Nhân sinh cảm ngộ

Thế nào là người nội tâm phong phú?

25/07/21, 11:17
làm người lương thiện
Người nội tâm phong phú luôn biết cách hoàn thiện bản thân, tự tán thưởng và tự làm vui lòng chính mình chính là bí quyết khiến cuộc đời trở nên hạnh phúc. (ảnh: dantri)

Người nội tâm phong phú luôn đi con đường của mình, sống những ngày tháng của chính mình. Ngẩng lên không thẹn với trời, cúi xuống không thẹn với đất. Trong mắt họ, tất cả mọi vinh nhục, thị phi chỉ là việc ngoài thân, an tâm làm tốt những việc trong tay mình. Đó chính là sự tu hành lớn nhất của đời người.

Câu chuyện về người nội tâm phong phú

Người học trò thích tranh biện

Tương truyền Khổng Tử có một vị đệ tử, ngày thường thích tranh luận với người khác. Một ngày nọ, lúc anh ta đến thăm hỏi Khổng Tử thì gặp một vị khách mặc bộ quần áo màu xanh trước cổng nhà của thầy. Vị khách này ngăn vị học trò lại hỏi: “Nghe nói thầy của ngươi là Khổng Thánh nhân, như vậy học vấn của ngươi hẳn là rất tốt. Ta bây giờ muốn hỏi ngươi một năm có mấy mùa? Trả lời đúng, ta dập đầu trước ngươi, trả lời sai, ngươi phải dập đầu trước ta!­”

Người học trò nghĩ thầm: “Câu này mà cũng phải hỏi!”, nhưng vẫn trả lời: “Một năm có 4 mùa là xuân, hạ, thu, đông”.

Vị khách lắc đầu và nói: “Chỉ có ba mùa”.

Người học trò cảm thấy thực sự kỳ quái nói: “Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”

Đang lúc hai người tranh luận không ngớt thì Khổng Tử đi ra, thế là người học trò tiến đến nói: “Thánh nhân, ngài đến phân xử xem! Một năm rốt cuộc có mấy mùa?”.

Không tranh dành
Những người có nội tâm phong phú thường không tranh giành hơn thua với người khác (ảnh Adobe Stock)

Người quân tử không tranh giành với kẻ tiểu nhân

Khổng Tử quan sát vị khách mặc áo xanh kia một chút rồi trả lời: “Một năm có ba mùa”.

Vị khách vô cùng vui vẻ, đòi người học trò bái lạy xong rồi mới bước đi. Người học trò khó hiểu hỏi: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”

Khổng Tử trả lời: “Con không nhìn thấy người lúc nãy toàn thân đều màu xanh sao? Đó là một con châu chấu. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con cùng anh ta tranh luận chẳng phải vĩnh viễn không có kết quả sao?”

Vị đệ tử nghe xong mới chợt hiểu ra, lễ bái thầy đã dạy bảo.

Câu chuyện này có lẽ có ngụ ý mỗi người đều có tư tưởng và cảnh giới khác biệt, đều có lập trường của riêng mình để đối đãi với sự vật, mỗi người đều có nhận định đạo lý của riêng mình. Người có nội tâm phong phú thường có hiểu biết rộng, không muốn đôi co với người khác.

Người nội tâm phong phú luôn trầm tĩnh và tự minh bạch

Trang Tử nói: “Hạ trùng bất khả dĩ ngữ băng”. Nghĩa là, đối với những loại côn trùng có vòng đời ngắn sống chết vào mùa hè, không thể nói với nó về tuyết trắng vào mùa đông. Nguyên nhân vì tầm mắt của nó bị chế ước bởi thời gian nên không có cơ hội nhìn thấy những cảnh tượng mùa đông. 

Người nội tâm phong phú Không nghĩ đến thay đổi người khác mà hãy thay đổi chính mình
Người nội tâm phong phú Không nghĩ đến thay đổi người khác mà hãy thay đổi chính mình. (ảnh Adobe Stock)

Giao tiếp giữa người với người cũng giống như vậy. Vị trí không đồng nhất, cảnh vật tự nhiên cũng sẽ khác nhau. Những điều nhìn thấy được, nghĩ tới được, tự nhiên cũng không hề giống nhau. 

