Văn hóa truyền thống

Không có con lẽ nào là chưa làm tròn chữ hiếu?

12/06/21, 08:11
Đạo hiếu được hình thành từ xa xưa, gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên, về sau được Nho giáo phát triển và thể chế hoá thành chuẩn mực đạo đức. Về cơ bản, nội dung phạm trù hiếu mang một ý nghĩa tích cực, đó là bổn phận làm con phải có hiếu với cha mẹ.
Không có con lẽ nào là chưa làm tròn chữ hiếu?(nguồn:namhocsaigon)

Thi thoảng, ta thấy mọi người hay truyền tai nhau một câu về đạo hiếu: “Trong ba điều bất hiếu, không có con là tội lớn nhất”. Vậy hàm ý chân thực của lời dạy này là gì? Ngược dòng tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên và nghiêng mình thán phục trí tuệ của người xưa.

Không có con lẽ nào không thể tận hiếu?

Tiếng cúp điện thoại khô khốc của mẹ chồng khiến chị rơm rớm nước mắt chạnh lòng. Lần nào cũng vậy, khi gọi điện về hỏi thăm bà, câu đầu tiên cũng là “Có gì mới chưa con? Bao giờ cho mẹ có cháu bế?”. Có những lúc bà giận dỗi, anh chị về thăm, mua đồ bà không dùng, biếu gì cũng không lấy; khi nào cũng là “Tôi không cần những cái này, anh chị không có con là đang không làm tròn đạo hiếu đấy có biết không?“. Không phải anh chị không muốn có con, chỉ là có lẽ duyên chưa đến. Cưới nhau đã bốn năm có lẻ, như bao cặp đôi khác; anh chị giữ gìn mọi thứ tốt đẹp cho đêm tân hôn và cũng hy vọng sớm có tiếng trẻ bi bô trong nhà.

Gia đình không con, liệu có hạnh phúc?
Gia đình không con, liệu có hạnh phúc?(nguồn:phuongnamhospital)

Tuy nhiên, do tính chất công việc, anh chị như Ngưu Lang – Chức Nữ; hai người ở hai đầu đất nước nên việc con cái vì thế không thuận lợi. Mỗi người một nỗi niềm. Vì muộn con cái, chị hầu như không dám về tụ tập mỗi khi gia đình có giỗ chạp; vì sợ những câu nói đầy ẩn ý của họ hàng “Có gì mới chưa cháu“. Anh cũng vì thế ít dám gặp mặt mọi người trong nhà vì sợ mang tiếng “Bất hiếu”.

Đã đi chạy chữa đủ cả; nghe ai mách ở đâu chữa vô sinh tốt; anh chị lại bỏ công bỏ việc tìm tới tận nơi chữa chạy nhưng vẫn chưa có kết quả. Ngày bố chồng mất, tâm nguyện duy nhất ông dặn dò anh chị cũng chỉ là mong anh chị có con. Anh chị khóc vì số phận long đong và nhiều lần tự hỏi “Không có con lẽ nào không thể tận hiếu với song thân?

Vô sinh gần 8 năm: Tôi đã có con trở lại nhờ tu luyện Phật Pháp

Bản chất của chữ Hiếu

Hiếu Kinh – Phần một chương Khai Tông Minh Nghĩa, Khổng Tử giảng: “Đạo thờ phụng cha mẹ, là gốc của đức. Hãy ngồi xuống, ta nói cho nghe. Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, rạng danh cha mẹ, là bản chất tận cùng của hiếu.

Đao hiếu là gốc của đức
Đạo hiếu là gốc của đức (ảnh sưu tầm).

Đạo Hiếu, bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”, nguyên gốc: Phu hiếu, đức chi bản dã, giáo chi sở do sinh dã. Phục tọa, ngô ngữ nhữ. Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã. Lập thân hành đạo, dương danh vu hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã. Phu hiếu, thủy vu sự thân, trung vu sự quân, chung vu lập thân.

Là ở nhân đức

“Phu hiếu, đức chi bản dã” nghĩa là, bản chất của Hiếu là ở nhân đức. Một người tuân theo đạo hiếu, nhất định sẽ là một người nhân đức.

Đức Khổng Tử viết: “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã” tạm dịch: Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu”. Ý nghĩa là, việc tuân theo hiếu đạo cần bắt đầu từ việc yêu quý trân trọng thân thể bản thân. Vì nhục thân ta là do cha mẹ sinh ra, nếu bị tổn thương, hủy hoại sẽ khiến cha mẹ đau lòng. Do đó, ý nghĩa chân chính của việc trân trọng thân thể không phải ở chỗ bảo vệ lớp da người này, mà là bồi dưỡng tấm lòng nhân đức cho bản thân, tự trọng và tu thân dưỡng tính.

