Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn

Người đàn bà 34 năm chìm trong men say và khói thuốc

15/10/23, 12:08
Người đàn bà lúc nào cũng ngây ngất trong men say
Bà Phạm Thảo (73 tuổi) từng nghiện rượu và thuốc lá (hình ảnh được nhân vật tái hiện; nguồn: Nguyện Ước).

34 năm người đàn bà ấy ngất ngây trong men say và khói thuốc, đã biến mình thành kẻ mất lý trí… Nếu không nhờ Phật Pháp, bà cũng không tỉnh lại và nhận ra những gì đánh mất…

Nỗi buồn trái ngang mà tìm đến rượu

Bà Phạm Thảo, năm nay 73 tuổi, hiện đang sống tại huyện Phù Cừ, Hưng Yên. Giờ đây gặp bà, không ai nghĩ chỉ cách đây mấy năm, bà là một con người hoàn toàn khác. Gầy gò, nhăn nhúm, ốm yếu, bệnh tật đầy thân và đặc biệt tính khí thất thường, lúc nào cũng ngây ngất trong men say. Bà nghiện rượu và thuốc lá đã mấy chục năm. Lý trí và tinh thần không còn đủ tỉnh táo, sáng suốt nữa… Nhưng đã 5 năm trôi qua, kể từ năm 2018, bà đã lột xác thành một con người mới. Nhìn lại những năm tháng đã qua, bà không khỏi chạnh lòng mà hối hận. Có cơ hội, bà đã chia sẻ câu chuyện về cuộc đời của mình.

Bà kể:

Năm 1974, tôi đi lấy chồng. Trái ngang đầu tiên và kéo dài suốt cuộc đời làm dâu của tôi là không hợp với mẹ chồng và gia đình nhà chồng. Không khí ngột ngạt, căng thẳng, đối xử với nhau bằng mặt mà không bằng lòng khiến tôi luôn muộn phiền.

Tôi sinh được ba người con thì không may đứa thứ ba mất sớm khi mới ba tuổi. Con mất là một cú sốc lớn đối với tôi. Tôi ra đình chùa cúng cầu, mong giải thoát những trái ngang. Nhưng hạn này chưa qua lại đến hạn tiếp. Tôi sinh thêm một cháu nữa, thằng bé vừa lên ba thì ngã xuống ao mất. Thêm một đứa nữa ra đi khiến tôi không còn lý trí. Tôi muốn bỏ chồng, bỏ con ra đi nhưng vì trách nhiệm mà ở lại. Tôi tìm đến rượu và chìm ngập trong men say đằng đẵng bao nhiêu năm.

Đàn bà nhưng lại nghiện rượu, thuốc lá

Không hiểu sao, tôi thèm thuốc lá từ khi còn thanh niên. Cơn thèm ở đâu mang đến, nó khiến tôi phải hút bằng được. Ngày đó, không có thuốc bao, chỉ có thuốc lạng, tôi phải đi bộ mấy cây số mới mua được một bịch. Ngồi vào chỗ kín nào đó mà hít lấy hít để. Có khi ngồi hút gần hết một bịch mới đã cơn thèm.

Người đàn bà nghiện rượu và thuốc lá
Bà Thảo thèm thuốc lá từ khi còn là thanh niên (hình ảnh được nhân vật tái hiện; nguồn: Nguyện Ước).

Tôi bị bướu cổ, sau khi mổ về, chồng động viên, ngâm rượu thuốc, bảo uống cho khỏe. Từ đó, mỗi bữa cơm, chồng một cốc Liên Xô, vợ một cốc ngồi uống. Uống dần thành quen, thành nghiện, ngày càng uống nhiều hơn. Ngoài hai bữa chính, đi làm đồng về mệt là tôi rót một cốc. Bụng đói, uống vào là người lắc lư, ngây ngất, đầu cứ gật gật, ngất ngưởng, rồi lại đi làm tiếp.

