Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Trải nghiệm của một nhân viên y tế chuyên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ

03/09/21, 16:15
Trải nghiệm miễn nhiễm của một chuyên viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ
Cổng bệnh viện nơi chị Hạnh làm việc và chị Hạnh trong bộ đồ bảo hộ (ảnh NTDVN)

Một nhân viên y tế chuyên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng tại Mỹ trong gần 2 năm nhưng chưa từng bị nhiễm bệnh, đâu là bí quyết của chị?

Chị Lê Mỹ Hạnh, sinh năm 1982, hiện đang sinh sống tại thành phố Cincinnati tiểu bang Ohio nước Mỹ. Chị là một chuyên viên hô hấp (respiratory therapist) tại bệnh viện University Medical Center of Cincinnati, bệnh viện hiện đại và lớn nhất thành phố nơi chị đang ở.

Đặc thù công việc khiến chị phải thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19 nhưng chị vẫn không hề bị lây nhiễm. Báo NTD Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với chị Hạnh để mong được chị chia sẻ kinh nghiệm miễn nhiễm với Coronavirus.

Khi đại dịch bắt đầu

Phóng viên (PV): Chị có thể cho độc giả biết về công việc hiện tại của chị ở bệnh viện và thời kỳ đầu khi tiếp nhận chăm sóc bệnh nhân Covid-19?

Chị Lê Mỹ Hạnh: Công việc của tôi là hỗ trợ bệnh nhân thở máy, điều chỉnh máy thở để cung cấp đủ hàm lượng oxy và cân bằng khí CO2 trong máu, giúp bệnh nhân hồi phục. Đây là bộ phận chuyên dành cho các bệnh nhân nặng.

Trong bệnh viện, chuyên viên hô hấp như tôi sẽ là tuyến đầu chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tôi đảm nhận rất nhiều công việc trong các bộ phận, từ cấp cứu, hồi sức tích cực, chăm sóc đặc biệt, tai mũi họng đặc biệt… Công việc của tôi là trợ giúp bác sĩ luồn ống thở cho bệnh nhân và kết nối bệnh nhân với máy thở. 

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân covi-19; Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân covid-19; Chăm sóc bệnh nhân covid tại nhà
Máy bay trực thăng của bệnh viện đi đón những ca bệnh nhân nặng (ảnh NTDVN)

Tôi sẽ là người theo dõi và điều khiển máy thở; lấy máu bệnh nhân để kiểm tra hàm lượng oxy và CO2 trong máu, giúp bệnh nhân thở máy dễ dàng hơn và mau chóng hồi phục.

Khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán và chưa lan tới Mỹ, bệnh viện chỗ tôi mọi người bàn luận theo nhiều phương diện khác nhau. Ví dụ có người cho rằng bệnh này cũng như cúm mùa; có người thì cho rằng nó sẽ lây lan rất nhanh nên phải cẩn thận. 

Bệnh viện đã có những chuẩn bị trước cho đại dịch Covid-19

Chị Lê Mỹ Hạnh: Cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2020, khi Ý và các thành phố khác trên nước Mỹ có các ca lây nhiễm Covid-19 thì bệnh viện chỗ tôi mới bắt đầu có thay đổi. Ví dụ như phải đóng cửa phòng mổ để tiết kiệm thiết bị y tế. Phòng chăm sóc đặc biệt (hậu phẫu) sau mổ phải ngừng lại để dùng cho bệnh nhân Covid-19. Phòng cấp cứu mở riêng một con đường dành cho các bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã dương tính với Covid-19. Khi đó bệnh viện đã có rất nhiều thay đổi.

Khi dịch mới bùng phát thì ở thành phố chúng tôi chưa có nhiều ca nhiễm Covid-19. Luật giới nghiêm của thành phố làm cho bệnh viện trở nên vắng vẻ và không bận rộn như trước. Vì cả thành phố đóng cửa nên các vụ tai nạn cũng không xảy ra nhiều. Những người bị bệnh nhẹ cũng không dám đến bệnh viện vì sợ bị nhiễm dịch. Các nhân viên y tế cảm thấy khá bình yên, họ không hề biết một cơn giông tố đang dần kéo đến.

