Văn hóa truyền thống

Chân lý mà văn hào Nga Leo Tolstoy theo đuổi là gì?

02/01/21, 10:38
Leo Tolstoy
Bức tranh chân dung Leo Tolstoy của Nikolai Ge vẽ năm 1882 (ảnh Epoch Times)

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà tiểu thuyết gia khác, ông đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina. Chân lý mà ông theo đuổi là gì? Leo Tolstoy đã viết câu này trong giai đoạn đầu sự nghiệp sáng tác của mình: “Trong câu chuyện của tôi, người anh hùng mà tôi yêu bằng cả trái tim đó là chân lý. Nó sẽ luôn tươi đẹp trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Trước lúc lâm chung, một câu thoại cuối cùng của ông vẫn chưa hoàn thành; và nó cũng được bắt đầu bằng “Chân lý”.

Leo Tolstoy: Nghệ thuật không phải là để giải trí

Theo quan điểm của ông, bộc lộ sự thật trong lòng và nói ra những bí mật không thể diễn tả bằng lời nói thông thường là mục đích quan trọng nhất của nghệ thuật. “Nghệ thuật không phải là một loại hình thưởng thức, an ủi hay giải trí; nghệ thuật không phải là một thứ đơn giản. Chỉ thông qua ảnh hưởng của nghệ thuật thì con người mới có thể hòa hợp và giúp đỡ lẫn nhau; và bạo lực mới có thể chấm dứt”.

Một số độc giả có thể ngạc nhiên khi biết rằng, với tư cách là một bậc thầy về văn học, hình thức nghệ thuật gây xúc động nhất với Tolstoy chính là âm nhạc. Con trai ông Sergey, một nhà soạn nhạc, từng nói rằng anh chưa từng thấy ai có thể cảm động sâu sắc bởi âm nhạc như cha mình. Nhiều người nổi tiếng cũng đã từng được chứng kiến phản ứng của ông đối với âm nhạc.

Nghệ sĩ giọng trầm nổi tiếng người Nga Feodor Chaliapin kể lại rằng, ông đã từng hát cho Tolstoy nghe. Sofia Tolstoya (vợ của Tolstoy) đã kéo ông sang một bên và nói: “Chồng tôi có thể sẽ khóc trong lúc ngài biểu diễn. Xin ngài đừng quá ngạc nhiên, nếu không thì ông ấy sẽ cảm thấy rất xấu hổ”

Tchaikovsky cũng viết trong nhật ký: “Lúc Tolstoy bật khóc ngồi cạnh tôi khi nghe khúc Andante của bộ tứ đàn dây thứ nhất (First String Quartet) của tôi, có lẽ chưa bao giờ tôi thấy mãn nguyện đến thế; và chưa bao giờ tham vọng sáng tác của tôi lại được khơi dậy đến thế”.

Chân dung Leo Tolstoy do Ilya Repin vẽ năm 1887
Chân dung Leo Tolstoy do Ilya Repin vẽ năm 1887 (ảnh Epoch Times)

Nghệ thuật là vấn đề đạo đức

Tolstoy đã tìm kiếm chân lý trong các tác phẩm văn học của mình: Sự tồn tại của chân lý là cần thiết. Nó phải ngắn gọn và không phù phiếm. Ông cũng đã thuyết phục nhiều người bằng điều này. Tchaikovsky viết trong một bức thư cho một người bạn rằng: “Tolstoy đã thuyết phục tôi rằng, bất kể tác phẩm của một nghệ thuật gia nào nếu không phải là xuất phát từ nội tâm; mà là do hiệu ứng (Tchaikovsky đã sử dụng chữ in nghiêng ở chỗ này); và sử dụng tài năng của anh ta để lấy lòng đại chúng và thuận theo trào lưu; vậy thì anh ta không thể được gọi là một nghệ thuật gia”.

Đối với Tolstoy, nghệ thuật còn là vấn đề đạo đức. Ông cho rằng các bộ phim truyền hình, tiểu thuyết, tranh vẽ và nhạc kịch được thực hiện chỉ để thưởng thức và kiếm doanh thu là sai trái và vô đạo đức; thậm chí có thể nói là ngụy tạo của ngành công nghiệp khiêu dâm. “Thật khó để nói điều đó; nhưng hầu hết các tác phẩm nghệ thuật ở thời đại chúng ta đều là mại dâm. Miễn là có nhu cầu thị trường, chúng sẽ tồn tại. Giống như gái mại dâm, nó liên tục được tân trang. Nó chỉ quan tâm đến doanh thu. Nó sẽ tham nhũng, phân tán, phân hủy và làm suy yếu sức mạnh ý chí của con người”, ông viết trong “What is art” (nghệ thuật là gì).

Ảnh Pyotr Ilyich Tchaikovsky khoảng năm 1888
Ảnh Pyotr Ilyich Tchaikovsky khoảng năm 1888 (ảnh Epoch Times)

Chân lý ẩn chứa trong các tác phẩm của Leo Tolstoy

Vậy chân lý mà Tolstoy yêu thích và tôn sùng là gì? Nói cho cùng thì đây vẫn là một ẩn đố; nó dường như “vẫn còn ở trong lồng kính”. Tuy nhiên chúng ta có thể tìm thấy nó trong các tiểu thuyết, bài báo, nhật ký và thư từ của Tolstoy.