Người ở vị trí khác nhau, đương nhiên sẽ không dễ dàng hiểu được nhau. Tầng thứ không đồng nhất, khó có thể giải thích để hiểu nhau. Đối đãi với một số người, đôi khi chỉ cần trầm tĩnh mới có thể tĩnh tâm và tự minh bạch. Bởi vì đàn gảy tai trâu, không khác nào lãng phí thời gian.

Cổ nhân giảng: “Cử thế dự chi nhi bất gia khuyến, cử thế phi chi nhi bất gia tự”. Người thực sự có nội tâm phong phú, sẽ không vì sự khen ngợi và chỉ trích của người khác mà tự hủy hoại bản thân. Trong mắt họ, tất cả vinh nhục thị phi chỉ đều là vật ngoài thân. 

Vị trí bất đồng, không cần lý giải 

Địa vị khác nhau, nhận thức khác nhau

Lão Tử trong Đạo Đức Kinh có giảng: “Đạo bất đồng, bất tương vi mưu” nghĩa là: Người không cùng chí hướng, không thể cùng nhau đàm đạo. Cùng một sự việc, xuất phát điểm và góc độ nhìn nhận khác nhau sẽ sinh ra những lý giải không giống nhau. 

Xưa kia, có câu chuyện ngụ ngôn rằng: Có một vị tú tái và một lão nông tranh luận tới không thể can được, vì thế đánh nhau kiện lên tới cả huyện lệnh nơi công đường. Nguyên nhân hai người cãi nhau vì người nông dân cho rằng: “Ba nhân bảy là hai mươi tám” còn vị tú tài cho rằng: “Ba nhân bảy là hai mươi mốt”.

Bởi thế hai người nhờ huyện lệnh phân xử. Vị huyện lệnh giận dữ, hạ lệnh đánh tú tài hai mươi trượn và tha bổng cho lão nông. Điều này khiến tú tài khó hiểu, huyện lệnh liền giải thích: “Anh đường đường là một tú tài lại đi tranh cãi với một tên dân đen. Vì thế đáng đánh lắm”.

Nội tâm phong phú của một người  là biểu hiện không thắng ở giành được mà là ở buông bỏ: Buông bỏ phiền não, thu về hạnh phúc, buông bỏ ganh đua, thu về thanh tịnh, buông bỏ trói buộc, thu về tự do
Nội tâm phong phú là biết buông bỏ phiền não, thu về hạnh phúc, buông bỏ ganh đua, thu về thanh tịnh, buông bỏ trói buộc, thu về tự do. (ảnh Adobe Stock)

Người nội tâm phong phú không luận cao thấp với người khác

Điều này cũng giống như người mù sờ voi, ếch ngồi đáy giếng. Vì thế, luôn có người chỉ dựa vào lời nói từ một phía mà đi nhắm mắt kết luận bừa. Một số người luôn lấy điều kiện đầy đủ của mình đi bình luận người khác. Người như thế nội tâm hẹp hòi cho dù thân ở trong thế giới lớn lơn họ cũng không thể thay đổi diện mạo trong mắt người khác. Đó chính là cái gọi là: “Ếch ngồi đáy giếng” , phản ánh sự hiểu biết nông cạn.

Cái gọi là: “Thà luận cao thấp với người cùng sở thích, không tranh luận dài ngắn với một người ngốc”. Cùng họ đàm luận những điều họ không biết cũng bằng uổng công. Nguyên nhân vì họ chỉ tin vào những tưởng tượng của chính mình. Tức chỉ là nhận thức ở tầng diện bề mặt vậy thì chi bằng ngậm miệng không nói để tránh sinh thêm mầm tai vạ. 

Giữa người với người, nếu không cùng một tầng nhận thức, nói nhiều hơn cũng bằng uổng công. Bởi địa vị khác nhau, nhận thức cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, không cần nói đạo lý với những người kiến thức nông cạn nói gì cũng như nước đổ đầu vịt, đàn gảy tai trâu. 

Người nội tâm phong phú, không sống trong sự đánh giá của người khác 

Chuyện rằng, xưa kia có một người tên Sĩ Thành Khởi, vì muốn gặp Lão Tử nên trèo đèo lội suối tới bái kiến. Khi bái kiến Lão Tử, nhìn thấy dung mạo xấu xí, phòng ốc lộn xộn. Ông liền nói: “Ông nào phải là thánh nhân, rõ ràng là chuột”.