Qua cơn đói, về nhà ăn tạm bát cơm, rồi lại đi làm, tối về lại uống. Có khi đi làm, nghĩ đến rượu mà thèm, kiểu gì tôi cũng mò lên quán làm cốc bia; hoặc trên đường về phải tạt vào quán. Nhiều khi chồng bảo: “Thôi, trưa rồi về nhà còn ăn cơm, uống rượu ở nhà.” Tôi tức lắm không chịu, về đến nhà tôi lại phi ra quán, uống bằng được chai bia mới thôi.

Trong men say mà mất hết nhân tính

Rượu vào là ngất ngây, mặt đỏ lên là gây sự với mọi người. Tôi như người mất trí, đầu óc, trí tuệ bị loãng khiến cho tính khí của tôi nóng nảy, cộc cằn. Tôi chửi chồng, chửi con và làm ra rất nhiều hành vi ngang ngược. Có rượu thì ngây ngất, không rượu thì đầu đau như búa bổ, nhìn cái gì cũng khó chịu. Tôi sợ âm thanh, tiếng ồn, về đến nhà chỉ thích yên tĩnh. Thấy bố con nhà nó mở tivi là tôi không chịu được, bắt tắt hết dù các con háo hức mới mua được tivi.

Tôi sợ mùi cá nên mỗi bữa ăn không cho bố con ăn trong nhà, bắt phải ăn ngoài cửa. Bát vỡ, đũa xô, nước mắt của các con chảy rất nhiều vì tôi. Cơ bản tôi không nhận ra, bao nhiêu năm đằng đẵng mấy bố con chịu đựng tôi như vậy. Tôi cho ăn thì được ăn, không hài lòng là tôi ve cả mâm cơm ra sân. Mấy bố con đặt biệt hiệu cho tôi là “đồng bóng”, không thèm chấp.

Trong men say mà mất hết nhân tính
Bà Thảo kể “Những lúc không hài lòng là tôi ve cả mâm cơm ra sân” (ảnh: Nguyện Ước).

Đối với anh em họ hàng, tôi cũng chửi và đuổi tất. Anh chị em đến nhà đông, tôi chửi đuổi: “Nhà tao làm sao mà chúng mày kéo đến đông thế làm gì?” Thấy người đông là tâm tôi náo loạn, tự nhiên thấy khó chịu kiểu gì trong người. Như một người thần kinh, tôi cứ gây sự với mọi người như vậy. Em trai tôi nói: “Mọi người thông cảm, bác ấy thần kinh không ổn định…”. Anh chị em bên ngoại hiểu và thương tôi.

Đánh nhau bị kiện ra tòa

Tôi gây sự và đánh nhau với nhiều người. Sự việc lớn nhất là tôi đánh cô hàng xóm trẻ hơn tôi mấy chục tuổi. Vì cô ấy không đồng ý cho gia đình tôi chở xe vật liệu vào ngõ sửa nhà, nói lý không được, tôi lao vào, túm cổ, đè ngửa cô ấy. May lúc ấy hòn gạch xa một chút tầm với của tôi, nếu cầm được hòn gạch thì có lẽ đầu của cô ấy không còn nguyên vẹn, cũng không biết hậu quả thế nào.

Không hiểu sao sức mạnh ở đâu ra mà một người già lại khống chế được một người trẻ. Hàng xóm may phát hiện và kịp ngăn cản. Hai người được gỡ ra, cô ấy chạy vội về nhà. Vài ngày sau đơn kiện được gửi đi, tôi đối diện với tội danh “mưu sát”. Biết là sai nhưng cái lý tôi bám vào là một người già không thể hại được một người trẻ. Theo đuổi vụ kiện một thời gian, cuối cùng tòa xử phạt cả hai bên.

