Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu. Các nhà khoa học cũng đã xác định một số ngành nghề có nguy cơ cao, cảnh báo rằng mọi người nên chú ý hơn đến sức khỏe của mình.
- 5 dấu hiệu con mắc bệnh trầm cảm mà ba mẹ thường bỏ qua
- 10 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Dưới đây là danh sách một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà bạn nên lưu ý.
Nội dung chính
7 nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất
1. Đứng làm việc nhiều có thể tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim
Một nghiên cứu mới từ Canada chỉ ra rằng việc đứng quá lâu khi làm việc có thể gây hại cho tim mạch; tương tự như hút thuốc hoặc béo phì. Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí American Journal of Epidemiology; cho thấy những người chủ yếu đứng khi làm việc có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi so với những người ngồi nhiều. Nguyên nhân là do máu có thể tụ lại ở chân; gây áp lực lên tĩnh mạch và tạo ra căng thẳng oxy hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Nhân viên văn phòng và người ít vận động
Những người có công việc ít vận động, như nhân viên văn phòng; có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người có hoạt động thể chất nhiều. Theo bác sĩ tim mạch Martha Grogan của Bệnh viện Mayo, ngồi nhiều có thể giảm độ nhạy cảm insulin và tăng tích tụ mỡ; gây hại cho hệ tim mạch. Vì vậy, bạn nên đứng lên và di chuyển sau mỗi giờ làm việc để giúp cơ thể được thư giãn.
3. Nghề ứng phó khẩn cấp
Những người làm trong các ngành nghề phải đối mặt với căng thẳng cao; như lính cứu hỏa, cảnh sát hoặc đội cứu hộ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng 22% cảnh sát và 45% nhân viên cứu hỏa tử vong trong quá trình làm việc do bệnh tim mạch. Các yếu tố như làm việc kéo dài, theo ca, ăn uống không lành mạnh; và tiếp xúc với căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân.
4. Nghề tài xế hoặc những người lái xe nhiều
Theo giáo sư Peter L. Schnall, tài xế có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn do nghề này đòi hỏi sự tập trung liên tục, căng thẳng và ít vận động. Nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy 56% tài xế buýt bị tăng huyết áp; so với 31% ở các ngành nghề khác. Ngoài ra, tình trạng nghỉ ngơi thất thường và tiếp xúc với tiếng ồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ bệnh tim.
5. Nghề trực ca luân phiên
Trực ca luân phiên, phổ biến trong các ngành nghề như bác sĩ và y tá; có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường type 2 do làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên. Công nhân làm đêm cũng có xu hướng hút thuốc nhiều hơn và ngủ ít hơn; làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
6. Công nhân hầm và cầu đường
Một nghiên cứu trên 5.000 công nhân ở New York cho thấy những người làm việc trong ngành giao thông, cầu đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 35% so với dân số chung. Nguyên nhân chủ yếu là do họ tiếp xúc với carbon monoxit và các chất ô nhiễm không khí khác; làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
7. Nghề tiếp xúc với tiếng ồn
Làm việc trong môi trường ồn ào ít nhất 1,5 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp ba lần so với làm việc trong môi trường yên tĩnh; theo nghiên cứu của giáo sư Martin Halle từ Đại học Munich. Tiếng ồn có thể làm tăng hormone stress, huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Tóm lại, dù đặc thù công việc khác nhau, những yếu tố như môi trường làm việc, tiếng ồn, căng thẳng; cùng với việc ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu không thể thay đổi nghề nghiệp, bạn nên bảo vệ sức khỏe bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống, ngủ đủ giấc, tập thể dục và tham gia các hoạt động thư giãn như thiền định hoặc khí công.