Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Bước ngoặt cuộc đời của cụ bà giúp việc ở tuổi 77

06/07/21, 17:41
Bước ngoặt cuộc đời của cụ bà giúp việc ở tuổi 77
Hết đắng cay rồi đến ngọt bùi, cuối cùng bước ngoặt cuộc đời của bà cũng đến (ảnh nhân vật cung cấp)

Bà Nguyễn Thị Cúc sinh năm 1944, quê tại Ninh Giang, Hải Dương, hiện tại đang làm nghề giúp việc. Cuộc đời bà khổ cực từ nhỏ đến lớn, không khi nào nhìn thấy được một chút ánh sáng hy vọng. Nhưng đúng là ‘hết đắng cay lại đến ngọt bùi’, cuối cùng thì bước ngoặt cuộc đời của bà cũng đã đến…

Cuộc đời cơ cực từ nhỏ

Bà kể rằng: Cuộc đời của bà cơ cực, bất hạnh từ bé. Mẹ mất sớm khi em trai mới được một tháng tuổi, còn bà thì ba tuổi. Hai chị em phải ở với bà ngoại. Năm bà lên 9 tuổi, bố lấy vợ hai. Bà về ở với mẹ kế, nhưng cảnh mẹ kế con côi khiến chị em bà không mấy ngày vui vẻ…

Năm 12 tuổi, bà bỏ nhà đi lang thang lên khu chợ Lớn Hải Dương. Bà may mắn gặp được một gia đình tốt bụng mang về nuôi. Bà hàng ngày nấu cơm, dọn nhà giúp gia đình họ. Ở được mấy tháng, có một ông đánh xe ngựa quê ở Gia Lộc, dỗ bà về nhà ông bế em và nấu cơm. Bà ở đó một thời gian thì gia đình bắt về, bà lại lên ở với bà ngoại.

Đến tuổi lấy chồng, bà bị ép lấy người không yêu. Khi về nhà chồng lại vô cùng khổ cực. Nhà chồng nghèo, bố mẹ cũng mất hết, phải nương nhờ nhà chú. Bà được hai người con, đến năm 1965, chồng bà đi bộ đội, 7 năm sau thì về chế độ mất sức, thương binh hạng 2/4. Lúc này ông bà có thêm 2 người con nữa, nhưng hai ông bà đều không hợp nhau.

Người con trai út bị bệnh lạ

Người con trai út của bà hay ốm đau từ bé. Lớn lên đột nhiên mắc bệnh nửa âm nửa dương, không khôn cũng không dại, lúc nhớ lúc quên, lúc uống nước sôi lúc lại uống nước lã, nhìn người là sợ… Bà đã đi lễ bái khắp nơi, chữa trị cả Tây Y, Đông Y, tâm y, lập cả điện để thờ cúng. Sau 5 năm ốm đau như vậy, thì đột nhiên con bà khỏi bệnh, rồi lấy vợ sinh con. Nhưng hiện giờ bệnh tình lại trở lại, tính khí nóng nảy thất thường. Bà buồn nhiều về các con.

Bước ngoặt cuộc đời; Bước ngoặt mới của cuộc đời; Những bước ngoặt của cuộc đời
Đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng bà vẫn phải vất vả mưu sinh (ảnh nhân vật cung cấp)

Năm bà ngoài 60 tuổi, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà quyết định đi giúp việc cho gia đình nhà người ta. Sau 7 năm giúp việc trên Hà Nội, năm 2018 bà về Hải Dương tiếp tục xin vào làm giúp việc cho đến tận bây giờ.

Lúc nào bà cũng muốn tự tử

Không hiểu ý nghĩ tự tử rót vào đầu bà khi nào, nhưng lúc nào bà cũng nghĩ đến tự tử. Bà tìm mọi cách, chuẩn bị các dụng cụ có thể tử tự được. Khi bà đi qua cầu, nhìn thấy xa xa có bãi đất bồi hoặc bãi cát, bà nghĩ rằng: “Ra đó đào một cái hố sâu, có thể dễ dàng tự tử ở trong cái hố đó mà không ai biết. Mình chỉ cần chuẩn bị một cái xẻng, cái dây là xong”.

