Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Hạnh phúc không ở đâu xa: Người công nhân tu luyện giữa đời thường

28/12/20, 08:45
Làm công nhân tôi vẫn có thể tu.
Làm công nhân tôi cũng có thể tu luyện.

Cuộc sống của hai vợ chồng công nhân nhiều vất vả. Làm tăng ca, mải miết kiếm tiền lo cho hai con khiến vợ chồng dần xa cách và thường xuyên cãi nhau. Lại thêm bệnh mất ngủ hành hạ suốt thời gian dài, người phụ nữ tưởng như cuộc đời đi vào bế tắc. May thay, chị đã lựa chọn một con đường giúp cải thiện sức khỏe và tâm tính. Tu luyện mở ra những trang mới tươi sáng trong cuộc đời của chị.

Tôi là một người phụ nữ không xinh đẹp, ít nói, có phần tự ti. Nhà nghèo nên tôi chọn con đường đi làm từ sớm, chủ yếu làm công nhân. Rồi tôi có gia đình, con cái nhưng cái tâm chẳng bao giờ thanh thản. Tôi ích kỷ, nhỏ nhen, oán hận, bất bình… Khi mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm, tôi chao đảo, khụy ngã và không có cách giải quyết. May mắn có người khuyên tôi “hãy tìm và đọc một cuốn sách”. Tôi như bừng tỉnh. Và cuốn sách vô giá đó đã đưa tôi đến ánh sáng Phật Pháp. Từ đó tôi chân chính bước trên con đường tu luyện giữa đời thường, cuộc đời tôi sang một trang mới tươi sáng.

1. Cuộc sống vất vả của người công nhân

Tôi là Phạm Thị An, sinh năm 1989, quê tại Ninh Giang. Bố tôi mất sớm, mẹ tôi lam lũ nuôi chị em chúng tôi khôn lớn. Không muốn làm gánh nặng cho mẹ, tôi không thi đại học mà chọn đi làm công nhân. Tôi chuyển nhiều công ty, từ công ty may sang làm các công ty điện tử khác. Năm 22 tuổi, tôi lấy người chồng mà tôi yêu. Chúng tôi có một gia đình êm ấm với một bé gái đầu lòng và bé trai kháu khỉnh.

Chồng tôi cũng là công nhân. Để tăng thu nhập, hai vợ chồng thay nhau làm tăng ca. Cuộc sống với chúng tôi mỗi ngày qua đi là đầu tắt mặt tối, đi làm miết kiếm tiền. Sáng vội đưa con cái đi học, chúng tôi có mặt tại công ty trước 8h và làm việc đến trưa. Nghỉ ngơi được một tiếng, lại bắt tay vào làm đến 7h30 tối (nếu tăng ca) mới về đến nhà. Thời gian còn lại tiếp tục những công việc trong gia đình.

Công việc của công nhân rất vất vả, phải làm theo sản lượng nên chân tay hoạt động liên tục. Tôi làm đến tầm 3h chiều là người mệt mỏi, rã rời, hai bả vai đau như kim châm. Tôi mắc bệnh mất ngủ từ hồi thanh niên, khi sinh con lại càng mất ngủ nhiều hơn và phải dùng thuốc ngủ. Công việc thì khổ nhọc, thêm mâu thuẫn gia đình,… càng làm tình trạng bệnh mất ngủ của tôi thêm tồi tệ.

2. Con người tôi có đủ những thứ xấu

Ngoại hình không xinh đẹp, cũng không có điều kiện trau chuốt, tôi sống giản dị. Bản tính thì ít nói, luôn trầm tư nhưng dịu dàng, có lẽ tôi sống nội tâm. Đi làm bất kỳ đâu, câu đầu tiên ai cũng nhận xét “sao em ít nói thế”. Có anh chị trong công ty ngạc nhiên bảo: “nếu bạn này không tạo cơ hội cho bạn ấy nói chuyện, khéo bạn ấy tự kỷ mất”. Tôi cũng muốn thay đổi nhưng không làm được.