Lão Tử ngẩng đầu nhìn ông ta một cái, không nói lời nào. Lão Tử tiếp tục cúi đầu đọc sách, hoàn toàn như không thấy. Sĩ Thành Khởi thấy tình hình như vậy, chỉ còn cách rời đi. 

Ngày hôm sau, cảm thấy bản thân có chút quá đáng. Ông ta lại tìm đến xin lỗi Lão Tử. Lão Tử nói: “Ông mắng tôi là gì cũng không sao. Bởi tôi vẫn là tôi và không thể ảnh hưởng đến tôi. Điều đó càng không thể thay đổi tôi”

Người nội tâm phong phú, luôn chỉ tuân theo quy chuẩn trong nội tâm của mình mà hành xử chứ không phải đi theo miệng của người khác. 

Muốn cười hãy cười, muốn khóc hãy cứ nhẹ nhàng buông tiếng, muốn yêu hãy cứ mở lòng bày tỏ. (ảnh: phụnu8)
Vì cuộc đời rất ngắn nên muốn cười hãy cười, muốn khóc hãy cứ nhẹ nhàng buông tiếng, muốn yêu hãy cứ mở lòng bày tỏ. (ảnh: phụnu8)

Người ta sống cả đời, chẳng qua là mình tự nhìn nhận bản thân mình. Người khác nhìn nhận ra sao là việc của họ, không quan trọng. Ngày tháng là của bản thân, an tâm làm tốt những gì cần làm. Hoàn thành những việc trong tay mình, đó chính là sự tu hành lớn nhất. 

Làm tốt việc của bản thân, không thẹn với lương tâm

Một vị tác giả từng nói: “Trên thế gian này, tồn tại một loại bi ai. Loại này không thể rơi lệ, càng không cách nào giải thích với người khác. Bởi cho dù có giải thích, người ta cũng không để ý. Nó vĩnh viễn đã hình thành thì không thay đổi. Chỉ có thể tĩnh tại lắng lại trong tâm”.

Vui buồn của mỗi người thường không tương thông. Đa phần là hiện thực nóng hay lạnh thì tự hiểu. Vì vậy không cần ước mong cao xa mọi người đều khen ngợi tư tưởng và suy nghĩ của bạn. Người ta sống trên đời, vốn là làm dâu trăm họ. 

Bạn thiện lương, sẽ luôn có người nói lời giả dối. Bạn ưu tú, sẽ luôn có người tổn thương. Trong mắt người ghét bạn dù bạn có tốt đến đâu vẫn có rất nhiều khuyết điểm. Người thấu hiểu được bạn, không cần giải thích. Người không hiểu bạn, giải thích cũng không có tác dụng. 

Vì vậy, hoàn toàn không cần chú ý quá nhiều đến suy nghĩ của người khác. Địa vị khác nhau, không thể cầu họ lý giải. Tầng thứ bất đồng, không cần giải thích. 

Người nội tâm phong phú là biểu hiện của trí huệ

Nhân loại nơi thế gian, mỗi người đều có cách sống khác nhau, tu hành khác nhau. Người thực sự có trí huệ là dùng tâm thái tích cực, chuyên tâm vào cuộc sống của mình. 

Nội tâm phong phú
Người nội tâm phong phú sống những ngày tháng của chính mình. Ngẩng lên không thẹn với trời, cúi xuống không thẹn với đất. (ảnh: Pixabay).

Những năm tháng cuộc đời của mình, là tự mình cần trải qua. Nhất định không phải trải qua từ miệng lưỡi người khác. Loạn ngôn xàm ngữ của người khác là không quan trọng. Điều quan trọng chính là sống ra sao để được là chính mình. Chỉ cần sống sôi nổi mà chân thành, cả cuộc đời này mới được coi là không uổng phí. 

Cổ nhân giảng: “Tri ngã giả vị ngã tâm ưu, bất tri ngã giả vị ngã hà cầu” . Nghĩa là: Người hiểu ta, thì nói lòng ta ưu sầu. Người không hiểu ta, thì nói ta đang tìm kiếm vật gì.

Có cơ duyên sống trên thế gian này, không cần cố gắng đòi hỏi người khác hiểu được sự ủy khuất tủi thân của mình. Điều chúng ta có thể làm, chính là đi con đường của mình, sống những ngày tháng của chính mình. Ngẩng lên không thẹn với trời, cúi xuống không thẹn với đất. Như thế mới có thể sống được cuộc đời như ý muốn. 

Theo Vision times

x