Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

“Bệnh tật không cánh mà bay” nhờ môn tu luyện của Phật Gia

20/01/22, 18:46
“Bệnh tật không cánh mà bay” nhờ môn tu luyện của Phật Gia
Bệnh tật của bác Hải không cánh mà bay nhờ môn tu luyện của Phật Gia (ảnh nhân vật cung cấp)

Tuổi càng nhiều, bác Hải càng lắm bệnh tật, những loại bệnh không sao trừ dứt được, nhưng rồi chúng đều “không cánh mà bay” nhờ tu luyện Phật Pháp.

Bệnh tật khắp thân

Đến nhà bác Nguyễn Thị Hải (sinh năm 1968) ở thôn Phong Xá, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có cảm giác như đang đến một nhà trẻ tư. Bác có 9 đứa cháu trai cháu gái, đứa lớn đứa nhỏ đều qua tay bác chăm sóc.

Ai từng chăm cháu chắc cũng biết vất vả như thế nào, vậy mà bác trông mấy đứa cháu nhỏ cả ngày vẫn thấy bình thường. Nhưng đó là chuyện bây giờ, còn cách đây 5 năm thì bác Hải giống như một ‘đại lý bệnh’. Bác bị rối loạn tiền đình, thấy hoa mắt chóng mặt, lúc nào cũng thấy nhà cửa quay như chong chóng. Đến thời kỳ mãn kinh, các loại bệnh ùn ùn kéo đến: Đau dạ dày, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa… vô cùng khổ sở! 

Bệnh tật hành hạ, đau đớn liên miên. Đứng cũng đau, đi bộ thì chừng 200m đã phải ngồi nghỉ. Mà ngồi thì cũng nào có yên thân, lưng đau khủng khiếp. Đến nỗi không cả nấu cơm, quét sân, quét nhà được… 

Những việc nhẹ nhàng như vậy mà cũng chẳng giúp đỡ được chồng con. Thương chồng một mình lo lắng, gánh vác hết mọi công việc trong nhà; lại thêm vợ đau yếu suốt ngày phải nghỉ làm việc, đưa vợ đi viện mà cũng chẳng có kết quả gì. Đi viện chán rồi thì cứ nghe ai giới thiệu “thầy giỏi, thuốc hay” bác trai lại sắp xếp công việc đưa vợ đi. Chữa mãi mà bệnh vẫn hoàn bệnh… 

Được giới thiệu môn tu luyện của Phật Gia

Có người còn khuyên bác đi xem bói, xem có vận hạn gì thì nhờ thầy cúng giải hạn cho; nhưng bác không tin vào chuyện bói toán ma quỷ.

Mới gần 50 tuổi mà ốm đau bệnh tật triền miên. Bác ngồi buồn suy nghĩ tìm đủ mọi phương cách để thoát khỏi tình cảnh này thì bỗng một hôm có ông Trí (là bộ đội phục viên, anh em kết nghĩa với bố chồng bác) vào nhà chơi. Ông giới thiệu môn Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) với bác Hải. Lúc đầu bác chỉ truy cầu chữa bệnh khỏe người thôi và bác cũng muốn thử xem thế nào?

Bệnh tật không cánh mà bay; Không cánh mà bay là gì; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà; Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công (ảnh: Facebook)

Tới ngày 12 tháng 3 năm 2016 âm lịch, ông Trí và một bạn trẻ mang sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công), quyển tài liệu Sức khỏe là vàng, một đĩa hướng dẫn luyện công và quyển sách Pháp Luân công tới gặp bác. Bạn ấy hướng dẫn cách học Pháp, luyện công. Từ hôm đó bác cứ đọc quyển sách Chuyển Pháp Luân. Đọc xong cuốn sách, bác hiểu rằng đây là pháp môn tu Phật thượng thừa Phật Gia, dạy người ta sống Chân – Thiện – Nhẫn, lúc nào cũng phải làm người tốt. Khi tâm tính đề cao lên thì thân thể sẽ khỏe mạnh theo mỗi ngày.