Chồng tôi là người hiền lành, chiều vợ con nhưng dường như chưa đủ với tôi. Tôi chỉ nhìn vào điểm xấu của anh ấy, tôi luôn trách cứ anh ấy sao không tốt hơn. Cái tôi của tôi quá lớn, tôi tham lam và ích kỷ, không chịu lắng nghe anh nhưng lại bắt anh phải nghe tôi. Không hài lòng điều gì là tôi giận và chiến tranh lạnh với chồng hàng tuần, hàng tháng. Càng ngày cái tôi ích kỷ của tôi càng lớn, vậy nên vợ chồng thường xuyên cãi nhau

Cái giận ấy tôi đem cả vào giấc ngủ, dày vò bản thân, oán hận với chồng mà chẳng có được giấc ngủ ngon. Cơn giận nhiều khi lây sang cả con nhỏ, giận cá chém thớt, quát mắng con. Không khí gia đình phần nhiều khó chịu. Tôi biết mình xấu nhưng vẫn cho cái quyền trách cứ người khác.

3. “Khi bạn đau khổ hãy tìm đến một cuốn sách”

Khi mâu thuẫn vợ chồng lên đến đỉnh điểm, tôi không dễ dàng tha thứ cho anh ấy, cuộc sống như rơi vào đường cụt. Trong một lần đi làm về, tôi không đủ sức lê thân về nhà, ngồi vạ vật ngoài đường.

Mâu thuẫn gia đình và bệnh tật hành hạ khiến chị cảm thấy bế tắc.
Mâu thuẫn gia đình và bệnh tật hành hạ khiến chị cảm thấy bế tắc.

Chợt có người lại gần, hỏi han, trò chuyện với tôi. Chị nói: “Dù em có đang buồn chuyện gì thì em nên tìm một cuốn sách và đọc nó, em sẽ quên đi tất cả”.

“Ồ, một cuốn sách ư?”. Tôi như bừng tỉnh. “Chẳng phải mình có một cuốn sách Chuyển Pháp Luân dạy mình tu Phật mà”. Tôi đứng dậy, cảm ơn chị và về nhà ngay. Tôi làm các việc cho xong sớm, rồi tìm lại cuốn sách, tôi bắt đầu ngồi đọc.

Càng đọc tôi càng hiểu hơn về thế giới nhân sinh quan, tôi hiểu tại sao tôi lại khổ và bị mất ngủ như vậy. Cách đây hai năm tôi đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân này, nhưng lúc đó không đặt tâm, sau khi sinh con tôi cũng quên mất. Giờ đây, khi đau khổ, va vấp với cuộc đời tôi ngộ Đạo. Những gì thắc mắc trước kia nay có lời giải, tôi nhìn lại mình và hiểu rằng chính mình cần thay đổi tích cực. Tôi cần buông xuôi, coi nhẹ, không tự trách mình mà học cách tha thứ, học cách biết nghĩ cho người khác…Lúc này tôi hiểu Đại Pháp và Sư Phụ đã cứu vớt cuộc đời tôi…

Đọc sách hàng ngày giúp chị An thay đổi suy nghĩ và tâm tính.
Đọc sách hàng ngày giúp chị An thay đổi suy nghĩ và tâm tính.

4. Tu luyện đã thay đổi cuộc đời đau khổ, bế tắc của tôi

Đọc Pháp của Sư Phụ tôi mới hiểu mình chưa làm tròn bổn phận của người vợ. Chuyện bé luôn xé ra to, không hài lòng với chồng điều gì là tôi luôn đòi bỏ chồng. Chồng tôi nói một tôi phải cãi vài câu, cuộc sống vợ chồng luôn cãi vã nhau thật mệt mỏi… Tôi không muốn tiếp tục sống như thế nữa, tôi tu luyện để cải biến từ chính tôi. Tôi phải học chữ Nhẫn, Nhẫn chẳng có thì Thiện cũng đâu còn.

Chỉ khi tu luyện tôi mới hiểu nếu có lòng khoan dung, nhẫn nại, thiện lương, biết nghĩ cho người khác sẽ làm tan biến mọi mâu thuẫn và đau khổ. Tôi từng ngày, từng bước thay đổi chính mình, thực hành đúng theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn giữa đời thường, mọi điều theo đó ngày trở lên tốt đẹp hơn. Tôi thấy mình thật may mắn vì biết đến Đại Pháp. Đại Pháp đã cứu gia đình tôi, cho chúng tôi cơ hội được quay trở lại những tháng ngày hạnh phúc.

