Nhân sinh cảm ngộ

Lão Tử giảng: “Thượng Thiện nhược thủy” hóa ra là hàm nghĩa này

07/07/22, 08:16
Lão Tử giảng: "Thượng Thiện nhược thủy" hóa ra là hàm nghĩa này
Cái thiện của nước là thiện nhất, nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào (ảnh: pinterest).

Lão Tử giảng “Thượng Thiện nhược thủy” có nghĩa là nước là thiện nhất, gồm có 7 điều thiện, vậy 7 điều thiện đó là gì?

“Thượng thiện nhược thủy” – Cái thiện của nước là thiện nhất

Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy”, thiện của nước trong “Đạo đức kinh” đối với Lão Tử mà nói bao gồm “bảy thiện”: “Cư thiện đích, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trì, sự thiện năng, động thiện thì”. Nghĩa là: ‘Ở thì lựa nơi chốn; tâm hồn thời thâm trầm sâu sắc; giao tiếp với người một mực nhân ái; nói năng thành tín; lâm chính thời trị bình; làm việc thời có khả năng; hoạt động cư xử hợp thời; chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán thán’.

Đồng thời “bảy thiện” này cũng là “bảy trí tuệ” trong đối nhân xử thế làm người của cổ nhân. Nếu có thể đọc hiểu được “Bảy thiện” này, liền có thể giống như nước “không tranh, gần với Đạo”. Dưới đây là 7 thiện mà con người cần học.

1. “Thượng thiện nhược thủy” – Cư thiện địa: Tìm được vị trí thích hợp của bản thân

“Danh như ý nghĩa” nghĩa là người ta trong cõi nhân sinh này cần giống như nước thuận theo tự nhiên, giỏi về lựa chọn nơi chốn, giỏi về khai thác tài năng của bản thân, càng nên xác định vị trí chính xác của mình. 

Dù trong công việc hay trong quan hệ xã hội cần chú ý tới cá tính đặc thù của mình; nhìn nhận xem bản thân có thích ứng với hoàn cảnh và giá trị quan của người khác hay không. 

Nếu không biết bản thân như thế nào, tự cao tự đại hoặc chọn nhầm mục tiêu của cuộc đời thì rất dễ tạo thành những ảnh hưởng không thể vãn hồi. 

2. Tâm thiện uyên: Có tâm tính ôn hòa và không sợ hãi

Người ở nơi thâm sâu thâm trầm rộng lượng. Chúng ta đang sống trong xã hội vật chất này, không thể tránh khỏi việc bị lây nhiễm những thứ thô tục.

Lão Tử giảng “thượng thiện nhược thủy”, nghĩa là: Nước là thiện nhất; cũng là muốn nói đến cái Đạo to lớn ẩn chứa trong nước.
Nếu có thể đạt đến cảnh giới không có dục vọng thì cuộc sống của chúng ta sẽ có biến đổi to lớn (ảnh: Pinterest).

Lúc này điều chúng ta cần hơn cả là một tâm thái ôn hòa, không sợ hãi; nếu có thể đạt đến cảnh giới “Vô dục vọng tắc tĩnh chỉ, tĩnh chỉ tắc minh lãng”; nghĩa là: Không có dục vọng thì có thể tĩnh lại, tĩnh lại chính là sự sáng tỏ. Cuộc sống của chúng ta sẽ có sự biến đổi to lớn.

3. Dữ thiện nhân: Giao tiếp với mọi người tâm nên giữ thiện ý

Có nghĩa rằng đối xử với người khác nên giống như nước; có thể nuôi dưỡng vạn vật. Nghĩa là, bao hàm trong đó việc cần tôn trọng kẻ mạnh và giúp đỡ kẻ yếu.

Nhân loại ngày nay hoặc là có đủ sự tôn trọng đối với kẻ mạnh nhưng lại coi thường kẻ yếu; hoặc là quá thân thiện với kẻ yếu, bài xích kẻ mạnh. Đây không phải là “Nhân” mà Lão Tử muốn đề cập.

Dù là kẻ mạnh hay kẻ yếu, khi giao tiếp với mọi người, chúng ta nên có thiện ý, tâm nên có thiện niệm và tuân theo “nhân” mà Lão tử nói. Như vậy mới có được thiện cảm và tôn trọng của mọi người. Khi làm việc hay làm người đều có thể thành công. 

4. Ngôn thiện tín: Thành tín là gốc để lập thân và làm người

“Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy” lời đã nói ra cần phải giữ chữ Tín. Thành tín là cái gốc lập thân của con người. Hễ mất đi lòng thành tín này thì con người chẳng thể có được chỗ đứng trong trời đất.

 Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu” (Nước là thiện nhất, nước đem lại lợi ích cho ...
Thành tín là cái gốc lập thân của con người (ảnh: Pixabay).

