Cầm trên tay đơn thuốc, dẫn con ra về trong buổi chiều muộn, con hỏi tôi: “Con bị tâm thần hả mẹ?” Nghe 2 chữ “tâm thần” mà nước mắt tôi chảy dài. Một hành trình gian nan cùng con vượt qua chứng rối loạn nhân cách ranh giới cũng bắt đầu từ ngày hôm đó.
Khi con gái ra đời, được ngắm nhìn nụ cười hồn nhiên của con, những giây phút con được ông bà nội yêu thương chiều chuộng, con cất tiếng gọi bi bô ba mẹ đầu tiên, con nhút nhát khi gặp người lạ… những khoảnh khắc hạnh phúc đó sẽ luôn ở trong ký ức của tôi.
Nhưng tổ ấm yêu thương tưởng không gì chia lìa được đó đã tan vỡ khi con gái tôi vào lớp 1, tôi và chồng ly dị nhau. Từ đây con gái tôi như trở thành một người khác: Con ít nói, không giao tiếp với người ngoài nhiều.
Tôi bận lo toan cho cuộc sống nên không chú ý đến con được nhiều, cứ cho thế là bình thường. Đến năm lớp 6 con tôi chuyển sang ở với ông bà nội để tiện đi học cấp 2. Năm lớp 9 mặc dù con đã lớn hơn rồi nhưng vẫn không hòa đồng với các bạn trong lớp, con chỉ chơi duy nhất với một bạn tên là Khánh Hà. Lên cấp 3 con chuyển sang trường mới và có nhiều bạn hơn, tôi cũng không thấy có gì lạ, cho đến ngày hôm đó…
Nội dung chính
“Nếu bây giờ con chết thì chắc mẹ không còn buồn nữa đúng không?”
Đó là vào lúc 19h00 ngày 27/01/2022 (25/12/2021 âm lịch), tôi nhận được cuộc gọi điện thoại của con gái, nói rằng: “Nếu bây giờ con chết thì chắc mẹ không còn buồn nữa đúng không?” Tôi hốt hoảng hỏi con đang ở đâu và gọi lại mấy cuộc thì con không nhấc máy.
Đến cuộc gọi thứ 6 thì ở đầu bên kia có giọng của cháu Hà (bạn thân con gái tôi) trả lời, cháu nói là đang cùng với Linh (con gái tôi) ở trên tầng 27 của khu chung cư Times City: “Linh có vấn đề về sức khỏe tinh thần, bạn ấy bị mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất nhưng không biết tâm sự với ai, chắc cô phải đưa bạn ấy đi khám, hôm nay tâm trạng của bạn ấy rất tệ?”
Tôi nghe mà bàng hoàng, sao con tôi lại bị như thế từ lúc nào mà tôi không biết? Tôi thu xếp công việc, nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý. Sau hơn 1 giờ đồng hồ thăm khám, bác sĩ nói con tôi cần làm một số trắc nghiệm để kết luận.
Trong lúc con đi trắc nghiệm, bác sĩ đã trao đổi với tôi về tình hình của con, bác sĩ nói con tôi đã nhiều lần tự sát nhưng may mắn là không thành, dùng nhiều cách khác nhau, như lấy dao rạch tay, uống thuốc ngủ của bà nội… và gần đây nhất là định nhảy lầu tự tử. Bác sĩ giải thích với tôi rằng đây là một căn bệnh về tinh thần với những cảm xúc cực độ dễ dẫn đến gây hại cho bản thân, nếu cứ để nhiều lần tự hại bản thân lặp đi lặp lại thì bệnh nhân sẽ đạt được mục đích cuối cùng là tìm đến cái chết.
Tôi nghe mà như muốn rụng rời tay chân, không nói được lời nào. Sau trắc nghiệm, bác sĩ kết luận con tôi bị rối loạn nhân cách ranh giới, yêu cầu nhập Viện Sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai, cần có người giám sát, bảo hộ 24/24.
Đưa con vào nhập viện, tôi thấy cửa sổ của tất cả các buồng bệnh đều có song chắn, hành làng và cầu thang có hàng rào bảo vệ, trong đầu tôi nghĩ: “Nếu không bị tâm thần mà đi vào đây thì cũng thành tâm thần mất”. Tôi lấy lý do là sát Tết, muốn xin cho cháu điều trị ngoại trú 10 ngày, tôi cam kết bảo hộ cháu 24/24 thì mới được bác sĩ đồng ý.
Quá trình điều trị bệnh đầy gian nan
Gia đình tôi từ ngỡ ngàng, bàng hoàng, sau thì cũng dần thích nghi, trong 10 ngày Tết, tôi dành 100% thời gian cho con. Con tôi uống thuốc không quen nên ngủ li bì cả ngày, thức dậy ăn được chút cơm rồi lại ngủ tiếp; tâm trạng lúc nào cũng buồn bã, uể oải. Cả gia đình tôi ngày Tết lúc nào cũng đủ 10 người, quây quần ở bên để động viên con.
