Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Câu chuyện

Cuốn ‘Thiên cổ kỳ thư’ kết duyên hàng trăm triệu người thuộc mọi sắc tộc trên thế giới (phần I)

17/10/20, 09:12
Cuốn Thiên cổ kỳ thư Chuyển Pháp Luân
Hàng ngàn học viên xếp hình cuốn sách "Chuyển Pháp Luân" khổng lồ (ảnh: Epochtime).

Một cuốn sách có thể cứu sống và thay đổi số phận con người. Một cuốn sách có thể trả lại bầu không khí tự nhiên thuần phác cho xã hội. Cuốn sách nào trong nhân gian có sức mạnh kỳ diệu như vậy? Đó chính là “Chuyển Pháp Luân“, cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công của Sư phụ Lý Hồng Chí. Cuốn sách được ví như “một chiếc thang lên trời”, “cuốn “Thiên cổ kỳ thư”.

Ngày 4 tháng 1 năm 1995, phiên bản tiếng Trung của cuốn sách chính của Pháp Luân Công “Chuyển Pháp Luân” được xuất bản lần đầu tiên tại Bắc Kinh. Từ đó đến nay đã 25 năm. Bài viết này điểm lại câu chuyện của một số học viên sau khi có cơ hội kết duyên với cuốn sách.

Tiến sĩ Vật lý: Viêm gan B nặng chữa khỏi

Sinh ra tại Bắc Kinh tháng 5 năm 1961, tiến sĩ Dương Sâm tốt nghiệp khoa thiết bị truyền tin vô tuyến của đại học Thanh Hoa và nhận được bằng tiến sĩ vật lý tại Học viện công nghệ Georgia. Ông bị viêm gan B nặng và phải nghỉ học một năm. Sau khi xuất viện, ông thường xuyên phải đi kiểm tra các chỉ số chức năng gan, nhưng không lần nào bình thường. Bác sĩ nói thẳng với ông: “Bệnh này không chữa khỏi, cả đời không bao giờ khỏi được”.

Dương Sâm, Tiến sĩ Vật lý, Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ (ảnh: Epochtimes).

Với ông Dương, một ngày tháng 7 năm 1995 mãi mãi không thể nào quên. Mẹ vợ ông sang Mỹ thăm thân và mang cho ông hai cuốn sách cha mẹ ông gửi: Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công.

Tối hôm đó, tôi mở sách ra, vừa mới đọc xong “Luận ngữ” ở phần đầu, cảm thấy thể xác và tinh thần đều vô cùng chấn động, không muốn đặt xuống.

Sau này, mỗi lần đọc xong một lượt cuốn Chuyển Pháp Luân, ông Dương lại có những thể hội khác nhau: Mỗi câu, mỗi chữ đều động tới tâm tôi. Tôi thực sự giống như chú cừu non lạc đường đã tìm thấy nhà. Hiểu rõ tại sao người ta phải sống. Hiểu rõ nguyên nhân vì sao luyện công không tăng công. Hiểu rõ nguồn gốc sinh lão bệnh tử của đời người. Tất cả những vấn đề thắc mắc trong lòng đều tìm thấy giải đáp trong sách.

Khi tôi đang đọc sách, cảm thấy trên thân có một luồng nhiệt đang di động, vô cùng ấm áp và dễ chịu. Đôi khi, tôi cảm thấy có một bàn tay to lớn đang nắm lấy lá gan mình.

Sau khi đọc sách được khoảng 10 ngày, một cục huyết ứ xuất hiện ở bên ngoài chỗ bộ phận gan trước xương sườn phải của ông. Nó bị tím giống như bị một vật nặng va đập vào. Bộ phận tương ứng sau lưng cũng xuất hiện tụ huyết có kích thước tương tự và biến mất sau một vài ngày.

Tháng 2/1998, ông Dương khám sức khỏe định kỳ hàng năm do công ty tổ chức. Kết quả cho thấy: Trong 32 chỉ số, 4 chỉ số về chức năng gan đều bình thường, đây là kết quả lần đầu tiên có được kể từ năm 1982. Không chỉ vậy, 28 chỉ số khác đều bình thường.

Gửi đến nghiên cứu sinh Thanh Hoa: Đây không phải là một cuốn sách khí công bình thường

Năm 1996, anh Vương Vi Vũ được cử đi học nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Dụng cụ chính xác của Đại học Thanh Hoa. Năm 1997, một giáo viên tại Đại học Thanh Hoa đã giới thiệu cho anh đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Năm 1996, Vương Vi Vũ được đề cử làm nghiên cứu sinh tại Khoa Thiết bị Chính xác của Đại học Thanh Hoa (ảnh chụp màn hình video).