Chăm sóc bệnh nhân covid thở máy; Chăm sóc bệnh nhân mắc covid; Bệnh nhân covid nặng
Chị Hạnh chuẩn bị công việc với chiếc máy trợ thở (ảnh NTDVN)

Mỗi ngày ở bệnh viện chúng tôi đều có những quy định mới được đưa ra để phòng ngừa Covid-19 như: Rửa tay, diệt khuẩn, đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ, diệt khuẩn cho dụng cụ y tế cũng phải kỹ càng hơn… ai cũng cố gắng giữ vệ sinh để giảm khả năng lây nhiễm giữa các nhân viên y tế trong bệnh viện.

Dịch bệnh nghiêm trọng lên từng ngày

PV: Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, chị và các nhân viên y tế trong bệnh viện đã đối mặt với hoàn cảnh đó như thế nào?

Chị Lê Mỹ Hạnh: Một ngày khi tôi đang làm việc ở phòng cấp cứu thì tổng đài của bệnh viện nhận được rất nhiều cuộc gọi từ xe cứu thương đang vận chuyển bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm Covid-19 đến. Nhờ bệnh viện đã chuẩn bị từ trước nên chúng tôi có một khu thăm khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 riêng biệt. Chúng tôi chủ động và kiểm soát được tình hình lúc bấy giờ. Các nhân viên y tế và bác sĩ đều cảm thấy an tâm trong lòng.

Bệnh nhân covid thở oxy; Bệnh nhân covid tự khỏi; Bệnh nhân covid trở nặng
Con đường dành riêng cho bệnh nhân nghi nhiễm và dương tính với Covid-19 (ảnh NTDVN)

Nhưng khi bệnh nhân Covid-19 bắt đầu tăng lên thì chúng tôi dần quá tải. Có nhiều người không muốn làm ở khu chăm sóc đặc biệt chuyên về tim phổi (intensive care unit), nơi chăm sóc đặc biệt cho những ca nhiễm Covid-19 nặng.

Đa số bệnh nhân nằm ở khu vực này đều phải dùng máy trợ thở và máy lọc thận… có vài bệnh nhân trở nặng hơn và đang phải nằm chờ bác sĩ luồn ống thở. Nhiều bệnh nhân dù đã được dùng máy trợ thở nhưng phổi vẫn đang xấu đi và các nội tạng khác cũng có dấu hiệu bị tổn thương. Với những bệnh nhân này thì họ cần phải chuyển sang dùng máy ECMO (một dạng phổi nhân tạo bên ngoài cơ thể).

Bầu không khí trở nên căng thẳng

Chị Lê Mỹ Hạnh: Vào lúc đó các y bác sĩ đều không biết phải điều trị đối với chủng bệnh mới này như thế nào. Mỗi bệnh nhân cần có một cơ chế điều trị khác nhau. Đối với các bệnh thông thường, nếu bệnh nhân không đáp ứng được phác đồ điều trị này thì bác sĩ có thể thay bằng liệu trình khác. Còn Covid-19 là một chủng hoàn toàn mới nên khiến họ bối rối. Nhìn thấy bệnh nhân chết rất nhiều nhưng các bác sĩ cũng đành phải bó tay. Mọi người còn nhận được tin xấu từ các bệnh viện khác truyền đến, nhiều y bác sĩ đồng nghiệp đã bị nhiễm bệnh và tử vong, việc này khiến bầu không khí trở nên rất căng thẳng và nặng nề, ai cũng lo lắng và mệt mỏi.

Công việc của tôi lúc đó phải tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều máu và đờm, trong không khí cũng có Coronavirus. Số ca Covid-19 tăng nhanh mỗi ngày, mặt nạ (khẩu trang) và các thiết bị bảo hộ bắt đầu bị thiếu hụt.

Tôi cho thuốc và kiểm tra bệnh nhân nặng ngày 3 lần, theo dõi và điều chỉnh máy thở; đồng thời giúp bác sĩ nội soi phổi của họ. Rất nhiều bệnh nhân đã phải dùng máy thở; phổi của họ bị chảy máu và sau đó máu đông lại vón thành cục. Chúng tôi phải nội soi nhiều lần để xem phổi bị chảy máu chỗ nào, hút hết các cục máu ra; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm từ trong phổi để xem họ có bị nhiễm loại vi khuẩn nào khác ngoài Coronavirus không, từ đó mới tìm cách chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Chứng kiến nhiều cuộc chia ly đau buồn

Bệnh nhân covid uống thuốc gì; Bệnh nhân covid 19 tử vong; Điều trị f0 tại nhà
Chị Hạnh và đồng nghiệp trong khu vực trực cấp cứu (ảnh NTDVN)

PV: Trong hoàn cảnh nhiều áp lực như thế, nhưng điều khó khăn hơn nữa chắc là chị phải chứng kiến nhiều cuộc chia ly…

Chị Lê Mỹ Hạnh: Đúng vậy, để giảm tải cho ngành y tế, chính phủ quyết định chỉ bệnh nhân nặng mới được đưa vào bệnh viện. Nhiều bệnh nhân khi chết rồi mà ống thở vẫn cắm ở trong cổ họng; chúng tôi phải dùng một loại kéo đặc biệt (hemostat) kẹp ống thở lại để virus từ bệnh nhân đã chết không thoát ra phòng điều trị.