Khi nhìn thấy một đoạn dây đẹp, bà đều cất đi để dành. Bà nghĩ rằng dùng dây này là thích hợp cho việc ấy. Bà không phát hiện ra rằng, tất cả những ý nghĩ ấy đều là điên rồ, mất hết ý trí. Bà chỉ nghĩ đơn giản rằng: “Mình khổ quá, sống làm gì nữa, chết quách đi cho xong”. 

Cuộc đời là những bước ngoặt; Cuộc đời là những bước chân; Cuộc đời sang trang mới
Cuộc sống quá khổ cực khiến bà thường xuyên nghĩ đến việc tự tử (ảnh nhân vật cung cấp)

Nhất là sau khi sức khỏe của bà ngày một giảm sút. Hạch mọc ở cổ đã 20 năm, tuy là u lành đã phẫu thuật nhưng rồi nó lại mọc 4 cái hạch ở cổ. Hai chân bà luôn đau buốt, lúc nào cũng như khụy xuống. Rồi còn bệnh trĩ hành hạ, làm cho bà càng buồn chán. Những lúc như thế bà luôn nghĩ đến việc kết thúc sinh mệnh.

Bước ngoặt cuộc đời khi ở độ tuổi 77

Cuộc đời buồn tẻ của bà cứ thế trôi đi. Mỗi ngày bà vẫn làm mọi công việc phục vụ, nhẫn nhịn, chiều lòng những người có tiền kia. May mắn thì gặp được người chủ tốt, không may thì cũng phải vui vẻ chịu đựng. Để giúp cho tâm hồn thanh thản, bà tìm đến Pháp môn Tịnh Độ. Hàng ngày bà đều niệm chú và đọc kinh. Nhưng sau tất cả, bà vẫn không thể thanh thản. Ý nghĩ muốn quyên sinh luôn xuất hiện và bệnh tật vẫn luôn giày vò bà mỗi ngày.

Nhưng rồi bước ngoặt cuộc đời bà đã đến thật bất ngờ. Phật Pháp đã đến và đặt ngay lên tay bà, giúp bà thay đổi hoàn toàn vận mệnh của mình. Khi đang giúp việc cho nhà kia thì bà quen một cô gái trẻ cũng giúp việc cho nhà này.

Tiếp xúc với cô gái trẻ đó, bà thấy cô hay đọc chín chữ. Bà thấy hay quá bảo ghi lại để bà đọc. Chín chữ đó là: Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo. Rồi cô ấy giới thiệu Pháp môn mà cô ấy tu, chính là Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi Pháp Luân Công. Đây là môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia, lấy nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để chỉ đạo việc tu tâm tính.

Cuộc đời lật sang trang mới; Cuộc đời bước sang một trang mới; Khổ tận cam lai
Cơ duyên kỳ lạ đã giúp bà biết đến Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công

Vì bà đã tu Tịnh Độ, hiểu thế nào là kinh sách Phật, bà tin rằng có Phật. Thấy pháp môn này tu Phật nên bà cũng muốn thử đọc sách xem sao. Khi đọc hết cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp môn này, bà vô cùng chấn động, đọc đến đâu ngộ được đến đấy. Bà thấy những lời Sư Phụ Lý Hồng Chí dạy trong sách đều gần gũi, dễ hiểu, lời lẽ giản dị nhưng lại chứa đựng nội hàm thâm sâu. Vì vậy bà quyết định tu luyện theo Pháp Luân Đại Pháp.

Ban đầu, bà tu luyện không được chuyên nhất. Ban ngày thì luyện năm bài công pháp của Pháp Luân Công, sáng sớm đọc kinh Tịnh Độ, tối lại đọc sách Chuyển Pháp Luân. Cuối cùng bà ngộ ra rằng: “Phật Thích Ca chỉ giảng Pháp lúc bấy giờ thôi. Bây giờ các Pháp đều đã đi vào thời kỳ mạt rồi. Nhưng Pháp Luân Công này chẳng phải đang có Pháp, có Sư Phụ trực tiếp giảng Pháp, đó chẳng phải hơn là gì”.