Tôi đã rất chấn động. Cuốn sách này không phải là một cuốn sách khí công bình thường.

Ngay từ đầu cuốn sách đã giảng về mục đích của con người khi đến thế gian. Tôi bị chấn động tâm can. Có rất nhiều câu hỏi mà trước đây không thể liễu giải được, tôi đã tìm được đáp án trong cuốn sách này.

Tôi rất ấn tượng với một lời giảng trong sách: ‘Hướng nội mà tìm’. Khi gặp xung đột, nhất định phải hướng nội mà tìm. Dù bạn có bị oan ức, cũng phải hướng nội. Lúc đó, tôi cảm thấy câu này giảng quá đúng. Không thể ngồi yên một chỗ, tôi đành đứng dậy đọc, rồi đi đi lại lại mà đọc.

Con đường âm nhạc của người chiến thắng giải thưởng Hollywood

Trần Đông (Chen Dong) là một nhạc sĩ trẻ đến từ Bắc Kinh. Anh đã giành được Giải thưởng âm nhạc Truyền thông Hollywood hai lần vào năm 2013 và 2014. Anh cũng đã giành được Giải thưởng âm nhạc xuất sắc nhất tại Liên hoan phim “Bangalore Shorts” Ấn Độ lần thứ 3 (Bangalore Shorts Film Festival). Thành công trong Giải thưởng Oscar lần thứ 86. Ứng cử viên chính thức cho Giải thưởng Nhạc gốc hay nhất và Bài hát gốc hay nhất. Anh hiện được xếp hạng là chuyên gia bình chọn giải Grammy.

Trần Đông (phải), người đã giành Giải thưởng Âm nhạc Hollywood
(ảnh: Epochtimes).

Năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công và lợi dụng dư luận để tung tin đồn ác ý và làm mất uy tín của các học viên Pháp Luân Công. Trần Đông không bị ảnh hưởng quá nhiều vì mẹ anh và các học viên Pháp Luân Công mà anh biết hoàn toàn khác với những gì được báo cáo trên ti vi. Từng lời nói, hành động thiện lương của mẹ đã chiến thắng mọi tuyên truyền của dư luận.

Anh chia sẻ: Ban đầu tôi không có hứng thú với việc tập khí công, nhưng sau khi luyện công tôi thấy mẹ trở nên vui vẻ, không dùng cách đánh mắng để giáo dục tôi, mà dùng cách giảng đạo lý. Do đó tôi thường xuyên coi mẹ như một người bạn. Khi tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công cũng cảm thấy rất thoải mái, dù họ ở độ tuổi nào cũng thấy thoải mái, không lo bị để ý, tính toán.

Vì lý do này, anh đã đến nước Anh để tìm hiểu về Pháp Luân Công, mua cuốn Chuyển Pháp Luân và các tác phẩm khác của Sư Phụ Lý Hồng Chí trong một hiệu sách.

Trần Đông bày tỏ, nhiều nhạc sĩ gặp khó khăn về chuyện tình cảm, nhưng may mắn anh đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bất kể làm về âm nhạc hay làm những việc khác, đạo đức con người là rất quan trọng. Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu người luyện công cần coi trọng đức. Các sản phẩm hoặc âm nhạc chúng ta làm ra sẽ thể hiện trạng thái thăng hoa đạo đức. Điều này có lợi với toàn xã hội.

Giai điệu của một tác phẩm xuất sắc dường như cân bằng âm dương của văn hóa Trung Hoa, tương sinh tương khắc, có sự tương ứng kỳ diệu mà tự nhiên. Bạn phù hợp với nó, âm nhạc sẽ có sức hấp dẫn không nói lên lời. Khi nắm giữ được các quy luật, dường như không tồn tại vấn đề linh cảm. Anh Trần Đông chia sẻ: Đây là sự lĩnh ngộ đáng quý mà anh có được nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Chuyên gia giáo dục: Pháp lý chân thực bất hư của “Chuyển Pháp Luân”

Trương Cẩm Hoa là cử nhân ngoại ngữ và văn học, Đại học quốc gia Đài Loan, tiến sĩ báo chí và truyền thông đại chúng, đại học Iowa, Hoa Kỳ. Bà từng giảng dạy tại đại học Tamkang và đại học chính trị quốc gia, giám đốc học viện báo chí, đại học Quốc gia Đài Loan. Năm 2009, bà giành giải thưởng giáo viên xuất sắc cao cấp trong 20 năm của Bộ giáo dục Trung Hoa dân quốc.

