Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Sinh viên kiến trúc: Cảm hứng sáng tạo của tôi khởi nguồn từ môn tu luyện cổ xưa

04/03/21, 17:40
sáng tạo khởi nguồn từ tu luyện
Sáng tạo nhưng không rời xa Đạo (ảnh:nhân vật cung cấp)

Lấy cảm hứng sáng tạo từ môn tu luyện cổ xưa, Thiên Kỳ – sinh viên năm thứ 2 đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh đã thiết kế đồ án kiến trúc năm nhất của mình theo một cách riêng đầy thú vị. Nếu bạn nghĩ tu luyện là một thứ gì đó nhàm chán chỉ dành cho người cao tuổi, thì hy vọng với những tâm sự của chàng trai trẻ 20 tuổi sẽ giúp bạn có thêm những góc nhìn mới về tu luyện, tu tâm.

Tại sao tuổi trẻ khó đạt được an yên?

Bước vào tu luyện ở tuổi 17, cái tuổi mà giữa dòng đời cuồn cuộn ấy khó mà tìm được cái tâm an yên. Tại sao tuổi trẻ không đạt được an yên? Vì họ còn đam mê vui chơi, bôn ba khắp nơi tìm hạnh phúc mộng mơ ấy. Bảo họ ngồi thiền 30 phút thì đau đến độ rên rỉ không thôi. Bảo họ tịnh tâm ư? Họ sẽ bỏ được cái gì đấy nếu thế giới này không có game hay facebook,.v.v… Họ nói họ còn trẻ, họ muốn đi chơi!

sáng tạo khởi nguồn từ tu luyện
Thiên Kỳ ngồi ở quán nước vỉa hè trong một chuyến ra Hà Nội chơi (ảnh:nhân vật cung cấp)

Mình trước đây cũng thế thôi, suốt ngày la cà ngoài đường đến sáng sớm. Thậm chí khá là tệ khi xem người nhà không ra gì. Xuất thân trong một gia đình danh giá nên hình thành cái nết xem trời bằng vung. Tuy thành tích học tập tốt hơn người ta nhưng có tài mà vô đức liệu sẽ ra sao?

Mình trước đây chả coi ai ra gì cả. Thế là về sau va vào khá nhiều tệ nạn xã hội, làm bẽ mặt gia đình và dòng họ; bạn bè quay lưng, cứ lơ mơ ngoài đường chả biết về đâu. Nguyên nhân chính là cái chuyện cứ đi tìm lý tưởng sống mộng mơ ấy; cho rằng bản thân cần phấn đấu chứng tỏ bản thân; mà không có cái nhìn rõ ràng về đời, về ý nghĩa nhân sinh. Thế nên mọi thứ đều thất bại.

Thay đổi cuộc đời nhờ vào một cuốn sách

Nhờ chị mình tặng cho cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Cuốn sách mà người ta nói là Vạn Cổ Kỳ Thư ấy- mình không tin. Mình không tin những điều huyễn hoặc hư cấu, nhất là cái gì mà tâm an nhàn. Trải qua biết bao chuyện thì hỏi bản thân làm sao phải tin những thứ ấy; không có tồn tại Thần Phật nào cả. Nhưng mình nghĩ dù gì chị cũng tìm cách đưa mình về nhà rồi, thì đọc cho bả vui rồi soạn đồ đi khỏi nhà cho xong. Không ngờ chính vì đọc cho có lệ thôi mà giật mình tỉnh ngộ. Đây chính là cái lẽ sống mình tìm kiếm!

Mình cứ đọc, cứ xem, đọc đến đâu lặng đến đó. Mỗi nỗi đau như được xoa dịu vậy, thân thể cũng thật nhẹ nhàng, cũng không cô đơn nữa, vì khi những điều ta từng không tin nay hiện ra trước mắt, một lần nữa trải nghiệm sự ấm áp của cái lương thiện, ta mới thấy Thần Phật khắp nơi.