Tôi tu sửa từ lỗi nhỏ, trở thành người vợ hiền và là người mẹ tốt

Tôi vui vẻ trở lại. Mọi công việc trong gia đình tôi gọn gàng, thu vén, chăm nom cho các con chu đáo. Thay vì quát con, tôi luôn nhẹ nhàng, dùng lời lẽ, đạo lý giúp con hiểu. Tôi cũng cho con gái lớn đọc Pháp, cùng con chia sẻ, cùng thực hành Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Con gái tôi cũng thay đổi nhiều: cháu ngoan, hiểu chuyện hơn…

Tu luyện khiến chị An dạy dỗ con cái được tốt hơn.
Tu luyện giúp chị An dạy dỗ con cái tốt hơn, biết định hướng cho bọn trẻ làm người theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn.

Với chồng, tôi học cách tha thứ và quên đi tất cả, chỉ nhìn điểm tốt của chồng, sửa lỗi sai bản thân. Mỗi ngày tôi thay đổi một chút. Ban đầu tôi thường tranh cãi đôi câu, dần dần tôi chỉ cười và lắng nghe anh nói. Cũng có lần không kìm chế được, tôi nói đôi câu, sau nghĩ lại thấy mình sai. Tôi nói: “Anh ơi, vừa nãy em cãi mấy câu là em sai đấy, em đã không nhẫn, lúc đó không nói được xin lỗi, giờ em xin lỗi nhé”…

Ban đầu chồng tôi không hiểu điều gì xảy ra, tự nhiên thấy vợ đọc sách, tập luyện và thái độ lại thay đổi. Anh không cấm nhưng cũng không cho tu luyện, mặt lúc nào cũng khó chịu và dùng nhiều cách ngăn cản. Anh cố tình đưa con lên phá rối mỗi khi tôi ngồi đọc sách, hoặc sai tôi làm các việc không còn thời gian tập luyện…

Dần dần thấy tôi thật sự thay đổi nhờ tu luyện, anh đã có cái nhìn tích cực về Đại Pháp. Thấy vợ thay đổi tốt lên, anh cũng tu chí và buông bỏ điều xấu kia. Hạnh phúc thực sự đã quay trở lại với gia đình tôi.

Tu bản thân thành con dâu thảo, con gái hiểu đạo lý

Ở với bố mẹ chồng không tránh khỏi va chạm. Mỗi lần mẹ nói những câu khó chịu, tuy tôi không cãi lại nhưng trong tâm khó chịu. Giờ là người tu luyện tôi không khó chịu nữa, tôi nghĩ lại thấy mẹ nói đúng, mình sai và tôi sửa. Mẹ tôi nghĩ lại cũng thấy mình sai và có những lời nói lại với tôi, hai mẹ con vui vẻ. Tôi thấy đúng là khi mình nhẫn được, dùng thiện tâm để đối đãi thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp. 

Với mẹ đẻ tôi thường có nhiều bất đồng trong giao tiếp cũng như các vấn đề thường ngày trong cuộc sống. Mẹ cũng buồn tôi nhiều chuyện. Khi bước vào tu luyện mẹ tôi không thích và nói nhiều câu khó nghe, tôi rất khó chịu. Nhưng tôi nghĩ: “sao mình lại thế nhỉ, là người tu luyện sao mình không nhẫn được”. Từ lần sau về quê, mẹ nói gì tôi đều lắng nghe, những việc mẹ làm chưa đúng tôi từ tốn giải thích. Tôi dùng tâm thiện để chia sẻ với mẹ, mẹ cũng trầm tĩnh lắng nghe. Khoảng cách giữa hai mẹ con rút ngắn lại và giờ mẹ tôi cũng bước vào tu luyện.

Tu tốt tại công ty

Tôi thường hay khó chịu khi người khác làm việc nhẹ hơn tôi. Công nhân làm theo dây chuyền, khi phối hợp không tốt, nhiều người phản ứng khá thô lỗ. Thay vì chịu ấm ức như trước thì nay tôi vui vẻ, luôn mỉm cười với mọi người.

