Văn hóa truyền thống

Quả báo hiện thế: đánh một roi trả một roi

10/10/21, 18:29
quả báo hiện thế
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không báo, mà thời gian hễ đến, hết thảy đều báo”. (ảnh: cosmofunnel)

Trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi luật nhân quả luôn công bằng. Quả báo hiện thế sẽ đến với ai tạo ác nghiệp. Phúc báo sẽ gõ cửa nhà người tích đức hành thiện.

Kỷ Hiểu Lam với những ghi chép chân thực về quả báo hiện thế

Kỷ Hiểu Lam tên thật là Kỳ Vân, tự Hiểu Lam. Ông là học giả, nhà văn học nổi tiếng thời nhà Thanh. Ông là tiến sĩ thời Càn Long, làm quan tới chức Lễ Bộ Thượng Thư, Hiệp Biện Đại học sĩ. Từng đảm nhiệm chức Tổng Soán quan (tu sửa hiệu đính sách) “Tứ khố toàn thư”.

Chân dung Kỷ Hiểu Lam (bên phải) và hình tượng của ông trong một bộ phim truyền hình
Chân dung Kỷ Hiểu Lam (bên phải) và hình tượng của ông trong một bộ phim truyền hình (ảnh: soha)

Duyệt vi thảo đường bút ký là tác phẩm nổi tiếng của tác giả Kỷ Hiểu Lam. Những ghi chép trong đây đều là những câu chuyện bản thân ông tai nghe mắt thấy, chân thực nổi tiếng. Có một số còn là chính bản thân tác giả hoặc người nhà ông trải qua.

Phong cách văn chương của ông chất phác đơn giản, tự nhiên không xa rời thực tế. Nội dung thơ văn phong phú, sự hiểu biết sâu sắc khiến độc giả vô cùng hứng thú. Độc giả kinh ngạc đánh giá ngang với “Liêu trai chí dị”.

Dưới đây là câu chuyện chân thực về quả báo hiện thế được ông ghi chép lại.

Người vợ cả độc ác làm nhục người vợ lẽ

Đầu năm Khang Hy, trong gia đình nhà Lý Thái có một người vợ cả và một người vợ lẽ. Người vợ cả thường xuyên ngược đãi người thiếp. Mỗi lần bà nổi giận là lột hết quần áo mà đánh, ngày nào cũng lặp lại như vậy. 

Người tạo ác nghiệp có những lúc cũng có chuyện báo ứng phát sinh ngay lập tức
Người tạo ác nghiệp có những lúc cũng có chuyện báo ứng phát sinh ngay lập tức (ảnh: trithuc.vn)

Trong gia đình họ có một bà lão, có thể lui tới âm gian. Một ngày nọ, bà lão khuyên nhủ người vợ cả: “Nương tử và người thiếp này vốn có oan nghiệp kiếp trước, bất quả chỉ là nàng ấy phải hoàn trả hai trăm roi mà thôi“.

Tâm đố kỵ kiện nay của bà đã tăng ngút trời, đánh nàng ấy hai nghìn roi, dường như vượt quá mười lần. Ngược lại giờ là bà nợ cô ấy. Hơn nữa, phụ nữ nhà đàng hoàng gia giáo chịu hình phạt, cho dù là phép quan cũng không ép người ta cởi bỏ quần áo.

Hôm nay nương tử lại cứ nhất định bắt cô ấy phơi bày tất cả, để làm nhục. Làm như vậy dù có thể thấy thoải mái nhưng đã phạm phải điều cấm kỵ của quỷ Thần. Ta vì xem được sách tại âm gian nên cố ý khuyên nhủ cho bà biết”.

Người vợ cả cười châm biếm nói: “Bà già chết tiệt. Những lời này của bà đều hoàn toàn là bịa đặt”.

Bà lão thấy người này lòng dạ tiểu nhân, không có chút thương hại cảm thông hay ý muốn hối cải,  nên từ đó cũng không nói lời nào. 