Mục đích của đạo hiếu

Đức Khổng Tử nói: “Lập thân hành đạo, dương danh vu hậu thế; dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã“; tạm dịch: Việc lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, có thể rạng danh cha mẹ, chính là tận cùng của đạo hiếu. Hàm nghĩa là, việc tuân theo đạo hiếu chính ở việc trở thành bậc thánh hiền có đạo đức; được người đời sau học tập noi theo. “Phúc đức tại mẫu”, như vậy cũng đồng nghĩa với việc thể hiện rõ đức hạnh của cha mẹ. Đây chính là mục đích cuối cùng của hiếu.

Ý nghĩa của đạo hiếu

Ý nghĩa của chữ Hiếu nằm ở việc “Bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ; tiếp theo là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”. Người vô đức thì không tạo dựng được chỗ đứng của bản thân. Một người có thể giữ được nhân đức, tuân theo đạo hiếu. Người như vậy sẽ biết yêu thương mọi người trong gia đình, có thể hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Một người làm được như vậy sẽ không thể trở thành kẻ nghịch tử bất hiếu. Trong công việc có thể làm tròn bổn phận, hành sự trung nghĩa, không thể trở thành kẻ tự tư vụ lợi, nhận hối lộ mà làm trái pháp luật, bán nước và trở thành hán gian; Đối với bản thân, có thẻ trở thành một bậc thánh nhân quân tử đầu đội trời chân đạp đất.

Cảnh giới của đạo hiếu

Khổng Tử chia đạo hiếu thành bốn loại: “Hiếu của thiên tử”; “Hiếu của vợ chồng”; “Hiếu của kẻ sĩ”; và “Hiếu của người dân bình thường”.

Bản vẽ sách kinh điển hiếu thảo của nhà Tống
Một phần của “Bản vẽ sách kinh điển hiếu thảo của nhà Tống” (nguồn: phạm vi công cộng)

Đối với hiếu của bậc thiên tử, Đức Khổng Tử giảng: “Ái thân giả, bất cảm ác vu nhân; kính thân giả, bất cảm mạn vu nhân. Ái kính tận vu sự thân, nhi đức giáo gia vu bách tính, hình vu tứ hải. Cái thiên tử chi hiếu dã” nghĩa là: Người có thể coi thiên hạ là nhà; coi dân chúng như cha mẹ; con cái mình mà càng thêm cung kính, yêu thương, sẽ không dám oán hận và coi thường người khác. Thông qua việc dùng nhân đức giáo hóa bách tính và trở thành tấm gương cho mọi người noi theo. Đây chính là hiếu của bậc minh quân. Cũng có nghĩa, đạo hiếu của bậc thánh nhân là lấy nhân từ, bác ái yêu thương nhân loại để tạo phúc cho chúng sinh trong thiên hạ.

Về chữ Hiếu của bách tính bình thường, Khổng Tử giảng: “Dụng thiên chi đạo, phân địa chi lợi; cẩn thân tiết dụng, dĩ dưỡng phụ mẫu, thử thứ nhân chi hiếu dã“. Ý nghĩa rằng: là một người dân thường, làm việc cần phù hợp với đạo trời; làm tròn bổn phận, không nên sinh lòng tham lam và không an phận với mọi điều đang có. Nên học cách cần kiệm giữ gìn nền nếp gia đình, phụng dưỡng hiếu kính cha mẹ. Đây chính là hiếu của người dân thường.

Cũng chính là muốn nói, hiếu của người dân thường là lấy việc an lạc của mình và gia đình, phụng dưỡng cha mẹ là đạo hiếu. Tóm lại, mục đích căn bản của đạo hiếu chỉ có hai từ chính là nhân đức – từ bỏ, khắc chế dục vọng bản thân và thuận theo thiên lý, lẽ trời.

Hàm nghĩa chân thực của câu nói “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”

Điển tích của vua Thuấn

Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tạm dịch: Bất hiếu có ba điều, vô hậu là lớn nhất). Câu nói có xuất xứ trong Mạnh Tử-Lý Lầu thượng. Nguyên gốc như sau: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại. Thuấn bất cáo nhi thú, vi vô hậu dã. Quân tử dĩ vi do cáo dã”, tạm dịch: Trong ba điều bất hiếu, không có người nối dõi là lớn nhất. Thuấn không báo mà lấy vợ, là không làm tròn bổn phận hậu bối. Quân tử cho rằng có bẩm báo cũng như không.