Nhiều người chứng kiến có trêu tôi: “sao em này hiền thế”, tôi chỉ cười nói: “nhịn một tí có sao đâu ạ”. Khi biết tôi là người tu luyện, họ nói: “ừ, em này tu được chữ nhẫn hay nhỉ”. Có những người vừa buông lời chửi, nhưng tôi thiện tâm đối đãi, vẫn chào hỏi vui vẻ. Họ cũng ngạc nhiên nhưng dần có cái nhìn thiện cảm với tôi.

Chị An và những người bạn công nhân của mình.
Chị An và những người bạn công nhân của mình.

Công việc của người công nhân vất vả nhưng nhờ hàng ngày chăm chỉ luyện công nên thân thể tôi luôn tràn đầy năng lượng. Tôi chủ động và hoàn thành tốt mọi công việc được giao mà không phàn nàn như trước. Tôi làm việc với một tinh thần hăng say, không biết mệt mỏi.

Chị An là một công nhân bình thường nhưng may mắn hơn rất nhiều người vì đã có duyên tu luyện để nhận những lợi ích cả về thân và tâm.
Chị An là một công nhân bình thường nhưng may mắn hơn rất nhiều người vì đã có duyên tu luyện để nhận những lợi ích cả về thân và tâm.

Có em nói: “chị An tu luyện Pháp Luân Công hình như là rất khỏe đúng không? Em rất ít khi thấy chị ốm vặt “. Tôi đã nói cho em ấy, cũng như nhiều người biết thêm về sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, những lợi ích có được khi thực hành tu luyện. Mọi người đều vui vẻ tiếp nhận và có cái nhìn thiện cảm với tôi.

5. Thu xếp thời gian hợp lý để tu luyện

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cần phải đọc sách và luyện công. Năm bài tập luyện công mất 2 tiếng. Còn đọc sách không có giới hạn thời gian, rảnh lúc nào đọc lúc ấy. Để luyện đủ năm bài, cũng giống như bao đệ tử Đại Pháp khác phải đi làm chúng tôi chọn tập sáng sớm. Chúng tôi dậy sớm hơn, 4h sáng luyện đến 6h là xong. Ban đầu dậy sớm khá ngại nhưng dần thành quen.

Luyện xong 5 bài công pháp thì cả ngày tràn đầy năng lượng, làm việc không biết mệt mỏi. Có em trong công ty nhận ra: “chị An từ ngày tu luyện khỏe ra thì phải, chẳng thấy chị mệt ốm bao giờ”. Đó là lợi ích lớn nhất của tu luyện. Các bệnh của tôi đều đã khỏi, giờ tôi luôn tràn đầy năng lượng làm việc.

Công việc tuy bận rộn nhưng chị An vẫn sắp xếp thời gian luyện công hàng ngày.
Công việc tuy bận rộn nhưng chị An vẫn sắp xếp thời gian luyện công hàng ngày.

Đọc sách thì tùy theo thời gian mỗi người. Cái chính là tĩnh tâm đọc, đọc nhiều hay ít đều có hiệu quả. Cuốn Chuyển Pháp Luân là cuốn thiên thư, mọi kiến thức nhân loại, vũ trụ đều ở trong đó. Việc đọc sách giúp tôi hiểu ra đạo lý, biết cách tu tâm dưỡng tính nên tôi mới thay đổi được bản thân. Còn việc tu tâm thì không cần thời gian, tu giữa đời thường, thời thời khắc khắc đều tu…

Tôi thấy rằng việc tu luyện là tùy duyên. Mỗi chúng ta biết đến Pháp Luân Công, biết môn này tu Phật thì cũng là cái duyên rồi. Cuộc đời tôi thật sự may mắn khi tu luyện Đại Pháp. Tôi trân quý cơ duyên này và cố gắng tu cho tốt. Các bạn đọc câu chuyện của tôi cũng là cái duyên và mong rằng bạn trân quý.

Tôi sẵn lòng kết nối, chia sẻ với những ai quan tâm. Số điện thoại của tôi 098 8658231.

x