Tôi tìm hiểu trên internet về chứng rối loạn nhân cách ranh giới thì thấy người mắc bệnh này có cảm xúc và hành vi bất ổn định. Có lúc rất vui, nhưng lúc sau lại rất tồi tệ. Người thân của người bệnh thường sẽ bị sốc, ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sự thay đổi cảm xúc nhanh chóng của người bệnh khiến những người xung quanh khó hiểu và không phản ứng kịp. Vậy nên tôi nghĩ, quan trọng nhất đối với con lúc này đó là môi trường sống và những người thân xung quanh.
Qua 10 ngày điều trị, đến ngày đi khám lại, con tôi cởi mở chia sẻ với bác sĩ, nên bác sĩ cũng yên tâm và tiếp tục điều chỉnh thuốc cho điều trị tại nhà nhưng vẫn phải có người bảo hộ. Tôi cũng xác định đây là một cuộc chiến lâu dài chứ không phải là bệnh cấp tính mà có thể giải quyết ngay được. Và tôi lại nghĩ phải có 1 kế hoạch, đầu tiên mình nên làm gì? Tiếp theo như thế nào? Sau một hồi suy nghĩ, tôi quyết định đi tìm bác sĩ tâm lý.
Tìm bác sĩ tâm lý
Tôi được thầy giáo ở trường cấp II của con giới thiệu cho một chuyên gia tham vấn tâm lý đã từng du học ở Mỹ, là thành viên của Hiệp Hội Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Anh Quốc (BACP), khi gặp vị bác sĩ này, tôi có linh cảm bác sĩ sẽ phù hợp với con tôi nên đã đăng ký một liệu trình thử nghiệm với kinh phí không nhỏ. Thời gian đưa đón 2 buổi/tuần, chờ đợi 1 giờ đồng hồ tham vấn, nhưng một thời gian sau bệnh tình vẫn không giảm. Tôi vừa chán nản mà cũng không còn đủ điều kiện để kéo dài thêm nữa, nên đành cho con ngừng liệu trình đó lại.
Liên hệ với nhà chùa
Tôi chợt nghĩ đến nhà chùa, có khi nơi đó sẽ giúp được con tôi. Tôi đã đi đến một ngôi chùa ở Sơn Tây và xin cho con tham gia khóa tu mùa hè 10 ngày, con sẽ ở trong đó cùng với các bạn, cách ly hoàn toàn với gia đình, không dùng điện thoại, mặc quần áo nhà chùa, hàng ngày đọc kinh sách, tu luyện, tham gia các hoạt động ở chùa. Còn tôi thì sẽ xin nghỉ phép, lên chùa làm công quả, quét sân, nấu cơm để đồng hành cùng con.
Tôi suy nghĩ như thế, nhưng vừa trình bày tình trạng của con thì nhà chùa từ chối thẳng thừng, không nhận, vì tinh thần con tôi không ổn định, nhà chùa không đảm bảo được là đêm hôm con tôi sẽ làm gì?
Mua thú cưng cho con làm bạn
Một ý nghĩ lại lóe lên trong đầu tôi: “Sao không mua thú cưng cho con làm bạn?” Nghĩ là làm, tôi liên hệ nhờ bạn tìm 1 con chó, tôi đang phân vân không biết chọn con chó màu lông nào? Tôi hỏi con gái thì con yêu cầu 1 con chó poodle màu đen tuyền để làm bạn.
Sau 2 tháng đặt hàng tôi cũng mua được con chó như con tôi mong muốn. Chơi được 3 hôm, con tôi không chăm và huấn luyện khiến chó đi vệ sinh khắp nhà, gia đình ai cũng phản đối. Tôi bị áp lực nên đành phải gửi con chó cho anh bạn hiệu cắt tóc để thỉnh thoảng con ra chơi. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng phải cho người ta con chó đó.
Tham gia câu lạc bộ thể dục để cải thiện sức khỏe
Thấy con tôi ngày càng yếu, tôi lại nghĩ đến việc cho con tham gia câu lạc bộ để cải thiện sức khỏe. Tôi đăng ký mua thẻ tập gym để con tham gia tập luyện với huấn luyện viên. Nhưng cũng chỉ được 5 hôm thì con lại không đi tập nữa, mặc dù các huấn luyện viên nhiệt tình và động viên liên tục. Con tôi dễ thích nhưng cũng mau chán.
Con tôi bị bệnh vậy nhưng vẫn đi học bình thường, tuy nhiên tôi thấy con hay phàn nàn về giáo viên và một số bạn trong lớp. Cô giáo cũng thường xuyên nhắn tin cho tôi nói rằng con tôi hay ngủ gật, bỏ giờ học, quên sách vở; con tôi bị liệt vào danh sách cá biệt của lớp. Khi tình trạng bệnh trầm trọng hơn, còn còn sử dụng cả thuốc lá điện tử, thích uống rượu.