Thông qua việc nghiên cứu nhiều nguyên bản, cách giải thích chính xác của đoạn này là: Biểu hiện của bất hiếu có rất nhiều; nhưng không làm tròn bổn phận của bậc hậu bối là tội lớn nhất. Khi vua Thuấn lấy vợ không bẩm báo với cha mẹ, là không làm tròn bổn phận của hậu bối. Tuy nhiên người quân tử nhìn nhận; mặc dù vua Thuấn không bẩm báo; nhưng có hay không cũng không có gì khác biệt (Vì việc vua Thuấn lấy vợ là sau khi vua Nghiêu kiểm tra đức hạnh mới quyết định gả con gái cho. Hơn nữa lúc này cha mẹ vẫn còn thành kiến với Thuấn, nên bẩm báo với họ không có lợi ích gì)

Cách hiểu sai của người đời sau

Hiếu kinh rõ ràng viết: “Thuấn bất cáo nhi thú, vi vô hậu dã.” Nhưng lại có người cứ một mực giải thích câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” này thành: Một mực thuận theo, nhìn thấy sai lầm của cha mẹ mà không khuyên giải; khiến cha mẹ thành kẻ bất nghĩa là điều bất hiếu thứ nhất. Gia cảnh bần hàn, cha mẹ cao tuổi; bản thân lại không ra làm quan hưởng bổng lộc mà phụng dưỡng cha mẹ, đây là điều bất hiếu thứ 2. Không lấy vợ sinh con, đoạn tử tuyệt tôn, đây là điều bất hiếu thứ 3. Trong ba điều bất hiếu đó, đoạn tử tuyệt tôn là tội bất hiếu nặng nhất.

Có thể khiến cho các bậc sinh thành cảm thấy vui vẻ hạnh phúc sẽ quan trọng hơn gấp nhiều lần việc ăn no mặc ấm.
Có thể khiến cho các bậc sinh thành cảm thấy vui vẻ hạnh phúc sẽ quan trọng hơn gấp nhiều lần việc ăn no mặc ấm. (Ảnh: miền công cộng)

Cách giải thích “Trong ba điều bất hiếu đó, đoạn tử tuyệt tôn là tội bất hiếu nặng nhất”; Sai lầm này thoát ly khỏi bản chất của chữ Hiếu và lòng nhân đức. Việc dùng hình thức mà bàn luận, phán xét về đạo hiếu đã khiến rất nhiều người lầm tưởng rằng không kết hôn; không có con tế tự là sự bất hiếu lớn nhất.

Nếu theo lô-gic này thì một người dẫu là kẻ thổ phỉ lưu manh; hay là kẻ lừa đảo vô lại thì chỉ cần sinh cho cha mẹ họ một đứa cháu là sẽ được coi là đại hiếu rồi sao? Điều này rõ ràng là trái với tinh thần và tư tưởng của Khổng Tử như “Trừ bỏ bỏ dục vọng của con người; thuận theo thiên lý” (khứ trừ nhân dục, thuận hồ thiên lý); “Tam cương ngũ thường”. Cách nói này cũng hoàn toàn không có lý. Cách giải thích “vô hậu vi đại” là không có con thờ tự là tội bất hiếu lớn nhất; là một kiểu bẻ cong và hiểu lầm tư tưởng lý luận của bậc thánh nhân.

Hàm nghĩa chân thực của chữ Hiếu là tu dưỡng tâm tính

Người đời sau lại truyền nhau cách giải thích sai lầm này. Nhưng cũng có một số người cứ nhất thiết phải giải thích theo nguyên văn; bám vào bề mặt câu chữ. Như vậy câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” có thể hiểu như sau: Không thể phụng dưỡng cha mẹ và yêu mến người thân là điều bất hiếu thứ nhất; không thể phụng sự quân vương (giữ tròn chức trách, làm việc trung nghĩa) là điều bất hiếu thứ 2; không thể lập thân, hành đạo và trở thành bậc hiền nhân quân tử có đạo đức là điều bất hiếu thứ 3. “Vô hậu vi đại” là chỉ người không có hậu đức, không được người đời sau tôn trọng, học tập và noi theo.

Dẫu sống trong thời đại nào, dù thời cổ xưa hay thời hiện đại; thì chữ Hiếu vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân phẩm của mỗi người; sự hài hòa trong gia đình và sự ổn định ngoài xã hội. Chữ Hiếu không chỉ gói gọn trong những người thân thiết, ruột thịt mà được mở rộng ra với tất cả mọi người trong xã hội. Bởi lẽ cái gốc của chữ Hiếu là sự tu dưỡng tâm tính của con người; luôn yêu thương, che chở và lo nghĩ cho người khác.

Theo Secretchina

x