Phòng tránh đột quỵ khi ngủ là điều thiết yếu và có thể thực hiện qua nhiều biện pháp duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
- 10 vấn đề sức khỏe hay gặp ở ‘dân văn phòng’ vì ngồi nhiều
- 4 dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trước cơn đau tim
- Đau khổ chưa chắc đã là điều xấu bởi giúp rèn giũa ý chí con người
Nội dung chính
Đột quỵ khi ngủ là gì?
Đột quỵ khi ngủ xảy ra khi cơn đột quỵ diễn ra trong lúc bệnh nhân đang ngủ. Trong trường hợp này, người bệnh không có triệu chứng rõ rệt trước khi vào giấc ngủ, nhưng khi thức dậy, có thể nhận thấy các dấu hiệu của đột quỵ. Hiện tượng này còn được gọi là đột quỵ đánh thức. Theo ước tính, từ 8% đến 28% các ca đột quỵ diễn ra trong giấc ngủ.
Một thách thức lớn trong việc cấp cứu các trường hợp này là khó xác định thời điểm cơn đột quỵ bắt đầu. Người bệnh thường bỏ lỡ “khoảnh khắc vàng” để nhận diện và điều trị kịp thời, dẫn đến nguy cơ cao gặp các biến chứng hoặc tử vong. Nhiều bệnh nhân phải chịu đựng hậu quả nghiêm trọng như liệt, méo miệng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, tâm lý và khả năng làm việc.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ
Nhận diện sớm các triệu chứng cảnh báo đột quỵ trong khi ngủ giúp điều trị kịp thời, điều này đặc biệt quan trọng với những người có nguy cơ đột quỵ. Việc bỏ lỡ “thời điểm vàng” có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể nhận biết thông qua 4 dấu hiệu sau:
1. Hoa mắt, chóng mặt đột ngột
Dấu hiệu này có thể do lượng máu lên não giảm, dẫn đến cảm giác choáng váng và nguy cơ té ngã. Điều này không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn tác động đến tinh thần, khiến bệnh nhân lo lắng và bất an.
2. Rối loạn giấc ngủ và đau đầu kéo dài
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ kèm theo đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn, đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mệt mỏi và khó tập trung, đồng thời là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ đột quỵ.
3. Đau đầu dữ dội và buồn nôn về đêm
Đây là dấu hiệu của hiện tượng máu nhớt tăng, gây huyết khối và tắc nghẽn mạch máu não, đặc biệt xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân đang ngủ.
4. Cảm giác tê cứng, mệt mỏi ở tay và chân
Nếu cảm giác tê liệt thường xuất hiện ở một bên cơ thể, đây có thể là triệu chứng đột quỵ. Mất cảm giác hoặc sức mạnh chỉ ở một bên của cơ thể là dấu hiệu đặc trưng khác.
Ngoài ra, các triệu chứng như giảm thị lực, chảy nước dãi, mắt xếch, méo miệng, khó nói và di chuyển cũng không nên bị bỏ qua.
Cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ
1. Kiểm soát huyết áp
Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Kiểm tra huyết áp thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ nếu có bệnh lý liên quan.
2. Duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh
Nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu omega-3. Không hút thuốc và hạn chế uống rượu bia.
3. Quản lý bệnh lý nền
Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều chỉnh mức cholesterol nếu cần.
4. Quản lý căng thẳng
Bằng cách tham gia các môn tập như yoga, thiền định, khí công.
5. Ngủ đủ giấc và đúng tư thế
Nên ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, không ngủ trong tư thế nằm ngửa nếu bạn có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Sử dụng gối để nâng cao đầu và giữ cơ thể thoải mái.