Khi lấy chàng là người tu luyện Pháp Luân Công

Chẳng có thứ gì được mà lại không có mất

Muốn cải thiện mọi điều, thì ta phải đánh đổi, cái gì cũng có cái giá của nó thôi. Tu luyện Pháp Luân Công muốn hết bệnh thì phải bỏ cái thói hư tật xấu của con người ta đi, phải làm người tốt mà không cần trả công, phải bao dung trước cái bất công to lớn mà kẻ khác đem đến cho mình. Ai làm được tốt chứ? Thay vì bạn trả hàng trăm triệu đồng cho vài ngày nhập viện, trị cái bệnh nan y đấy thì bạn đi ra luyện công, ngồi đó là hết bệnh, lẽ nào có chuyện ấy được? Muốn được thì phải tu cái thân tâm ấy.

sáng tạo khởi nguồn từ tu luyện
Thiên Kỳ luyện bài công pháp số 5 (ảnh:nhân vật cung cấp)

Nhiều người nói ” Như thế cũng vô lý, tu tâm khó chỗ nào? Khó thì cùng lắm cũng có chút ấy.” Bạn thử tu tâm giữa đời thường chưa? Bạn có bao giờ thử bỏ luôn tật chửi tục, hay không bao giờ nói dối dù trước chuyện lớn hay chuyện nhỏ? Vả lại yêu cầu của môn này về tâm tính là rất gắt gao. Tu được như vậy bệnh mới hết được. Bạn cũng phải có niềm tin và kiên định, nếu điểm nào làm chưa tốt thì luyện công cũng không thể cải thiện gì cả, cuộc đời bạn cũng không thể thay đổi.

Tu tâm trả nghiệp rất khó

Thêm vào đó là phải trả nghiệp, những tội lỗi đã gây ra trong nhiều đời, rất khó, ngồi thiền 1 giờ bạn cũng chưa chắc làm được. Pháp Luân Công không là tôn giáo, mà là tu luyện, nhưng mình lấy một thí dụ để chúng ta có thể hình dung: trong các tôn giáo đều nhìn nhận rằng mọi nỗi khổ, khó nạn hay bất công.v.v… đều từ nghiệp lực mà ra.

sáng tạo khởi nguồn từ tu luyện
Thiên Kỳ du xuân năm mới (ảnh:nhân vật cung cấp)

Con người nguyên là lương thiện, nên mới bảo tu tâm trả nghiệp, làm được cả hai cái đấy thôi là đã rất khó rồi. Nên mình nghĩ điều gì chúng ta muốn nhận định, thì nên từ nhiều mặt mà đánh giá, chứ không phải nghe từ một phía hay đem theo cái tôi của bản thân mà luận nghị người khác.

Đêm ấy là dấu chấm hết cuộc đời hư hỏng của mình. Chỉ vỏn vẹn vài trang giấy, mà từ một người đủ thứ thói hư tật xấu, thành người mà ngày nào cũng học cách làm ấm lòng người khác, làm tốt cho mọi người. Vì sao mình tin và tu luyện Pháp Luân Công? Vì bản thân mình trải nghiệm rồi nên mới tin. Đơn giản lắm.

Sáng tạo nhưng không lệch khỏi Đạo

Dựa vào bài thơ Nguyện – trong tập thơ Hồng Ngâm của ngài Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Công cùng tư thế tay bài công pháp số 5, Thiên Kỳ đã sáng tạo đồ án năm thứ nhất của mình. Tác phẩm đã đạt 9 điểm, và được đưa lên group Tôi yêu Kiến trúc.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những bản thiết kế trong đồ án của Thiên Kỳ; để thấy được rằng ý tưởng sáng tạo phải gắn liền với Đạo. Cái đẹp xuất phát từ sự sáng tạo đó mới là cái đẹp chân chính. Nó là cái đẹp đậm giá trị nhân sinh cốt lõi.

x