Ví dụ trong cuốn “Chiến tranh và hòa bình”, anh hùng chiến tranh Pierre từng có lời thoại: “Một trong những điều tôi biết đó là nhân loại vô tri: Đây là mức độ tri thức của nhân loại”. Ở đây, chúng ta thấy rằng trí tuệ của con người là có hạn. 

Chúng ta cũng thấy rằng tình yêu có nhiều khía cạnh: Trong tiểu thuyết Anna Karenina, trước mối quan hệ bi thảm giữa Anna và Vronsky, có một người đã chán ngán đối với cuộc đời mà hỏi nàng rằng: “Anna, cô nghĩ gì về tình yêu?”, cô trả lời: “Tình yêu có nhiều dạng, giống như cái tâm con người vậy”. 

Ngoài ra chúng ta cũng thấy lý do tại sao một người lại đối xử tàn nhẫn với anh chị em của mình: Vì sự lơ đãng và uy hiếp của chính mình; khiến chúng ta không thấy được sinh mệnh và tâm hồn của mỗi người là vô giá; đó là sự thần thánh không gì so sánh được. Nhưng chúng ta lại bởi vì sự khinh miệt và áp bức mà trở mặt lẫn nhau.

Bức tranh vẽ nhân vật Anna trong tác phẩm Anna Karenina của Leo Tolstoy
Bức tranh vẽ nhân vật Anna trong tác phẩm Anna Karenina của Leo Tolstoy (ảnh Epoch Times)

Cuộc ‘khủng hoảng’ về tinh thần của Leo Tolstoy

Những suy nghĩ như thế này lặp lại trong các tác phẩm tiếp theo của Tolstoy cho đến khi ông 50 tuổi. Lúc đó ông bị khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng về tinh thần. Trong cuốn tiểu thuyết “Sám hối” (Confession), Tolstoy đã mô tả một trong những nỗi khổ của mình: 

“Tôi hết lòng mong muốn trở nên tốt hơn. Bất cứ khi nào tôi bày tỏ mong muốn đề cao đạo đức, tôi đều sẽ bị khinh bỉ và châm biếm. Nhưng khi tôi chịu khuất phục bởi những tình cảm thấp kém thì tôi lại được khen ngợi và khích lệ. Tham vọng, khao khát quyền lực, danh lợi, ham muốn và kiêu hãnh rất được coi trọng; và tôi đã sống vì nó cho đến khi cuộc đời của tôi đột ngột dừng lại. Sinh mệnh dường như vô nghĩa. Tôi thậm chí muốn tự mình kết thúc nó”.

Sau đó, ông nhận ra rằng, tất cả chân lý mà ông tin tưởng và mô tả một cách chân thành trong các tác phẩm của mình không còn chỉ là lý thuyết hay khái niệm trừu tượng. Ông phải tự mình thực hành nó. Sinh mệnh của ông hay của những người khác đều chỉ là hữu hạn; cuối cùng rồi sẽ bị lãng quên. Nhưng những chân lý này lại rất chân thực và có thể tồn tại mãi mãi.

Không được giới học thuật chấp nhận

Tiểu thuyết "What men live by" của Leo Tolstoy
Tiểu thuyết “What men live by” của Leo Tolstoy (ảnh Epoch Times)

Khi Tolstoy bắt đầu thực hành những ý tưởng của mình, đời sống tinh thần và thế giới quan của ông liên tục được mở rộng. Ông không còn chấp nhận viết ủy thác và ít viết tiểu thuyết hơn. Ông chuyển sang các chủ đề triết học và tôn giáo. 

Tuy nhiên điều này không được giới học thuật công nhận. Họ không tán thành các tác phẩm của ông như “What Is to Be Done” (làm sao bây giờ); hay “The Kingdom of God Is Within You” (thiên quốc ở trong lòng bạn). 

Turgenev (tiểu thuyết gia người Nga) thậm chí còn viết cho ông từ Paris: “Bạn của tôi, hãy quay trở lại thế giới văn học!”. Trong thời gian này ông đã viết một số tiểu thuyết, chẳng hạn như “Resurrection” (phục sinh) và một vài truyện ngắn khác. Mặc dù những tác phẩm này khá rõ ràng và ngắn gọn, nhưng chúng vẫn bị chỉ trích mạnh mẽ.

Chân lý mà văn hào Nga Leo Tolstoy theo đuổi là gì?

Tuy nhiên, anh hùng trong câu chuyện luôn là chân lý không thay đổi. Sau khi Tolstoy bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, ông đã xuất bản tuyển tập truyện ngắn “What Men Live By” (mọi người dựa vào điều gì để sống); dùng hình thức truyện ngụ ngôn để truyền tải những ý tưởng của mình.

Có một câu chuyện kể rằng, Thượng đế đã gửi một thiên thần đến một ngôi làng nhỏ ở Nga. Nhiệm vụ của vị thiên thần này là tìm hiểu 3 chân lý của con người. Và đây có thể là những chân lý mà Tolstoy đã theo đuổi suốt cuộc đời của mình:

“Những gì lưu lại ở trong lòng mỗi người?” – “Tình yêu”.
“Con người không thể có được cái gì?” – “Con người không thể biết được ngày mai sẽ ra sao”.
“Con người dựa vào điều gì để sống?” – “Thượng để ở trong chúng ta”.

Theo Epoch Times

x