Tôi không nhớ mình đã chăm sóc cho bao nhiêu bệnh nhân Covid-19 kể từ tháng 3 năm ngoái đến nay. Nhiều bệnh nhân đã ra đi nhưng cũng nhiều bệnh nhân được cứu sống.

Nhiều bệnh nhân Covid-19 ra đi khi không có người thân bên cạnh. Lúc đầu bệnh viện cũng thấy khó xử và không biết phải làm thế nào. Nếu để người thân vào thì không đảm bảo an toàn; họ có thể bị nhiễm bệnh rồi mang bệnh ra ngoài cộng đồng. Không cho họ vào thì vô nhân đạo. Về sau bệnh viện quyết định cho người thân đứng ngoài nhìn qua cửa kính để tiễn biệt người đã mất.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc chia ly đau buồn. Có người có người thân, có người không có người thân. Khi số bệnh nhân nhập viện tăng lên thì tỷ lệ người chết cũng tăng lên.

Kích hoạt hệ miễn dịch tự sinh – miễn nhiễm với Covid-19

PV: Được biết chị tiếp xúc trực tiếp với nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng trong thời gian dài, nhưng dù là chủng biến thể nào thì chị vẫn không bị lây nhiễm?

Chị Lê Mỹ Hạnh: Có thể nói là như vậy. Khi dịch bệnh mất kiểm soát thì nhiều đồng nghiệp rất sợ hãi, họ ở nhà và không đi làm. Những người ở lại thì quá tải công việc, và còn phải mặc đồ bảo hộ… Nhiều ý tá và bác sĩ bắt đầu bị nhiễm bệnh; cũng có nhiều y tá và bác sĩ bị nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần. 

Có một nam đồng nghiệp bị nhiễm vào tháng 12/2020. Sau đó anh đã được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer, nhưng vài tháng sau anh vẫn bị nhiễm lại. Có một nữ đồng nghiệp bị nhiễm bệnh, sau khi khỏi thì bị di chứng là mất khứu giác cho đến tận hôm nay; những người khác thì phải sau vài tháng cơ thể mới phục hồi.

Các nhân viên y tế làm trong phòng hồi sức cấp cứu rất mệt vì bị quá tải. Nhiều người muốn đổi vị trí công việc xuống tuyến dưới với khối lượng công việc ít hơn. Họ xin đổi ca với tôi vì họ biết tôi là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Trong nhiều năm, họ đã chứng kiến sự bền bỉ dẻo dai về sức khỏe mà tôi đạt được trong quá trình tu luyện. Tôi thông cảm cho đồng nghiệp vì tôi biết họ sợ bị lây bệnh; họ còn có gia đình con cái. Tôi là người tu luyện nên tôi biết sẽ không bị sao.

Tôi thường thường nhận việc khó về mình

Điều trị covid 19; Điều trị icu là gì; Điều trị ecmo là gì
Chị Hạnh đang luyện bài công Pháp số 5 của Pháp Luân Công (ảnh NTDVN)

Chị Lê Mỹ Hạnh: Tôi thường nhận đổi ca như vậy và nhận làm việc khó khăn hơn. Với bệnh nhân Covid-19 đã sử dụng máy thở hơn ba tuần mà không có tiến triển lành bệnh nhanh thì bác sĩ sẽ rút ống thở ra khỏi miệng bệnh nhân; sau đó đặt vào cổ bệnh nhân một ống thở nhân tạo (tracheostomy) để không làm tổn thương khí quản của bệnh nhân về sau này. Tôi sẽ trợ giúp bác sĩ làm phẫu thuật này ngay tại phòng bệnh.

Dù tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều bệnh nhân Covid-19, xử lý máu và đờm từ phổi của họ với trang thiết bị y tế không đầy đủ vào thời điểm đó, nhưng cho đến này tôi chưa từng bị lây nhiễm.

