Văn hóa truyền thống

Thất bại của nhiều người là bởi hai chữ “để tâm”

11/01/22, 11:23
Nhiều người không biết tại sao mình thất bại
Nhiều người không biết tại sao mình thất bại (ảnh minh họa: Tri thức và cuộc sống)

Trang Tử từng thác lời Khổng Tử kể một câu chuyện lý giải về thất bại của nhiều người.

Người học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Nhan Uyên, có lần hỏi thầy:

– Con từng vượt qua một cái vực sâu tên là Thương Thâm, thấy người lái đò có tài chèo đò giỏi như thần. Con rất ngưỡng mộ ông ta và hỏi: Chèo đò có học được không?

Ông ấy đáp: Được.

Nhưng ông lại cho biết một bí mật: Nếu anh biết bơi thì học chèo đò sẽ rất dễ; nếu anh biết lặn thì dù chưa bao giờ nhìn thấy đò, anh cũng biết chèo.

Con bèn hỏi tại sao. Ông ta chẳng nói gì. Con xin hỏi thầy, thế nghĩa là thế nào?

Khổng Tử trả lời cho trò

Khổng Tử nghe xong đáp: “Thiện du giả cố năng, vong thủy dã”. Một người giỏi bơi thực sự thì không sợ nước, thậm chí còn quên là có nước. Vì vậy khi chèo đò, anh ta sẽ không sợ, bởi dù đò lật, sinh mệnh anh ta cũng được đảm bảo.

Tại sao người biết lặn chưa nhìn thấy đò mà cũng dám chèo? Là bởi người biết lặn có thể coi sóng như đồi gò trên đất liền, coi vực sâu như một ngọn núi cao phía trước, dù đò có lật cũng coi như xe lùi. Ngay cả đáy nước anh ta còn lặn xuống được thì còn sợ lật đò hay sao?

Khổng Tử cho học trò biết đạo lý ở đời chính là như vậy. Nếu con người có kiến thức lớn thì học thêm một kỹ năng khác sẽ rất dễ dàng; nếu không có trải nghiệm thì trong lòng sẽ thấy phập phồng lo sợ.

Bức chân dung cổ nhất về Khổng Tử do họa sư Ngô Đạo Tử (685–758) vẽ
Bức chân dung cổ nhất về Khổng Tử do họa sư Ngô Đạo Tử (685–758) vẽ (ảnh: Wikipedia).

Khổng Tử thậm chí còn lấy một ví dụ cho Nhan Uyên: Con hãy xem việc đánh bạc, đánh bạc có đặt to, đặt nhỏ. Người đặt bạc bằng một viên ngói sẽ thấy rất nhẹ nhõm, bởi dù sao anh ta cũng chỉ đặt một viên ngói; nhưng người đặt một cái nhẫn quý thì sẽ thấp thỏm không yên; người đánh bạc bằng vàng chắc chắn sẽ thấy rối trí. Tại sao? Bởi anh ta quá coi trong vật chất, phàm ai coi trong ngoại vật, chắc chắn đều vụng về dại dột.

Lời bàn về chữ ‘để tâm’

Thực tế trong cuộc sống, nhiều người càng đối mặt với những quyết định trọng đại thì càng thất thủ. Anh ta không thua bởi đối thủ, mà thua vì chính mình.

Thất bại của rất nhiều người thực ra là bởi hai chữ “để tâm”. Sự để tâm này khiến chúng ta thấp thỏm lo âu, gò bó tay chân, lo lắng sợ sệt khi đứng trước việc lớn. Bởi chúng ta quá đặt nặng cái “được” nên mới sợ “mất”.

Trang Tử cho chúng ta biết: Trong cuộc sống hữu hạn này, chúng ta có thể học tập rất nhiều, trải nghiệm rất nhiều, nhưng sự “để tâm” hay “không để tâm” tới được-mất là nguyên nhân quyết định thành bại.

Nguồn: Facebook

Xem thêm:

Mời xem video:

x