Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Nữ giảng viên trẻ đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

24/08/23, 17:11

Con người sinh ra, lớn lên rồi bị bệnh và mất đi, vậy ý nghĩa của cuộc đời là gì? Chị Thúy Di đã thắc mắc về điều này từ khi còn là một cô bé, mãi về sau này chị mới tìm được câu trả lời. Dưới đây là những lời chia sẻ của chị.  

Tôi tên là Huỳnh Thị Thúy Di (sinh năm 1995, thạc sĩ Marketing tốt nghiệp ở nước Anh), hiện tại tôi đang làm giảng viên cho một trường đại học chuyên về truyền thông.

Từ bé mỗi lần nhìn lên bầu trời đầy sao tôi luôn tự hỏi là tại sao mình ở đây? Ý nghĩa cuộc đời mình là gì? Nếu mình sinh ra rồi lớn lên, có công việc, có gia đình, sau đó già và mất đi, vậy ý nghĩa cuộc đời của mình là sinh ra và mất đi vậy sao? Những câu hỏi đó luôn ám ảnh tôi. Khi lớn lên với cuộc sống ngày càng bận rộn và vội vã, tôi dần quên mất đi các câu hỏi của mình.

Dần dần tôi càng ngày càng tin vào khoa học, như con người được tiến hoá từ khỉ, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa hợp lý lắm. Thế là tôi quyết định đi tìm câu trả lời bằng cách tìm hiểu về thiền. Vì tôi tin rằng chỉ khi tâm mình tĩnh lại thì mới sinh ra được trí tuệ. Sau đó tôi đã đi sang Myanmar và Thái Lan để học thiền, nhưng kết quả thì tôi thấy tâm trí mình vẫn chưa khai mở được bao nhiêu.

Ý nghĩa của cuộc đời; Ý nghĩa của cuộc đời con người
Chị Thúy Di cùng những người bạn học của mình (ảnh nhân vật cung cấp)

Vào năm 2020, lúc tôi đang du học tại nước Anh, tôi tình cờ xem được một bài đăng trên mạng xã hội của một bạn cùng trường. Bạn ấy chia sẻ một bức ảnh về một học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đang cầm một ngọn nến, và ngọn nến đó người ta gọi là “Ngọn nến lương tri”. Khi tôi xem bức ảnh đó tôi cảm thấy rất tò mò, vì gương mặt của người cầm nến trong bức ảnh rất là kiên định, nhưng cũng an hòa.

Thế là tôi nhắn tin cho bạn ấy để hỏi về bức ảnh và hỏi có phải bạn ấy học Pháp Luân Đại Pháp không? Bạn mời tôi ra công viên và đưa cho tôi một quyển sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Đại Pháp). Khi đọc sách thì tôi thấy nói rằng Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để có thể nhận định người tốt và người xấu. Trước đây tôi luôn mong muốn trở thành một người tốt, nhưng lại không biết làm sao? Tiêu chuẩn gì mới là người tốt và làm sao gọi là tốt? Vì vậy khi đọc được điều này tôi đã rất vui mừng, tôi nghĩ mình đã tìm đúng Pháp môn mà mình cần. Và đó là cơ duyên mà tôi đã học Pháp Luân Đại Pháp.

Nữ giảng viên trẻ đi tìm ý nghĩa của cuộc đời
Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, chị Thúy Di nhận ra đây đúng là Pháp môn mà chị hằng tìm kiếm (ảnh: Nguyện Ước)

Có một điều kì lạ khi tôi mới bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân, đó là mỗi lần mở sách ra là tôi buồn ngủ; tôi chỉ muốn đi ngủ và không thể đọc được. Nhưng chính vì điều đó lại càng làm cho tôi cảm thấy tò mò. Tôi nhớ ra là ngoài đọc sách thì còn có video và audio giảng Pháp nữa, thế là thay vì đọc sách thì tôi nghe bài giảng.

Sau khi đọc sách rồi thì tôi cảm thấy quyển sách này rất hay. Quyển sách đã chỉ cho tôi ý nghĩa của đời người là gì, đây chính là điều mà tôi vẫn thường thắc mắc khi còn nhỏ. Thêm nữa là khi đọc được 4 chữ “phản bổn quy chân” thì tôi có cảm giác giống như mỗi người cần phải quay về ngôi nhà thật sự của mình vậy.  

