Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Đã buông xuôi theo “sinh lão bệnh tử”, nhờ Đại Pháp mà lội ngược dòng

29/07/24, 14:03
Đã buông xuôi theo “sinh lão bệnh tử”, nhờ Đại Pháp mà lội ngược dòng
Bác Thấng như được Đại Pháp ban cho một cuộc đời mới (ảnh nhân vật cung cấp)

“Sinh lão bệnh tử” đã là quy luật thế gian mà khó ai cưỡng lại được; bác Thấng khi thấy “cái già sầm sập kéo đến” thì cũng đành phải chấp nhận chuyện này và đã sắp đặt mọi thứ chu toàn, chỉ chờ ngày ra đi… Nhưng rồi duyên may đã đến với bác.

Tuổi già đến nhanh, đã chuẩn bị sẵn hậu sự

Bác Phạm Huy Thấng (sinh năm 1948, ở Hà Nội) vốn là người vô thần, không tin vào chuyện tâm linh, Thần Phật. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, bác về dạy môn Vật lý cấp 3; cũng vì vậy mà bác lại càng tin vào khoa học hơn. Bác chọn lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thể thao; bác còn tập cả dịch cân kinh, suối nguồn tươi trẻ, phương pháp nào tốt cho sức khỏe thì bác đều tìm hiểu và học.

Nhưng tuổi già đến nhanh khiến bác trở tay không kịp. Năm 2009, khi vừa về hưu thì bệnh tật đột nhiên xuất hiện rất nhiều, bác bị xuất huyết đáy mắt, đi khám thì bác sĩ nói vẫn còn may mắn vì bác bị xuất huyết đáy mắt do huyết áp cao chứ không phải vì tiểu đường, hơn nữa máu trong đáy mắt không vào điểm vàng, nên đỡ nguy hiểm hơn; nếu không thì bác có thể bị mù hẳn; nhưng bệnh này cũng khiến mắt bác kém đi rất nhiều, đọc chữ rất khó khăn.   

Về sau bác còn bị thêm rối loạn nhịp tim, động mạch vành, tắc tĩnh mạch, mất ngủ, tiểu đường, ù tai (trong tai lúc nào cũng có tiếng ve cồ cộ kêu). Trước đây mỗi ngày bác đều đi bộ khoảng 10km, nhưng sau đó dần dần chân bác không đi như vậy được nữa, thậm chí muốn lên cầu thang bác còn phải đu tay vịn để bước đi.

Toàn bộ cơ thể cứ dần dần suy sụp, bác Thấng biết rằng đây chính là quy luật “sinh lão bệnh tử” ở đời người, ai rồi cũng phải trải qua như vậy, không thể làm cách nào khác được. Vậy nên bác cũng lo dần hậu sự, làm những việc cần làm khi còn có thể; bác xây dựng nhà cửa cho ổn định, lo mồ mả cho tổ tiên. Bác còn được dòng họ giao phó cho việc viết gia phả, bác phải đi khắp nơi từ Hà Giang cho đến tận mũi Cà Mau để thu thập thông tin. Bác cũng chuẩn bị sẵn một phần đất để làm mộ cho mình, viết di chúc. Đến năm 2012 thì bác đã hoàn thành tất cả, chỉ chờ ngày ra đi…

Trải nghiệm kỳ tích, thay đổi quan niệm

Với tình trạng sức khỏe của mình, bác Thấng nghĩ bản thân sẽ khó qua được năm 2015, nhưng một kỳ tích đã xảy ra, khiến bác thay đổi quan niệm của mình, từ vô thần thành hữu thần. 

Ngày 5/11/2013, một người bạn cũ ghé thăm bác Thấng; chỉ 2 năm không gặp mà bác Thấng thấy bạn của mình trẻ ra rất nhiều, thoạt đầu bác còn không nhận ra. Hỏi thăm mới biết bạn của bác tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), bác như thấy được một tia hy vọng cuối cùng, nên mới nhờ người bạn hướng dẫn cho mình học.   

Nhưng vì vẫn ôm giữ quan niệm vô thần cố hữu, nên bác học mà không tin. Hàng ngày bác chăm chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Đại Pháp) và tập 5 bài công pháp, nhưng bác vẫn không hiểu gì về tu luyện, mà chỉ coi đây như là một môn tập để cho khỏe người. Trong lòng bác chưa có sự kính ngưỡng đối với Sư phụ Đại Pháp (Đại Sư Lý Hồng Chí), bác cũng chưa coi vị Đại Sư ấy là thầy của mình. Sau 10 tháng tập luyện, cơ thể bác không có gì thay đổi, tinh thần cũng không có gì cải biến.