Tôi nhiều lần được cô giáo gọi điện và mời đến trường để nói về tình trạng học tập và tính cách của con. Cô giáo cũng cảnh báo với tôi, là nếu nhà trường có được hình con tôi hút thuốc lá và uống rượu trong trường thì con sẽ bị đuổi học ngay lập tức; tôi cũng phải làm đơn cam kết để mong cô giáo và nhà trường tạo điều kiện. Trong thâm tâm tôi thì sức khỏe là trên hết, nếu con không đi học được thì tôi sẵn sàng xin nghỉ để chữa bệnh cho con, khi khỏe mạnh thì học sau cũng được.
Phật Pháp nhiệm màu mang đến điều kỳ diệu
Với tâm tính bất ổn cộng với áp lực ôn thi lớp 12 nên tình trạng bệnh càng trầm trọng, con tôi vẫn thường xuyên mất ngủ, không ăn được nhiều. Tôi đã tìm nhiều cách để chữa bệnh cho con, gặp nhiều bác sĩ, nhưng cuối cùng vẫn là phải uống thuốc an thần.
Cho đến một ngày con tôi được biết đến Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) nhờ gia đình một bạn học cùng lớp đã tu luyện được 6 năm. Sau khi biết con tôi có vấn đề về sức khỏe tinh thần, gia đình bạn đó đã hỗ trợ và giúp đỡ con tôi luyện tập. Để việc chữa bệnh có hiệu quả nên tôi cũng học để con có người đồng hành.
Thời gian đầu con tôi chưa tập trung lắm, phải nghe 3 tháng mới hết 9 bài giảng, mỗi ngày chỉ nghe một ít. Nhưng con vẫn được tịnh hóa thân thể, nhiều lần đi ngoài lỏng, có lần khá nặng, tôi sợ quá phải cho con đi bệnh viện, nhưng không tìm ra bệnh gì. Về sau con tôi cũng biết đó là khảo nghiệm tín tâm trong tu luyện nên cháu tự vượt qua được.
Nghe xong bài giảng thứ 4 thì con tôi ngủ ngon hơn và không mơ thấy ác mộng nữa; cũng không nghe thấy những tiếng nói nhỏ trong đầu như là “mày phải chết” nữa. Sau khi nghe xong 9 bài giảng thì con tôi ăn thấy ngon miệng hơn, ngủ tốt, tuy thỉnh thoảng vẫn còn một số suy nghĩ tiêu cực. Mặc dù bận ôn thi tốt nghiệp lớp 12 nhưng con tôi luôn ưu tiên học Pháp (đọc Kinh sách Đại Pháp) trước rồi mới học bài.
Tôi tìm được một điểm luyện công ở gần nhà (hồ Đầm Hồng), và ngày nào hai mẹ con tôi cũng dậy sớm để ra đó luyện công. Có hôm con nói với tôi: “Trời lạnh như thế này nếu mình không ra điểm luyện công thì bác cầm đài luyện công đi một mình hả mẹ?” Cháu đã biết suy nghĩ và quan tâm nhiều hơn đến người khác.
Bà ngoại, bà nội, cậu mợ, mọi người trong nhà rất vui vì sự thay đổi của con tôi, phải nói là thay đổi 180 độ. Từ một đứa trẻ luôn trách móc, phàn nàn và oán hận những người thân xung quanh thì nay con tôi đã hòa đồng hơn, con chủ động hỏi và quan tâm, giúp đỡ mọi người. Từ chỗ hay tị nạnh, hắt hủi em gái, không cho nằm cạnh mẹ, thì nay con đã hòa nhã với em, giúp mẹ chăm em, dạy em khi mẹ vắng nhà; em gái từ chỗ sợ chị thì nay lại rất yêu quý chị.
Con tôi cũng vượt qua được kỳ thi Tốt nghiệp, cùng với điểm tiếng Anh IELTS đạt 6,5, con đủ điểm đăng ký vào Trường Đại học Mở, Khoa Du lịch và Lữ hành.
Sáng nay như bao buổi sáng bình thường khác, chợt con gái tâm sự với tôi: “Mẹ ơi từ ngày học Pháp Luân Đại Pháp con không phải tốn tiền đi bệnh viện, không mất học phí để học Pháp, luyện công. Vi diệu quá mẹ à!” Tôi nghe mà cảm xúc dâng trào, những ngày tháng vật vã, đau khổ cùng con đã kết thúc, tôi giờ có thể yên tâm về con được rồi.
Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại 090 2114 978, tôi tên là Nguyễn Thị Thúy Hà (sinh năm 1978), ở phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
(Thùy Linh, Chân Chân ghi lại theo lời kể của nhân vật)