Khi tôi qua Thụy Sĩ, tôi đã tìm kiếm trên website những điểm luyện công gần nơi tôi ở; đó là lần đầu tiên tôi đến đất nước này nên tôi không biết đi bằng tàu công cộng như thế nào, và thế là tôi quyết định đi bộ. Tôi đã đi bộ một tiếng đến điểm luyện công. 

Điểm luyện công đó rất đẹp, một bãi cỏ rất xanh, một cây cổ thụ rất to, và mọi người rất hoà ái bình yên ngồi luyện công. Sau đó có một chị học viên đã hướng dẫn tôi luyện công. Tôi cảm thấy rất bình yên, tôi chưa bao giờ có một cảm giác bình yên như thế. Đó cũng là lý do tại sao mà 3 năm nay tôi vẫn đọc sách và kiên trì luyện công. 

Nữ giảng viên trẻ đi tìm ý nghĩa của cuộc đời
Chị Thúy Di đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Nguyện Ước)

Trong 3 năm học Đại Pháp, tôi có một trải nghiệm rất đặc biệt. Chính là lúc mà tôi và bạn Mai (bạn học chung trường đại học ở nước Anh với tôi) hẹn nhau ra công viên. Đó là một công viên rất rộng và đẹp, như một thảo nguyên vậy; có rất nhiều ngựa đang đi ăn cỏ ở đó. 

Có một con ngựa đã chạy xồng xộc tới chỗ của Mai. Sau đó Mai đã đọc chín chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” cho nó nghe, không ngờ nghe xong con ngựa lại khóc, nước mắt nó rơi xuống. Tôi nhìn ánh mắt của nó và cảm thấy có sự xót xa. Nó làm cho tôi cảm thấy có một điều gì đó rất đặc biệt và xúc động trong lòng.

Trong quá trình tu luyện Đại Pháp thì tôi cũng có một vài trải nghiệm. Ví dụ như là mỗi khi tập 5 bài công pháp thì tôi cảm nhận được có một luồng gió hoặc là một nguồn năng lượng gì đó nằm trong lòng bàn tay của mình. Và tôi nghĩ có những thứ mà mình không nhìn thấy được nhưng nó vẫn luôn luôn tồn tại. Giống như không khí vậy, chúng ta không nhìn thấy được nhưng nó thực sự tồn tại. 

Mỗi khi tập xong tôi cảm thấy thoải mái và thư thái hơn. Nhiều lúc tôi chỉ ngủ 4 tiếng một ngày nhưng mọi người vẫn cảm thấy tôi tràn đầy năng lượng. Tôi hiểu rằng năng lượng đó chính là nhờ hàng ngày tôi tập 5 bài công pháp của Đại Pháp.

Tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn thì có hai điều thay đổi trong bản thân tôi mà tôi cảm thấy rất biết ơn. Thứ nhất là ngày xưa tôi rất nóng tính, tính tình bộc trực, thẳng thắn, thường vô tình làm tổn thương người khác. Sau này thì mỗi lời nói ra tôi đều cố gắng suy nghĩ cho người khác, để xem người nghe có bị tổn thương không, có làm cho người khác buồn không, chính điều đó đã làm cho tôi nhẹ nhàng và hòa ái hơn.

Thứ hai là Đại Pháp dạy cho tôi sự chính trực và dám lựa chọn đi theo niềm tin đúng đắn. Tôi may mắn được ba mẹ rất yêu thương, từ bé đã không phải chịu khổ hay áp lực gì. Chính điều đó cũng đã khiến một phần trong tôi rất sợ khổ. Nhưng tu luyện rồi tôi mới hiểu rằng, đôi khi cái khổ nó cũng không phải là điều gì đó bất hạnh. Khi nhận ra được điều này, tôi cảm thấy bình thản khi đối diện với khổ nạn; những chuyện không ưng ý tôi cũng nhẹ nhàng tiếp nhận. Tôi thấy mình sống tự tại hơn, mọi thứ đều tuỳ kỳ tự nhiên.    

(ảnh: Nguyện Ước)

Sau khi bản thân được trải nghiệm và được nhận những lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp, tôi muốn nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp thật sự rất tốt. Nếu mọi người có nghe phải những thông tin không tốt về Đại Pháp, tôi mong mọi người có thể chậm lại và tự tìm những nguồn thông tin khác để hiểu hơn về Đại Pháp. Tôi thấy có rất nhiều người học Đại Pháp tại châu Âu cũng như tại các nước khác, nên mọi người có thể tự đối chiếu lại và có một góc nhìn khách quan hơn.

Những ai muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại 0939 280 678.

x