Giáo sư Trương Cẩm Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan
(ảnh: Epochtimes).

Bà Trương hồi tưởng, bước vào tuổi trung niên, cơ thể bà xấu đi từng ngày, dạ dày khó chịu, huyết áp thấp, loãng xương, mãn kinh, các bệnh phụ khoa… Quan hệ gia đình, xã hội và công việc cũng trở nên bế tắc, mâu thuẫn.

Bà chia sẻ: Điều tồi tệ nhất là, tôi phát hiện dù đã đọc sách 40 năm, có danh tiếng và địa vị mà người bình thường ngưỡng mộ. Nhưng tôi hiểu sâu sắc hơn: với khả năng có hạn của nhân loại, khó có thể biết lời giải thực sự của sinh mệnh. Nếu cuộc sống giống như leo núi, tôi như ở trong một dãy núi hiểm trở trùng điệp, toàn thân mệt mỏi uể oải, gánh nặng cả hai vai, nhưng không biết phải leo hướng nào.

Đúng lúc này, một người bạn cũ ở Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc đã giới thiệu cuốn Chuyển Pháp Luân cho bà.

Tôi đọc liên tục từ đầu tới cuối, trong tâm vô cùng chấn động. Cuốn sách đã đưa ra các nguyên lý tuyệt vời có một không hai về vũ trụ, cơ thể con người, thời gian và không gian, sinh mệnh với ngôn ngữ dễ hiểu, hệ thống lý luận toàn vẹn phong phú, phương pháp thực tiễn đơn giản dễ học và hiệu quả thần kỳ đáng ngạc nhiên.

Tôi tu luyện đã 17 năm. Dù là biến đổi từ thân thể hay thể nghiệm về tinh thần, đều thực sự chứng thực các nguyên lý được giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân là hoàn toàn đúng.

Phó giáo sư Đại học Thanh Hoa gãy xương 5 chỗ, không cần điều trị cũng khỏi

Đây là một tai nạn xe hơi đột ngột. Vương Cửu Xuân, phó giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Thanh Hoa, bị ô tô đâm từ bên phải, khiến bắp chân và đầu gối gãy 5 chỗ, xương mác nối giữa mắt cá chân phải và đầu gối bị gãy hoàn toàn.

Học viên Pháp Luân Công, phó giáo sư Vương Cửu Xuân ở Đại học Thanh Hoa đã nghỉ hưu (ảnh: Minh Huệ Net).

Sau sự việc xảy ra, bà hành sự theo pháp lý Chân, Thiện, Nhẫn được giảng trong Chuyển Pháp Luân, ở đâu cũng luôn nghĩ cho người khác, vừa không truy tố gây chuyện với lái xe, không yêu cầu bất kỳ khoản bồi thường tài chính nào.

Bác sĩ đều khuyên bà phải nhập viện để điều trị phẫu thuật, nhưng bà từ chối. Bà không muốn bị gắn những tấm thép dài tới 8 inch vào người. Cũng không muốn nằm trong bệnh viện một năm rưỡi. Bà biết dù như vậy cũng không thể bảo đảm đi lại như bình thường trước kia. Bà tin chân mình sẽ không có vấn đề gì, kiên quyết muốn về nhà học Pháp và luyện công.

Sau khi ký một loạt các văn bản pháp lý cam kết chịu trách nhiệm rủi ro vì không tiếp nhận trị liệu, bà về nhà. Ba tháng sau, bà quay lại viện kiểm tra. Vị bác sĩ điều trị trước đó cho rằng thần kinh bà có vấn đề đã vô cùng ngạc nhiên mà nói: Sự hồi phục của bà làm tôi rất hài lòng, bà không cần đến gặp tôi nữa.

Năm 2019, trong bài chia sẻ Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5, bà Vương, người đã học Chuyển Pháp Luân 25 năm, đã viết lại trải nghiệm kỳ diệu này để bày tỏ lòng biết ơn đối với người sáng lập Pháp Luân Công, Sư Phụ Lý Hồng Chí.

Theo Epochtimes

x