Kiên định tu luyện, bệnh tật không cánh mà bay

Học Pháp, tự luyện công tại nhà, lúc đầu còn phải mở đĩa xem rồi luyện theo. Nhưng bác thấy cơ thể mỗi ngày một nhẹ nhàng hơn!

Chừng một tháng như vậy thì có bạn Bắc (người cùng xã) đến nhà hỏi thăm việc tu luyện và chia sẻ. Bác ra luyện công ở sân đình và học Pháp ở nhà bạn Bắc cùng mọi người trong xã. Được một thời gian mọi người chuyển sang Thụy Hòa học Pháp ở nhà anh Phước. Điểm luyện công chung mới đầu ở sân đình, sau đó chuyển ra bãi đất trống cạnh cánh đồng, rồi xuống bãi cỏ sân bóng tập, rồi đến bến ao sạch sẽ điện sáng trưng. 

Tu luyện Pháp Luân Công; Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; Cách tu luyện Pháp Luân Công; Sách tu luyện Pháp Luân Công; Môn tu luyện Pháp Luân Công
Mỗi sáng sớm bác Hải lại ra luyện công chung cùng với mọi người (ảnh nhân vật cung cấp)

Học Pháp nhóm (đọc sách Chuyển Pháp Luân và các Kinh Văn khác) 2 buổi 1 tuần, luyện công từ 4h sáng. Bài 5 tập 1 tiếng, bài 2 tập 30 phút. Dù rất đau nhưng bác cũng cố gắng theo mọi người.

Có người nói tập môn này rồi không được đi viện, chồng bác bảo: “Tập gì thì tập, nhưng ốm đau thì phải uống thuốc, đi viện!” Các con đôi lúc cũng không muốn cho bác tu luyện Pháp Luân Công. Họ nghe thông tin sai lệch rằng học môn này rồi dễ bị u mê mù quáng, không thờ cúng tổ tiên, không đi viện, không đi viếng đám ma… Nhưng khi học Pháp bác thấy họ đã hiểu không đúng về môn này. Đặc biệt là bác thấy bệnh dạ dày rồi thoát vị đĩa đệm, bệnh đau lưng, rồi các bệnh khác cứ không cánh mà bay từ lúc nào không biết. 

Sức khỏe cải thiện, gia đình êm ấm

Từ khi tu luyện bác thấy thân thể nhẹ nhàng, khỏe mạnh, làm việc rồi trông mấy đứa cháu nhỏ cả ngày mà không thấy mệt. Các cháu đều ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Cả gia đình bác lúc nào cũng vui vẻ, chan hòa niềm vui và tiếng cười chứ không như trước đây. Công việc làm ăn cũng được thuận lợi. 

Pháp Luân Công là cái gì; Pháp Luân Công là gì tốt hay xấu; Pháp Luân Công là gì; Pháp Luân Công là môn phái gì; Pháp Luân Công là tốt hay xấu
Giờ đây bác có thể trông mấy đứa cháu cả ngày mà không thấy mệt (ảnh nhân vật cung cấp)

Thấy bác khỏe mạnh, tính tình hòa ái hơn, luôn nghĩ cho người khác, nên bạn bè, hàng xóm và gia đình cũng dần dần hiểu rằng bác được như thế là nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chồng bác đi đâu cũng nói tốt về Pháp Luân Công và giới thiệu môn pháp này với mọi người. Có người cũng nhờ thế mà bước vào tu luyện.  

Tuổi trẻ nhiều ước mơ, nhưng khi về già chỉ mong khỏe mạnh sống lâu với con cháu. Bác Hải nhờ tu Đại Pháp mà bao nhiêu bệnh tật không cánh mà bay, bác mong nhiều người hơn nữa cũng biết đến pháp môn tuyệt vời này. Nếu bạn quan tâm đến câu chuyện của bác thì có thể liên hệ với bác theo số điện thoại 0986 815 780. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.

Xem thêm video:

x