Bệnh nhân nhập viện thì thường tình trạng đã rất nặng, họ đau đớn và cách hành xử rất cộc cằn; có khi còn đánh nhân viên y tế. Nhiều bệnh nhân không chịu dùng thuốc, các y tá thường hay bực mình và không muốn giúp họ nữa. Gặp cảnh này thì tôi biết mình phải bao dung với họ, vì tôi là người tu theo Chân Thiện Nhẫn. Nhiều người khỏi bệnh đã rất xúc động và cảm ơn tôi, họ nói tôi giống như một ‘Thiên Thần’…

Đôi lúc tôi cũng có chút ủy khuất vì công việc quá tải. Nhưng ngay lúc đó tôi biết mình là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sư Phụ đã dạy tôi làm gì cũng nên nghĩ cho người khác trước, và hãy làm một người tốt và tốt hơn nữa… Tôi đã bước qua mọi khó khăn như vậy.

Hệ miễn dịch luôn đạt trạng thái tốt dù thường xuyên phải chăm sóc bệnh nhân Covid-19

Điều trị covid không triệu chứng; Điều trị covid f0 tại nhà; Điều trị covid dịch vụ
Chị Hạnh đang đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Công (ảnh NTDVN)

PV: Chị có thể nói rõ hơn vì sao người tu luyện Pháp Luân Công lại có hệ miễn dịch hoàn hảo đến vậy?

Chị Lê Mỹ Hạnh: Tôi thường nhẩm niệm 9 chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo’ trong lúc làm việc để tâm trí được bình hòa. Nhờ vậy mà tôi có thể xử lý được công việc tốt hơn trong hoàn cảnh áp lực cao. Tôi biết 9 chữ chân ngôn này có thể kết nối người nhẩm niệm với năng lượng tích cực chính diện của vũ trụ. 

Đồng nghiệp xung quanh cũng cảm nhận được năng lượng tích cực này và rất thích làm việc cùng tôi. Họ nói rằng chưa bao giờ thấy tôi phàn nàn khi phân chia công việc. Các y tá rất vui khi làm chung ca với tôi. Họ luôn nói: “Tôi biết bệnh nhân hôm nay sẽ ổn vì hôm nay có Hạnh đi làm”.

Tôi biết nhờ tu luyện nên tôi mới có được điều tốt đẹp ấy. Hệ miễn dịch của tôi luôn ở trạng thái tốt nhất. Đây là lý do vì sao tôi tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 nặng hàng ngày mà không hề bị lây nhiễm. Thời gian này tôi tăng cường học Pháp và luyện công; vì tôi biết chỉ có như vậy thì tâm tính và thân thể tôi mới đạt trạng thái tốt nhất.

Về việc người tu luyện Pháp Luân Công vì sao có hệ miễn dịch kỳ diệu đến thế thì tôi chỉ có thể nói đơn giản như vậy theo cách hiểu của tôi.

Chồng và gia đình

PV: Khi cả thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh, số ca nhiễm mới tăng vọt, số người tử vong cập nhật hàng ngày… chồng chị cảm thấy sao khi biết chị trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân Covid-19?

Chị Lê Mỹ Hạnh: Chồng tôi là người Mỹ và cũng làm trong ngành y. Anh ấy là bác sĩ của một phòng khám đa khoa nhỏ. Anh rất sợ bị bệnh nên không muốn tôi đi làm. Anh cũng rất yêu thương tôi nên không muốn tôi bị bệnh, anh nói tôi phải nghỉ việc ở nhà.

Tôi rất hiểu anh ấy nên từ từ giải thích rằng, tôi đã chăm sóc bệnh nhân trong nhiều năm như vậy; kể cả những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nhưng tôi vẫn không bị lây. Hiện giờ bệnh viện quá tải, nhân viên thì thiếu, nếu tôi nghỉ thì đồng nghiệp sẽ phải vất vả hơn nữa… Những đồng nghiệp đó họ cũng có gia đình và nhiều thứ phải lo toan. Tôi thì lại có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này; vào lúc dầu sôi lửa bỏng này mà tôi lại ngồi im không làm gì thì sẽ thấy cắn rứt lương tâm.

