong thành đi học đi thi, thì càng không có cửa; mẹ kế đã chế nhạo anh và lệnh cho anh phải ở trong nhà làm việc. 

Điều oan uổng hơn nữa là khi bố của Ngô Tử Điềm về nhà, mẹ kế đã bịa chuyện để vu khống anh trước mặt chồng; khiến anh bị cha hiểu lầm và đánh đập vô cớ.

Mắc nợ là gì; Mắc nợ kiếp trước; Mắc nợ từ kiếp trước
Ngô Tử Điềm thường xuyên bị đối xử bất công (ảnh minh họa Pinterest)

Ngô Tử Điềm lòng sinh oán hận, tức giận bất bình, khổ không nói ra được. Về sau anh lấy vợ tên là Tôn Thị. Mẹ kế đối với vợ anh cũng rất bất hảo, thường xuyên kiếm cớ gây chuyện. Anh chịu không nổi muốn đi tìm mẹ kế tranh luận. Nhưng vợ anh là một người thiện lương, hiền đức, nhiều lần an ủi và khuyên can anh; muốn anh nhẫn nại một chút, dĩ hòa vi quý. 

Người mắc nợ bạn, ông Trời sẽ hoàn trả lại cho bạn

Tôn Thị thấy chồng bị đánh, cô còn xin chịu đánh thay chồng; lại chủ động xin lỗi cha mẹ chồng, hòa giải mối quan hệ căng thẳng giữa hai cha con, cố gắng duy trì gia đình hài hòa.

Về sau cha của anh qua đời, để lại một số ruộng đất và tiền bạc. Khi người mẹ kế chia tài sản của gia đình, không chỉ lấy hết một ngàn lượng bạc, mà còn đưa cho vợ chồng Tử Điềm mảnh đất xấu nhất. Ngô Tử Điềm tích tụ oán hận trong nhiều năm, và anh đã không thể nhịn được nữa! Anh muốn đi tìm mẹ kế để nói chuyện, nhưng lại bị Tôn Thị kéo lại.

Mắc nợ cuộc đời; Thiếu nợ phải trả; Thiếu nợ là gì
Người vợ hiền đức thường xuyên tìm cách khuyên nhủ chồng (ảnh minh họa Pinterest)

Tôn Thị rơm rớm nước mắt nói với anh: “Cha vừa mới qua đời, hài cốt chưa lạnh. Việc phân chia đã khiến cho mọi người cười nhạo; giờ chàng lại đi tranh cãi nữa, chẳng phải là làm trái giáo huấn của tổ tông sao? Người mắc nợ chàng, ông Trời sẽ trả lại cho chàng. Nếu nó là của chúng ta thì chạy đi đâu cũng không thoát; sẽ không vì chúng ta khiêm nhường mà lại giảm đi chút nào. Nếu như không thuộc về chúng ta, cũng không phải vì chúng ta đi tranh giành mà lại có được, càng tranh càng hao tổn phúc báo!” 

Người vợ thiện lương và sáng tỏ cuối cùng đã ngăn cản được cơn kích động của chồng; tránh được một trận tranh đấu của gia đình.                    

Tài sản gia đình bị hủy hoại, mẹ kế và con phải đi ăn xin

Không lâu sau, con của mẹ kế ham ăn biếng làm, dính vào đánh bạc; đánh thua thì lại muốn chơi lớn hơn để gỡ lại. Chẳng mấy chốc mà đã hủy hoại toàn bộ gia sản của gia đình. Cuộc sống hai mẹ con lâm vào cảnh khốn cùng, lưu lạc đầu đường xó chợ; gần như đã trở thành người ăn xin.

Đa số mọi người có thể nhân lúc này mà hả hê cười nói: “Ông trời có mắt, các người cũng có ngày hôm nay”. Nhưng Tôn Thị lại không nghĩ như vậy, nàng rất hiểu luân lý, vội khuyên Tử Điềm đi đón mẹ và em trai về ở cùng. Ngô Tử Điềm đương nhiên không bằng lòng. Tôn Thị lại ra sức khuyên nhủ chồng, vì đạo làm con mà hết sức báo hiếu, bỏ qua những hiềm khích trước đó với mẹ kế. Cuối cùng Tử Điềm cũng cam tâm tình nguyện đi đón mẹ kế và em trai về.

ân oán tình thù; ân oán là gì; ân oán tiền kiếp
Chỉ cần sống thiện lương, trời xanh tự có an bài (ảnh minh họa Pinterest)

Sau khi mẹ kế được đưa về nhà của Tử Điềm, trong lòng vẫn có hiềm khích; cho rằng họ cố làm ra vẻ như vậy, muốn thể hiện với hàng xóm, có khi còn có mưu đồ gì. Nhưng mà vợ chồng Tử Điềm chân thành báo hiếu; thậm chí còn giúp người em trai bỏ thói đánh bạc. Cuối cùng đã làm cảm động mẹ kế và em trai, hóa giải những ân oán trước đây. Mẹ kế đã thực lòng sám hối những việc làm trong quá khứ. Cả nhà đã xóa bỏ mọi giãn cách, cùng nhau sống hòa thuận vui vẻ.

Ba người con đỗ tiến sĩ

Tôn Thị sinh được 3 người con trai, từ nhỏ thấy mẹ không tranh không oán, nhẫn nhục khoan dung, tự nhiên cũng bồi dưỡng được đức hạnh tốt đẹp, học rộng và cư xử đúng lễ; anh em tôn trọng lẫn nhau, đối với trưởng bối thì hết sức hiếu thuận. Sau khi lớn lên, ba huynh đệ đều có tên trên bảng vàng, thi đậu tiến sĩ. Câu chuyện của gia đình họ đã được lan truyền khắp địa phương.

Người xưa vẫn nói “chịu thiệt là phúc”, ân ân oán oán chỉ có thể hóa giải bằng sự thiện lương, người mắc nợ bạn, ông Trời sẽ hoàn trả lại cho bạn. 

Theo Vision Times

Xem thêm video:

x