Đã buông xuôi theo “sinh lão bệnh tử”, nhờ Đại Pháp mà lội ngược dòng
Hàng ngày chăm chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân nhưng bác Thấng vẫn chưa hiểu thế nào là tu luyện (ảnh nhân vật cung cấp)

Vì tin vào khoa học nên bác Thấng phải thấy mới tin, không thấy không tin, bác dự định sau 1 năm theo học Đại Pháp mà không thấy có hiệu quả gì thì sẽ thôi không tập nữa, mà chỉ chắt lọc lại những gì bác cho là hay và tự học theo cách riêng của mình. Đúng lúc này thì kỳ tích xảy ra!

3 giờ chiều ngày 27/8/2014, bác đi luyện công như thường ngày, khi vừa luyện được khoảng 20 phút thì tự nhiên bác thấy thân thể linh hoạt lạ thường, trong người cảm thấy có một luồng sức mạnh tiềm tại, cảm giác như được phục sinh.

Bác Thấng nhớ lại giây phút đó: “Lần đầu tiên tôi gọi Đại Sư Lý Hồng Chí là Sư phụ, mà gọi trong nước mắt. Tôi khóc một cách tự nhiên, nước mắt tràn trề, chảy xuống cả người tôi. Tôi nói ‘Sư phụ ơi, con khỏi rồi!’”

Bác xin Sư phụ cho dừng lại để kiểm tra cái cảm nhận này, và bác chạy một mạch từ tầng 1 lên tầng 4, thấy người nhẹ bẫng; trong khi đó trước đấy nếu muốn lên thì bác phải bò, đu lên từng bậc. Thực sự là quá kỳ diệu! Bác lúc này đã lập tức thay đổi quan niệm của mình, bác tin Thần Phật là có thật, những điều không nhìn thấy thì vẫn có thể tồn tại. Bác chính thức bước vào tu luyện Đại Pháp kể từ ngày hôm đó.

Lội ngược dòng “sinh lão bệnh tử”

Khoảng 1 năm sau, bác thấy toàn thân khỏe mạnh, không còn cảm giác bị bệnh tật gì nữa; mắt bác đã nhìn lại được rõ, xâu kim không cần kính; tai đã nghe được tốt, không còn bị ù như trước; những căn bệnh khác cũng dần dần biến mất lúc nào mà bác không hay. Bác không cần phải đi bệnh viện hay uống thêm bất kỳ một viên thuốc nào nữa.

Trước đây bác Thấng nghĩ chỉ cần khỏi được một căn bệnh trong số những bệnh bác đang mắc phải thôi thì tốn bao nhiêu tiền bác cũng không tiếc, vậy mà tu luyện Đại Pháp bác lại khỏi được hết bệnh mà không phải tốn một đồng nào, sống an nhiên tự tại; nên không thể dùng từ gì mà diễn tả được niềm cảm ân của bác đối với Đại Pháp.

Đã buông xuôi theo “sinh lão bệnh tử”, nhờ Đại Pháp mà lội ngược dòng
Bác Thấng đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Về sau, vợ (Tiến sĩ Ngôn ngữ học), con gái, anh trai và chị dâu của bác cũng bước vào tu luyện Đại Pháp, và mọi người cũng thu được rất nhiều lợi ích.

Giờ đây, gần 80 tuổi, nhưng bác vẫn có thể lái xe máy đi khắp nơi để hỗ trợ cho các điểm học Pháp (đọc Kinh sách Đại Pháp) và luyện công ở địa phương. 

Bác Thấng dường như đã lội ngược dòng “sinh lão bệnh tử”, ngày càng trẻ và khỏe ra; không những thế bác còn tìm được ý nghĩa thực sự của đời người, bác nói: “Đọc Kinh sách Đại Pháp tôi hiểu được rằng, con người sinh ra cũng không phải là để sống hưởng thụ mấy mươi năm ở nhân gian rồi trở về với cát bụi, mà còn có một mục đích cao cả hơn. Mọi người có thể đọc bài viết ‘Vì sao có nhân loại’ của Đại Sư Lý Hồng Chí để hiểu được điều này.”

Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với bác Thấng qua số điện thoại 0989 789 154. 

x