Nhân sinh cảm ngộ

Người thực sự thông minh thường có phẩm chất đặc biệt gì?

23/03/21, 16:44
Người thực sự thông minh thường có phẩm chất đặc biệt gì?
Người thực sự thông minh thường có phẩm chất đặc biệt gì? (ảnh Zhihu)

Bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn con mình khi sinh ra được “thông minh lanh lợi”, cho rằng người như vậy mới có tiền đồ danh vọng, mới không bị ức hiếp; nhưng thế nào là thông minh thực sự?

Thông minh thái quá lại tự hại mình 

Trong danh tác nổi tiếng thời cổ đại “Hồng Lâu Mộng”, Vương Hy Phượng được miêu tả là người “Có mưu kế tính toán tường tận thông minh phi thường, trái ngược với tính cách của chồng”. Sắc sảo đấy, tài cán đấy, thông minh đấy, nhưng nó đã biến cô trở thành kẻ khôn lanh quá đỗi; sử dụng cái đó mà mưu mô thủ đoạn, lừa gạt hãm hại người khác.

Trên thì xu nịnh ngọt nhạt bợ đỡ, dưới thì ức hiếp bức hại người hèn kém hơn mình. Cái thông minh mà cô cho rằng mình có thể tính toán mọi sự như thần lại chính là cái dây khiến cô bị quấn vào càng chặt. Nghiệp lực mà cô gây ra được tích lại ngày càng nhiều. Cuối cùng cô lại chết bởi chính sự thông minh của mình. Một người thông minh nhưng đến tính mạng của mình cũng không giữ được, thật chẳng đáng buồn hay sao?

Vương Hy Phượng thông minh thái quá rồi cũng tự hại chính mình
Vương Hy Phượng thông minh thái quá rồi cũng tự hại chính mình (ảnh kknews)

Đương nhiên, cô không phải chỉ là người khôn vặt; cũng có lúc rất hiểu chuyện. Ví dụ cô mời bà Lưu, người không có quyền lực gì đặt tên cho con mình; có thể coi là giai thoại vào lúc đó. Điều không thể ngờ tới đó là, người cứu con gái của Vương Hy Phượng ra khỏi chỗ nước sôi lửa bỏng cũng lại là bà Lưu. Thật đúng nhân quả báo ứng không hề sai chạy; làm một việc tốt nhận lại một điều phúc lành.

Được và mất luân chuyển lẫn nhau

Có câu ngạn ngữ rằng “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” nghĩa là: Tái Ông mất ngựa, họa phúc khôn lường. Nhìn qua dường như bạn đang bị mất đi thứ gì đó; nhưng bạn sẽ phát hiện, từ một phương diện khác đó lại là tốt. Điều này liên quan tới một chủ đề rất quan trọng – Được và Mất.

Người ta đôi khi suy xét vấn đề, chỉ mong muốn làm sao để đạt được; mà không nghĩ tới việc trời cao rất công bằng. Bạn đắc được ở phương diện này, thì sẽ bị mất ở một phương diện khác. Nếu đắc được nhiều quá mức và làm tổn hại người khác, thì sẽ mất càng nhiều hơn.

Trong “Trích ngôn” có ghi chép một câu chuyện: Thời nhà Đường có một người ở Sơn Dương tên là Tôn Thái, theo học Hoàng Phủ Dĩnh, có phong cách của một người tài đức thời cổ đại. Vợ ông chính là con gái của dì.

Tương truyền, trước khi dì ông qua đời giao phó hai người con gái cho ông và nói: “Con gái lớn của ta bị hỏng một mắt, con có thể lấy cô em làm vợ”. Đợi dì ông qua đời, ông lại cưới cô chị làm vợ. Có người biết chuyện hỏi ông, ông đáp: “Cô ấy là người tàn tật, không gả cho ta thì có thể lấy được ai chứ”. Mọi người nghe vậy vô cùng bội phục nghĩa khí của ông. 

Không tham của cải để phúc cho con cháu

Không tham của cải để phúc cho con cháu
Không tham của cải để phúc cho con cháu (ảnh guwenxuexi)

Lần nọ, ông vào thị trấn gặp một người bán một cây đèn cũ và quyết định mua nó. Sau khi về nhà sai người rửa sạch mới phát hiện nó bằng bạc. Tôn Thái thấy vậy sai người mang trả lại người bán. 

Giữa năm đó, ông dự định chuyển nhà tới Nghĩa Hưng; dùng khoảng 200 xâu tiền để mua một ngôi biệt thự; đặt cọc trước một nửa. Hai tháng sau, Tôn Thái quay lại dừng thuyền trước cửa nhà, trả một nửa tiền còn lại để chủ nhà rời đi. Khi đó ông nhìn thấy một bà lão đang ngồi khóc, bèn tới chào hỏi và tìm hiểu nguyên nhân. Bà cụ nói: “Tôi ở đây là vì muốn tận hiếu với cha mẹ chồng; nhưng con cháu tôi lại tranh giành tài sản đem bán nhà, nên mới buồn như vậy”.

Tôn Thái buồn nản thất vọng tới cả nửa ngày, sau đó nói với bà: “Tôi vừa nhận được thư từ kinh thành, được thăng chức lên làm quan ở một nơi khác; vì thế không thể sống ở đây; căn nhà này để cho con bà quản lý”. Nói xong cởi bỏ dây thuyền và rời đi; từ đó không quay lại nữa. Sau này, con cháu ông đều thăng quan tiến chức; người thi đỗ tiến sĩ, kẻ ra làm quan ở tỉnh. 

Người thực sự thông minh thì bề ngoài dường như ngốc nghếch

Người thực sự thông minh thì bề ngoài dường như ngốc nghếch
Người thực sự thông minh thì bề ngoài dường như ngốc nghếch (ảnh SOHfrance)

Lão tử giảng “Đại trí nhược ngu”, nghĩa là người thực sự có trí huệ thì nhìn dáng vẻ bề ngoài thường ngốc nghếch. Việc Tôn Thái làm nhìn bề ngoài là ngu ngốc; tốt không muốn lại muốn xấu; lợi ích đến tay lại để nhường cho người khác. Tuy nhiên con cháu ông đều thăng quan tiến chức; đây chẳng phải là quả lành do bản thân ông tích âm đức mà được hay sao? 

Người thông minh không hẳn là người có trí tuệ, đôi khi còn là người ngu ngốc nhất. Còn người thực sự thông minh thì nhìn bề ngoài có vẻ ngốc nghếch. Dùng sự linh hoạt của đầu óc để làm việc thiện thì mới được tính là thông minh thật sự, mới là bậc đại trí tuệ. 

Theo Sohfrance

x