Sự hối hận trong bế tắc

Trong men say là người như vậy, khi tỉnh tôi cũng biết mình đã sai. Nhiều đêm nằm khóc thầm một mình. Thương chồng, thương con bao nhiêu năm qua vì mình mà khổ. Dù tôi mất đi hai đốt con nhưng vẫn còn ba đứa. Vì sự ích kỷ của tôi, vì thiếu ý chí sống, khó đối diện với cuộc sống, tôi đã tự đẩy mình vào men say và khói thuốc. Những đứa con, chúng cơ bản không được hưởng sự ấm áp, yêu thương của người mẹ. Tôi mới chỉ làm tròn vai trò của người mẹ nhưng chưa thực sự là người mẹ trọn vẹn.

Tôi cũng muốn tìm con đường giải thoát khỏi bế tắc này, tìm đến tâm linh. Tôi vào chùa và theo đoàn tế lễ. Bước chân tôi đi khắp chốn chùa chiền, núi non hành hương, tế lễ. Càng đi tôi càng thấy hoang mang và bế tắc. Tôi muốn mình tốt lên, từ bỏ được rượu chè, khói thuốc nhưng không có động lực nào giúp tôi; lời kinh cầu, đoàn tế lễ không chỉ đạo Pháp lý cho tôi, tôi không thay đổi. Ngược lại, tôi còn không hiểu vì sao nhà chùa cũng ngâm rượu, uống rượu, thậm chí rượu còn rất ngon.

Sự hối hận trong bế tắc
Bao nhiêu năm chìm trong men say, bà Thảo cũng biết mình sai nhưng cảm thấy bế tắc không thoát ra được ( hình ảnh được nhân vật tái hiện; nguồn: Nguyện Ước).

Tôi không sao quên được bữa rượu Chưng Xá mà nhà chùa mời chúng tôi sau buổi tế lễ. Về nhà, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Rốt cuộc đâu mới là miền tịnh thổ cho tâm tôi thanh tịnh? Chùa chiền hiện nay không còn đúng như lời Phật dạy xưa rồi. Thấy không thay đổi được gì, tôi quyết dịnh dừng không theo đoàn tế lễ sau mấy chục năm gắn bó.

Bao nhiêu năm đi tìm không ngờ Phật Pháp chân chính ngay bên cạnh

Không đi chùa nữa, tôi quyết định đi chợ, buôn bán lặt vặt. Ở chợ, ngồi xung quanh tôi có mấy chị em rất thân thiện. Họ thường xuyên mời tôi ăn gì đó hoặc rủ đi ăn nhưng tôi luôn từ chối. Tôi nói: “Tôi sợ ăn nhiều, người béo, sinh nhiều bệnh.” Không ngờ mấy chị em đó lại nói: “Chị mà bệnh thì đi tập Pháp Luân Công cùng chúng em. Chị thấy mấy chị em em tập, có ai béo đâu, ai cũng xương xương và rất khỏe mạnh.”

Họ động viên tôi tập cùng. Từ nhà tôi đến điểm tập khá xa, đi vào buổi tối tôi thấy sợ. Họ lại nói: “Tập môn này chị sẽ không sợ đâu, vì đây là Phật Pháp chân chính.” Thấy họ nói vậy, tôi cũng muốn thử xem sao. Không ngờ hiệu quả đến ngay từ buổi đầu tập luyện.

Người đàn bà chìm trong men say tìm được Phật Pháp
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Nguyện Ước)

Thời điểm tôi đến tập Pháp Luân Công, cơ thể tôi rất nhiều bệnh. Nào là dạ dày, đại tràng, tim mạch, đau đầu, chóng mặt, thấp khớp, viêm khớp. Bệnh thoái hóa xương khớp khiến hai đầu gối của tôi xưng to, đi lại vô cùng khó khăn, ngồi xuống mà không đứng được lên. Buổi đầu tiên tôi tập vụng về, các bạn học viên phải bắt tay hướng dẫn. Tập xong 5 bài, cơ bản chưa thuộc, chưa đâu ra đâu nhưng ngay tối đó về ngủ, tôi có một giấc ngủ sâu ngon giấc. Chưa bao giờ tôi có được giấc ngủ nhẹ nhàng như vậy. Sáng hôm sau tỉnh dậy, toàn thân thể thấy nhẹ nhàng, khoan khoái, thật kỳ lạ! Thấy môn này tốt quá, tôi đặt quyết tâm tập luyện.

