Một bác sĩ pháp y tiếp nhận một vụ án con sát hại cha mẹ đã có lý giải mới. Anh đã tiếp xúc với Phật Pháp và dần hiểu được mối quan hệ nhân quả đằng sau sự việc.
- Tận mắt chứng kiến ‘thiện ác báo ứng’ cách nhau 16 năm
- Cán bộ về hưu mơ thấy địa ngục, nhận ra thiện ác nghiệp báo là có thật
20 năm trước, đã xảy ra một thảm kịch thương tâm. Trong đó một người con trai cắt cổ đến chết cha mẹ già của mình. Bác sĩ pháp y liên quan đến vụ án đã xem xét chi tiết tư liệu vụ án trong 4 năm. Anh nhận thấy công việc cả đời của nạn nhân có thể đã gây ra tai nạn thương tâm này. Điều này khiến anh tin vào sự tồn tại của “nhân quả” trong Phật Pháp.
Mỗi người đều đang thực hiện chức năng của mình đối với công việc. Đồng thời, họ duy trì sự vận hành của các ngành nghề trong xã hội. Ngày nay, con người có quan niệm nhìn thấy mới tin và dựa vào bằng chứng xác thực làm tiêu chuẩn để đánh giá sự vật. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều sự việc và hiện tượng khó tin đang xảy ra trong cuộc sống.
Nội dung chính
Vị bác sĩ pháp y 26 năm tuổi nghề
Một bác sĩ pháp y không muốn chia sẻ danh tính đã chia sẻ kinh nghiệm, công việc của anh là khám nghiệm tử thi từ các vụ án mạng. Anh cần tìm ra nguyên nhân tử vong của hài cốt, sau đó báo cáo. Một nghề như vậy phải dựa trên kiến thức chuyên môn của bản thân. Hơn nữa, anh còn phải tuân theo một quy trình chặt chẽ để phân loại rõ ràng các nguyên nhân tử vong thành các loại để tiến hành xử lý vụ việc một cách đầy đủ, chính xác và logic.
Ví dụ như một cụ già bị tai nạn giao thông. Cụ già ban đầu bị xe điện đâm vào, sau đó đầu va vào cọc bê tông ven đường mà tử vong. Sau khi được chẩn đoán pháp y, chấn thương đầu được liệt kê là “nguyên nhân cơ bản gây tử vong”. Nhiễm trùng nội sọ được liệt kê là “nguyên nhân trực tiếp gây tử vong”. Rối loạn hệ thống miễn dịch được liệt kê là “nguyên nhân phụ gây tử vong”.
Vị bác sĩ pháp y hành nghề 26 năm trong lòng luôn có một nghi vấn “Tại sao một người lại chết?”. Câu hỏi này đã khiến anh trăn trở trong một thời gian dài. Ngay cả khi 2 người bị thương như nhau, tuy nhiên, một người có thể sống sót và người kia không may chết đi. Hay một người có thể chết do vết thương nhẹ, còn người kia lại có thể sống sót sau vết thương nặng.
Vị bác sĩ pháp y bắt đầu tin vào Phật Pháp
Sau đó, anh tiếp xúc với “Phật pháp” một cách tình cờ. Anh đã dần hiểu được mối quan hệ giữa thế giới, nhân sinh, nhân quả và cái chết. Tất cả chúng đều có liên hệ mật thiết với nhau. Điều này đã mang đến cho bác sĩ pháp y một nhận thức hoàn toàn mới về một bức tranh toàn cảnh của cái chết.
Tin tức đưa tin về những bi kịch trong cuộc sống xảy ra hầu như mỗi ngày không dứt. Chẳng hạn, gần đây có một câu chuyện buồn. Một người đàn ông giao hàng đã dọn đường cho một sản phụ đang trong cơn nguy kịch, để sản phụ đến bệnh viện sinh. Nhưng sau đó biết được vị ân nhân này đã bị một chiếc xe hơi đâm vào đêm hôm sau và tử vong tại chỗ.
Trong xã hội, đôi khi chúng ta thấy những câu nói như “người tốt thường đoản mệnh, kẻ xấu sống ngàn năm“. Điều này dường như phản ánh sự bất công của xã hội. Nhưng vị bác sĩ pháp y này đã trải qua nhiều năm và điều tra sâu các vụ án, anh đã phát hiện ra rằng tất cả những cái chết đều không phải là “ngẫu nhiên”, mà chúng đều có những bằng chứng xác thực về sự tồn tại của “nhân quả”.
Vụ án thảm sát “cắt cổ” cha mẹ
Trong số rất nhiều vụ án do bác sĩ pháp y xử lý. Có một vụ án “diệt môn” là sự kiện then chốt khiến anh tin theo Phật Pháp. Đó là vụ việc thương tâm cách đây 20 năm.