Quả báo hiện thế với người vợ cả

Khi đó xảy ra việc Vương Phụ Thần phản bội, loạn đảng tranh chấp. Lý Thái bị chết trong chiến sự. Người thiếp của ông bị phó tướng Hàn Công bắt. Hàn Công thấy cô thông minh tài trí nên vô cùng sủng ái. Vị phó tướng lại không có chính thất nên mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều do người thiếp quyết định. 

Sau đó người vợ cả bị kẻ gian cướp hết đồ đạc. Sau khi chúng bị bắt, người vợ cả bị ban thưởng cho tướng sĩ, trùng hợp lại được ban thưởng cho phó tướng Hán Công. Vợ của Hán Công (chính là người vợ lẽ năm xưa) giữ bà ở lại làm tỳ nữ, bắt bà quỳ dưới công đường và nói: “Nếu cô có thể nghe lời của ta, mỗi sáng sớm, nằm ở trên bàn trang điểm cởi bỏ hết quần áo.

Sau đó nằm xuống đất để ta đánh 5 roi, rồi nghe ta sai bảo. Ta sẽ tha mạng cho. Nếu không cô là người của bè đảng cướp bóc, bị giết cũng không phải là phạm tội. Ta phải cho cắt cô thành từng mảnh mang đi làm đồ ăn cho heo, cho chó”.

Người vợ cả sợ chết, gật đầu đồng ý làm theo. Tuy nhiên người vợ lẽ đánh cũng không đau, chỉ để dọa cho nếm mùi đau khổ . Hơn một năm sau, người vợ cả qua đời vì một căn bệnh khác. Tính toán số roi bị đánh vừa trùng hợp với roi bà đã từng đánh người vợ lẽ năm xưa. 

Việc này Hán Công cũng biết đó là luật nhân quả. Ông lấy đó làm câu chuyện khuyên răn nhắc nhở mọi người về quả báo hiện thế. 

Nhờ bố thí cứu được mạng sống

Chuyến du ngoạn dưới âm phủ của Võ Thủ Hoằng

Thủ Huồng tên thật Võ Hữu Hoằng, theo chuyện kể thì ông là người châu Đại Phố (tức Cù lao Phố), huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Biên Hòa, Việt Nam).Theo Đại Nam nhất thống chí, ông có tên Võ Hữu Hoằng. Nhưng có nơi gọi là Thủ Huồng, Thủ Hoằng, Võ Thủ Hoằng.

Cổ nhân thường nói “hành thiện tích đức, hành ác tạo nghiệp
Cổ nhân thường nói “hành thiện tích đức, hành ác tạo nghiệp” (ảnh: sống đẹp)

Khoảng những năm 1755, ông làm việc hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thãi, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

Thủ Huồng rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma (Quảng Yên) là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to. Cai ngục cho biết là để dành cho ông vì ông phạm tội ăn cắp.

Làm việc tốt hoá giải quả báo hiện thế

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng sợ bị đọa vào địa ngục, liền đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo tránh nước triều dâng ở ngã ba sông.

Sách Gia Định thành thông chí có ghi:

“Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh tên là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè. Phía trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi. Đồ ăn ông để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền.

Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc. Họ nhóm thành chợ trên sông nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ…

Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Chiếc cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng đến nay vẫn còn. Về sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều.

Đắc phúc báo làm vua Trung Hoa

Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất. Khá lâu sau, có ông vua nhà Thanh (Trung Hoa) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định.

Phúc báo được phân định  dựa vào đức và nghiệp trong kiếp sống
Phúc báo được phân định dựa vào đức và nghiệp trong kiếp sống (ảnh Adobe Stock)

Số là khi mới sinh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng”. Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ (chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà có người bảo rằng: Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm mà còn được đi đầu thai làm vua ở Trung Hoa

Luật nhân quả rất công bằng, người gieo nhân ác ắt gặp quả báo hiện thế. Chỉ có tích đức hành thiện thì ác nghiệp mới được hoá giải, đắc phúc báo.

Theo Aboluowang

x