Chấm dứt hoàn toàn rượu chè, thuốc lá sau 34 năm chìm trong men say

Ngay sau tối đầu tiên tập Pháp Luân Công (ngày 2/8/2018), tôi không còn cảm giác thèm rượu nữa. Tôi bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá cho đến tận bây giờ. Nhiều lúc con tôi thương mẹ, bảo mẹ uống cốc bia cho mát, tôi dứt khoát không uống. Cũng thật kỳ lạ, suốt mấy chục năm trong men say, khói thuốc, uống không ngừng nghỉ, cơn thèm nó hành hạ suốt ngày này qua tháng khác dù tìm nhiều cách giảm cơn thèm nhưng bao năm không kết quả; vậy mà chỉ tập có mấy động tác, cũng chưa hiểu Pháp Luân Công là gì mà hiệu quả lại đến tức thì, chấm dứt hoàn toàn cơn nghiện, giúp tôi bước sang một trang đời mới khi đã bước vào tuổi xế bóng. Tôi chính thức bước vào tu luyện, làm lại cuộc đời dù đã quá muộn màng.

Chấm dứt hoàn toàn rượu chè và thuốc lá sau 34 năm chìm trong men say
Bà Thảo đang luyện bài Công Pháp số 2 (ảnh: Nguyện Ước).

Tu luyện Đại Pháp, làm lại cuộc đời

Dù nhận được ngay lợi ích nhưng trong tâm tôi vẫn nghi ngờ, khó tin. Tôi sợ chồng con biết, không cho tập nên chờ đêm khuya, mở tivi ra tìm hiểu về môn. Dần dần, qua chia sẻ, hướng dẫn của các bạn đồng tu, tôi hiểu ra và từng bước tu tâm tính. Tất cả những cuốn sách Pháp của Sư phụ Lý giải khai tất cả những Pháp lý từ nông cạn đến thâm sâu về con đường tu luyện. Trở thành người tu luyện tức là phải tu thẳng cái tâm của mình theo Chân Thiện Nhẫn. Mọi sự việc trong người thường đều quán chiếu mà tu tâm mình. Làm một người tu luyện chân chính, tức là phải trở thành người tốt, ngày càng tốt hơn. Những thứ gì là xấu, từ hành vi đến lời nói, trong suy nghĩ đều phải buông bỏ.

Có Pháp trực tiếp chỉ đạo tu tâm, tôi đã ngộ Đạo và thực hành tu luyện. Nhìn lại toàn bộ cuộc đời của mình, đối chiếu với Pháp, tôi thật xấu hổ và ân hận. Bao năm qua, tôi đã trượt dài xuống hố bùn dơ bẩn, biến mình thành người đàn bà quái dị. Những tiêu chuẩn, phẩm chất của người phụ nữ, tôi hoàn toàn đánh mất chỉ vì con ma men. Càng nghĩ càng ân hận, càng thương chồng con. Tôi quyết thay đổi chính mình, bù đắp cho chồng con những gì có thể.

Không còn men say trong người, đầu óc tỉnh táo, hành vi quy chính. Tôi cư xử đúng mực, đối đãi tốt với anh chị em nội ngoại đôi bên. Người hàng xóm thù oán trước kia tôi cũng buông bỏ, chủ động làm lành. Tôi quan tâm, chăm sóc chồng con. Trước kia các con không muốn gần mẹ, nay thấy mẹ thay đổi chúng gần gũi, trò chuyện, yêu thương mẹ hơn…

Thực hành Chân Thiện Nhẫn tâm tính thuần tịnh, bệnh tật biến mất

Tâm tính tôi tự nhiên thuần một cách kỳ lạ. Không nóng, không giận, không buồn phiền, lo lắng, lúc nào cũng an nhiên, tự tại. Ai nói gì, gây sự gì tôi cũng không động tâm, nếu là trước kia thì không thể có điều đó. Tất cả những lời ngoa ngoắt, chửi bới giờ thay thế là lời nói nhẹ nhàng, không trách, không hận.