Hơn nữa, bà mới tập được một thời gian rất ngắn thôi nhưng bao nhiêu điều siêu thường đã xuất hiện trên thân thể bà. Tóc bà mọc đen lại rất nhiều. Bốn cái hạch thì teo đâu mất ba cái, giờ chỉ còn một. Chân không còn thấy đau nữa. Bệnh trĩ khó chịu cũng đâu mất. Đặc biệt hơn nữa là bà xuất hiện kinh nguyệt trở lại (đúng như lời giảng trong sách Chuyển Pháp Luân). Bà hiểu rằng đây chính là Phật Pháp tối cao, đang trực tiếp độ con người. Vậy nên bà quyết định buông bỏ bên Tịnh Độ, chuyên chú vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Thân thể thay đổi, bệnh tật chuyển biến

Khổ tận cam lai là sao; Khổ tận tâm can; Đau khổ tận cùng
Chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện, sức khỏe của bà đã được cải thiện nhanh chóng (ảnh nhân vật cung cấp)

Pháp Luân Đại Pháp dạy người tu luyện luôn hướng nội tìm khi gặp bất kì mâu thuẫn nào, luôn phải biết nghĩ cho người khác, chân thành, thiện lương và nhẫn nại. Phải buông bỏ những thói quen, tâm tính xấu, đồng hóa với nguyên lý tối cao Chân – Thiện – Nhẫn. Bà hiểu rằng mình cần phải tu nghiêm túc và đề cao tâm tính. Bà bắt đầu thay đổi trong chính ngôi nhà mà mình giúp việc.

Bà sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và thời gian tu luyện. Bà dậy từ 3h30ph sáng để luyện công. Đến 5h bà đi đun nước, dọn dẹp, giặt quần áo, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bà làm việc nhà cả ngày, tranh thủ giờ trưa, tối muộn mới đọc sách. Bà đề cao tâm tính trong mọi mâu thuẫn, lời nói và việc làm.

Bà chăm chỉ làm việc, luôn gọn gàng sạch sẽ. Tiền thừa đi chợ hay tiền gia chủ quên trong túi quần áo, hay vương trong nhà, bà không bao giờ lấy dù là một nghìn. 

Đắc được Đại Pháp là bước ngoặt cuộc đời của bà

Bước ngoặt cuộc đời của cụ bà giúp việc ở tuổi 77
Bà đã tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình (ảnh nhân vật cung cấp)

Bà nói rằng, từ ngày đắc được Pháp trân quý này, bà luôn luôn vui vẻ, thấy cuối đời đã có ý nghĩa hơn. Bà không còn nghĩ đến tự tử và cái chết nữa. Thân bà đã hết bệnh, tâm bà thanh thản vì đã có Phật bảo hộ cho bà trên con đường tu luyện. Bà sẽ quyết tâm tu luyện để theo Sư Phụ về ngôi nhà không còn khổ đau nữa.

Sau khi lắng nghe và viết lên câu chuyện của bà, trong tôi dâng lên niềm cảm phục. Vài câu ngắn ngủi viết ở đây, đúc kết lại câu chuyện đời bà Cúc thì cảm thấy đơn giản, nhưng đúng là cuộc đời của bà có quá nhiều nỗi khổ đau. 

Bây giờ, bà đã đắc được Đại Pháp, đây đúng là bước ngoặt cuộc đời của bà. Dù con đường tu luyện là gian khổ và gập ghềnh nhưng đổi lại là quả vị, viên mãn tốt đẹp. Thật mừng cho bà Cúc và mừng cho những ai có duyên biết đến Đại Pháp!

Bạn muốn nghe chia sẻ, xin trực tiếp liên hệ tới bác Cúc qua số điện thoại: 096 2553170.

x