Nhưng dù nói thế nào thì chồng tôi cũng không đồng ý. Tôi không muốn bất hòa nên đã nói với anh hãy cho tôi thời gian; tôi hứa sẽ cố gắng cẩn thận ở chỗ làm để giữ an toàn cho cả hai chúng tôi. Tôi đã thuyết phục anh rằng tôi sẽ thay quần áo sạch sẽ rồi mới về nhà; về tới nhà tôi sẽ lập tức đi tắm…

Chồng tôi đã rất cảm kích trước sự bao dung của tôi

Trải nghiệm miễn nhiễm của một chuyên viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ
Chị Hạnh cùng chồng và con gái của chồng đi xem buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật hàng đầu thế giới Shen Yun (ảnh NTDVN)

Chị Lê Mỹ Hạnh: Vậy là 1 tuần rồi 2 tuần trôi qua, tôi cố gắng làm mọi thứ để khiến chồng tôi an tâm. Anh thấy tôi chăm sóc bệnh nhân Covid-19 một thời gian dài như thế mà không bị nhiễm thì cũng thôi không nói tôi phải nghỉ làm nữa.

Thời điểm đó ở Mỹ dịch bùng phát rất ghê gớm. Con riêng của chồng tôi từ New York về Cincinnati để tránh dịch. Vợ cũ của chồng tôi đã không muốn cho con về sống chung vì sợ lây nhiễm. Tôi đã nói với chồng cứ đón con gái về nhà chúng tôi. Sau đó con gái của chồng đang học đại học ở Texas cũng về Cincinnati vì các trường học đóng cửa. Chồng tôi đã rất cảm kích trước sự bao dung của tôi. Tôi nghĩ nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì tôi cũng không thể làm được như vậy.

Gửi người dân vùng tâm dịch và các đồng nghiệp

PV: Hiện ở Việt Nam dịch bệnh cũng đang lây lan rất nghiêm trọng và chưa kiểm soát được. Chị có lời nhắn gửi gì về quê hương nơi ba mẹ chị đang sinh sống?

Chị Lê Mỹ Hạnh: Từ tháng 3 năm 2020 đến nay đã hơn 1 năm trôi qua. Đại dịch đã tràn qua nước Mỹ và để lại nhiều đau thương. Tôi cảm được nỗi đau của sự chia ly. Cho đến nay toàn thế giới vẫn đang phải đối diện với các chủng biến thể với tốc độ lây nhiễm phổ rộng khó kiểm soát. 

Tôi muốn thông qua bài viết này xin gửi đến những người dân Việt Nam lời giãi bày từ chính cuộc đời tôi, về khả năng kỳ diệu mà Pháp Luân Công mang lại. Xin hãy lắng nghe, đừng bỏ lỡ một chiếc phao cứu sinh; thêm một chiếc chứ đừng bớt đi một chiếc. Biết đâu ở một hoàn cảnh nguy nan thì chiếc phao này sẽ cứu sinh mệnh của bạn.

Trải nghiệm miễn nhiễm của một chuyên viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ
Chị Hạnh với những chiếc xe cứu thương trước sảnh bệnh viện (ảnh NTDVN)

Xin hãy nhớ nhẩm niệm 9 chữ chân ngôn vào lúc nguy nan

Chị Lê Mỹ Hạnh: Ba tôi và dì (mẹ kế) đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh – nơi tâm dịch nóng bỏng nhất Việt Nam. Mỗi ngày tôi gọi về quê hương nghe chỗ này phong tỏa, chỗ kia phong tỏa mà tim quặn thắt. Các đồng nghiệp của tôi ở Việt Nam cũng đang phải oằn mình chống đỡ; đôi khi là vô vọng nhìn tử thần cướp đi từng sinh mệnh, từng sinh mệnh… Các đồng nghiệp của tôi, các bạn đừng gục ngã. Vào lúc nguy nan xin hãy nhớ nhẩm niệm 9 chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Mong người dân Việt Nam sớm vượt qua đại dịch.

Trước đại dịch đang hoành hành tại quê hương, tôi xin cảm ơn NTD Việt Nam đã cho tôi cơ hội được chung tay đóng góp một phần nhỏ bé của người con xa xứ. Tôi xin để lại số điện thoại và email để có thể tư vấn hoặc giúp đỡ được ai đó đang trong cơn hoạn nạn, qua kinh nghiệm điều trị Covid-19 mà tôi đã trực tiếp tham gia trong hơn một năm qua tại Mỹ. ĐT: +1 (513) 593 3456. Email: [email protected]

PV: NTD Việt Nam xin cảm ơn Chị!

Chính nhờ sự kỳ diệu của Pháp Luân Công mà một người thường xuyên tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân Covid-19 như chị Hạnh mới có thể an toàn trong đại dịch.

Theo NTDVN

x