Phạm nhân của vụ án là một thanh niên 28 tuổi đã giết cha mẹ 60 tuổi vào lúc nửa đêm. Nạn nhân bị trói vào giường và bị cắt cổ cho đến chết. Vết máu bắn tung tóe trên tường. Kẻ sát nhân đã kết hôn và có một cậu con trai. Đêm hôm đó, vợ chồng anh bởi vì tranh chấp ly hôn mà hai mẹ con rời đi. Nhờ đó, người vợ và con trai đã thoát được thảm kịch này. Kẻ sát nhân đã trốn thoát sau khi gây án. Sau đó, anh ta bị bắt tại một thành phố nhỏ ở phía Nam.
Vụ việc này có nhân chứng, bên công tố cũng có đầy đủ bằng chứng, tình tiết vụ án rõ ràng, đầy đủ chứng cứ. Do đó, cần phải nhanh chóng xét xử thảm kịch này và trừng trị kẻ sát nhân. Phiên sơ thẩm nhanh chóng tuyên án tước đoạt các quyền chính trị suốt đời và thi hành án tử hình ngay lập tức.
Tuy nhiên, luật sư của bị cáo đã kháng cáo với lý do giám định tâm thần của tù nhân “bị bệnh tâm thần”. Do đó, toàn bộ vụ án bị kéo dài. Bản án cuối cùng là tử hình bị trì hoãn trong 2 năm, chấm dứt vụ án kéo dài 4 năm.
Nỗi băn khoăn của vị bác sĩ pháp y
Bác sĩ pháp y đã nhiều lần làm chứng trước tòa nên rất hiểu hoàn cảnh của gia đình. Nhìn vào động cơ giết người trong cáo trạng, hung thủ là con trai duy nhất trong gia đình. Do được cưng chiều lâu ngày nên trở nên tùy tiện, cố chấp.
Sau khi kết hôn, anh vẫn tiếp tục sống với bố mẹ đẻ. Anh thường xuyên cãi vã với vợ và cha mẹ. Vài ngày trước khi xảy ra vụ án, trong một cuộc cãi vã gay gắt, cha mẹ đã từ chối yêu cầu mua nhà của anh vì hiện tại không có tiền. Đồng thời, họ đổ lỗi cho anh vì đã mất việc, không có năng lực tài chính khiến họ mất mặt trước hàng xóm. Lời nhận xét của cha mẹ vì thế đã dẫn đến ý định giết người và bi kịch trong tương lai.
Đây có vẻ là một lời giải thích hợp lý. Nhưng bác sĩ pháp y không khỏi băn khoăn. Trên đời có rất nhiều trẻ em được nuông chiều, nhiều gia đình tranh cãi liên miên. Nhưng tại sao chỉ có kẻ sát nhân hôm nay lại có ý định giết người trong lòng?
Bác sĩ pháp y tiếp tục kiểm tra nội dung hồ sơ và phát hiện kẻ sát nhân đã thú nhận rằng hắn muốn giết cha mẹ từ lâu. Hắn lên kế hoạch từ mấy tháng nay, nhưng không muốn họ chết một cách đau đớn. Hắn đã thử qua nhiều cách và quyết định chọn cắt cổ. Vì cắt cổ họng là một biện pháp gây tử vong nhanh chóng.
Phát hiện được “nhân quả” của án mạng sát hại cha mẹ
Lời thú nhận này khiến bác sĩ pháp y ớn lạnh. Bởi vì, trong quá trình điều tra, anh được biết bố mẹ người này đang kinh doanh giết mổ gà sống ở chợ. Theo lời giới thiệu của người dân ở đó, ngày thường, nạn nhân hay buộc gà sống lại và treo bằng dây sắt để bán. Sau đó, họ sẽ kẹp đầu gà và cắt cổ chúng. Họ cũng không quên hứng lại tiết gà để bán lấy tiền.
Đây là nghề thủ công của tổ tiên họ. Nó đã là công việc kinh doanh của gia đình họ trong suốt đời người. Bây giờ, sạp hàng này đã hết kinh doanh chỉ còn lại cái mác “xui xẻo”. Do đó, không ai muốn tiếp nhận sạp hàng này.
Kinh nghiệm tham gia vụ án này khiến bác sĩ pháp y ấn tượng sâu sắc. Anh thức trắng đêm hôm đó, không ngừng suy nghĩ xem quan niệm trước đây của mình có đúng không? Sau này anh tiếp xúc với Phật Pháp và dần tin vào sự tồn tại của “nhân quả”.
Có thể không có bằng chứng xác thực để chứng minh rằng việc nạn nhân bị sát hại có liên quan đến nhân quả từ công việc “cắt cổ” gà trong cả cuộc đời của họ. Nhưng sự trùng hợp đáng kinh ngạc này khiến người ta tự hỏi. Liệu đó có phải là minh chứng cho quy luật nhân quả báo ứng không?
Vụ án sát hại cha mẹ đã khiến bác sĩ pháp y tin rằng có nhân quả trong đời, và việc gì xảy ra cũng đều có nguyên nhân sâu xa của nó.
Theo Vision Times