Ngoài ra, tất cả những căn bệnh trên thân thể biến mất từ lúc nào. Người không còn cơn đau nào, toàn thân khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngoài 70 tuổi nhưng tôi cảm nhận sức khỏe của mình ở tuổi 50. Những công việc đồng áng, cấy cày, trồng màu…tôi làm hết, làm không biết mệt mỏi. Đến nỗi các con tôi đặt biệt hiệu cho tôi là “người trời”. Từ một người mẹ “đồng bóng”, giờ thành “người trời”, tôi rất vui vì điều đó. Bởi tôi mang lại cho con cái, cho gia đình tôi là sự thoải mái, vui vẻ và an lòng.

Thực hành Chân Thiện Nhẫn tâm tính thuần tịnh, bệnh tật biến mất
Bà Thảo cung kính đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Nguyện Ước).

Thật sự, nhờ tu Đại Pháp, cải biến cả tâm và thân, tôi đã lột xác thành một con người hoàn toàn mới. Tâm thanh thản, thuần tịnh, bệnh tật cũng tiêu tan khiến toàn thân thể tôi cũng thay đổi ngoại hình. Tôi béo khỏe, trắng trẻo, da dẻ hồng hào và đặc biệt trẻ hóa lại. Ai nhìn tôi, từ cách ăn mặc đến nước da đều không thể tin tôi đã ngoài 70 tuổi. Họ ngỡ đâu như khoảng ngoài 50 tuổi. Đó chính là điều mà Sư phụ tôi dạy rằng, “đây là công pháp tính mệnh song tu”, tức là cả tu tính và tu mệnh…

Điều hạnh phúc nhất của sinh mệnh dù là hơi muộn

Chồng tôi sau khi thấy tôi thay đổi, ông ấy cũng đọc sách và tập công. Bản thân ông cũng thu được nhiều lợi ích về sức khỏe. Nhưng sau đó ông mắc trọng bệnh: ung thư phổi. Trong quá trình chạy chữa, ông cũng nhận được nhiều may mắn;  nhưng do đau đớn ông không thể duy trì tập luyện, cuối cùng ra đi. Đó là điều tôi buồn và đáng tiếc nhất. Thời gian tôi nhận ra mình sai và muốn bù đắp lại quá ngắn so với thời gian tôi xử tệ.

Dù sao điều may mắn nhất của sinh mệnh tôi là đắc được Đại Pháp chân chính này. Có là hơi muộn, là tuổi cao so với nhiều người đắc Pháp nhưng sẽ là không muộn nếu tôi nỗ lực tu luyện. Trong 5 năm qua và cả những năm sau này, nếu tôi không bước vào tu luyện Pháp Luân Công thì tôi vẫn là con mẹ già nghiện ngập, quay quắt, làm khổ chính mình và gia đình. Những ngày cuối đời có thể là những điều rất tồi tệ và thương cảm. Nhưng trang đời ấy đã được viết lại, thay đổi sang một hướng khác tốt đẹp khi có “Phật quang phổ chiếu” soi rọi, dẫn lối.

Bây giờ, những gì còn lại, thời gian còn lại tôi sẽ cố gắng tu tốt bản thân, làm tốt vai trò của mình trong gia đình và để lại tiếng thơm cho chính mình, gia đình và xã hội.

Chia sẻ câu chuyện này của tôi là mong mỏi nhiều người biết đến lợi ích to lớn của Pháp Luân Công. Thực sự, Phật Pháp đã được đặt đến cổng nhà mỗi chúng ta. Ai nắm lấy cơ hội là phụ thuộc vào chính mỗi người. Tôi để lại số điện thoại của mình làm thông tin liên lạc: 0932618878.

Xem thêm:

x