Trong “Sử Ký” của Tư Mã Thiên cũng có câu rằng: “Người trong thiên hạ tất bật, bận rộn đều vì chữ lợi này mà đến; người trong thiên hạ rối ren, hỗn loạn đều vì chữ lợi này mà bôn ba”. Mặc dù người trong thiên hạ đều vì lợi mà vất vả, ngược xuôi; tuy nhiên điều quý nhất trong thiên hạ lại là thành tín. 

Muốn có chỗ đứng và phát triển trong xã hội cần ghi nhớ “Giữ chữ tín có thể đi khắp thiên hạ. Thất tín là sự phá sản lớn nhất của đời người”.

5. Chính thiện trị: Học cách giúp dân cứu đời

Đạo trị quốc của người xưa không nằm ở việc hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc cá nhân; mà nằm ở chí khí “kinh bang tế thế”, giúp dân cứu đời.

Trị quốc cần có phương pháp, không rối loạn, có trật tự rõ ràng mới có thể nắm vững đại cục. Tuy nhiên, cái gốc của trị quốc thì vẫn nằm ở việc tu dưỡng đạo đức của bản thân, điều ấy có thể thấy được xuyên suốt Đạo Đức Kinh.

6. Sự thiện năng: Học cách phát huy tài năng bản thân

Cần làm việc phù hợp với khả năng của mình. Tài năng có lớn, có nhỏ, tương ứng với nó cũng có việc khó, việc dễ. Một số việc nếu không đủ sức, thì chẳng nên níu giữ. Một số việc hữu ích trong tầm với, thì không thể không làm. Cưỡng cầu làm những việc quá sức hoặc buông bỏ những việc nằm trong khả năng của mình, đều không phù hợp với “sự thiện năng”.

Có câu “Năng giả đa lao” những người có tài năng hơn người nên chủ động gánh vác những trọng trách liên quan đến sở trường của mình. Bởi lẽ “Năng lực càng cao thì trách nhiệm càng lớn”.

Trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, chỉ có một mình Mặc Tử hành hiệp trượng nghĩa. Bạn của Mặc Tử hỏi: “Ngày nay thiên hạ không ai vì nghĩa, ngài một mình hành nghĩa mà tự chuốc lấy cái khổ, chi bằng đừng làm vậy nữa”.

Mặc Tử trả lời: “Hôm nay, thiên hạ không có người hành nghĩa thì anh nên động viên tôi hành nghĩa, cớ chi lại ngăn cản tôi?”. Tư tưởng chủ đạo của Mặc gia là tương thân, tương ái, không tranh giành, gìn giữ công bằng, chính nghĩa trong thiên hạ.

7. Động thiện thời: Bản thân cần tự học cách nắm chặt thời cơ

Cần nắm vững thời cơ, hành sự lúc thích hợp. Nếu chưa thể nắm vững thì sao? Thỉnh giáo những người có kinh nghiệm là cách hay. Ngoài ra, ôm giữ cách nghĩ hành thiện giúp đời cũng rất tốt. Những việc có ích cho người khác thường là việc nên làm.

Mạnh Tử giảng về cách nắm thời cơ như sau: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”. Nhân hòa có thể làm nên nghiệp lớn; nhưng để có “nhân hòa” thì thật không phải là việc dễ dàng. “Nhân hòa” chính là lòng người, là sự đồng lòng từ bên trong; không có “nhân hòa” thì không có sức mạnh to lớn.

“Thượng thiện nhược thủy” – Nước có thể bao dung vạn vật

Thái độ làm người và đối nhân xử thế nên giống như nước vậy. Sở dĩ chúng ta khác với người khác là bởi năng lực, bởi thiện ác; tất cả đều ở chỗ có thể lý giải “Bảy thiện” này hay không. Nếu có thể lý giải thấu triệt và vận dụng, như vậy nhất định có thể làm được “Phu duy bất tranh, cố vô vưu” nghĩa là: Chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán thán.

Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ [2] ư Đạo. Cư thiện [3] địa, tâm thiện uyên, dữ [4] thiện nhân, ...
Nước trong suốt, quang minh lỗi lạc; thậm chí có thể làm tấm gương cho người khác soi mình (ảnh: Pixabay).

“Thượng thiện nhược thủy” vì nước trong suốt, quang minh lỗi lạc; thậm chí có thể làm tấm gương cho người khác soi mình. Nước cứ đêm ngày chảy xiết, gặp núi cao thì chuyển mình lách qua, gặp sa mạc thì hóa thành hơi nước bay đi. Mùa hè thì thành mưa, mùa đông thì thành tuyết, nóng hóa khí, lạnh hóa băng; gặp tròn hóa tròn, gặp vuông hóa vuông. Cứ thuận theo thế mà làm, tùy theo tình hình mà biến hóa.

“Thượng thiện nhược thủy” – cái thiện cao nhất như nước vậy. Nước trông đơn giản là thế nhưng lại ẩn chứa rất nhiều điều đáng để học.

Theo Visiontimes

x