Nhân sinh cảm ngộ

8 nguyên tắc sống theo chủ nghĩa tối giản cho trẻ em

18/08/22, 08:16
Cha mẹ và con cùng thực hành lối sống theo chủ nghĩa tối giản
Cha mẹ và con cùng thực hành lối sống theo chủ nghĩa tối giản để hạnh phúc hơn (ảnh: Shutterstock).

Dạy con theo chủ nghĩa tối giản là xu hướng mới vừa tốt cho con, vừa khỏe hơn cho bố mẹ.

Đôi khi những đứa con bất ngờ “nhắc nhở” cha mẹ về việc sống có chủ đích hơn. Những lời nói ngây thơ và không tính toán của bọn trẻ vô tình thức tỉnh người lớn.

Một ngày nọ, con gái tôi đã đưa ra một nhận xét. Con bé đang để ý xem người khác có bao nhiêu “thứ” và cuộc sống của họ lộn xộn ra sao. Điều đó đã “đánh thức” chúng tôi về lối sống tối giản, nghĩa là loại bỏ đi những thứ không cần thiết.

Chủ nghĩa tối giản trong cuộc sống gia đình

Chồng tôi và tôi vẫn còn “chập chững” trong hành trình chủ nghĩa tối giản của mình; và chắc chắn chưa đạt được như một “ngôi nhà tối giản xứng tầm tạp chí”. Nhưng chúng tôi đã hình thành những thói quen và mong muốn sống có chủ đích.

Chọn sống với ít thứ hơn, tiêu tiền cho những gì bản thân đánh giá cao nhất và quyết định cách sử dụng thời gian tốt nhất là những thói quen đã thấm nhuần vào cuộc sống của chúng tôi.

Chúng tôi đã thấy những lợi ích của chủ nghĩa tối giản cho bản thân. Vì vậy, cũng muốn chia sẻ lối sống này với con cái của mình. Tôi sẽ chia sẻ 8 bài học về chủ nghĩa tối giản cho trẻ em.

Bài học về chủ nghĩa tối giản cho trẻ em của chúng ta

1. Biết ơn những gì mình có

Trẻ em sớm để ý đến những gì người khác có và liên hệ với bản thân. Sau đó chúng sẽ xuất hiện những mong muốn có được thứ người khác có. Đó là điều tự nhiên.

Nhưng chúng tôi cố gắng dạy con rằng biết ơn những gì mình có, không nên cứ mong muốn có nhiều, nhiều thứ hơn nữa. Có như vậy mới có cách sống lành mạnh hơn.

Dạy trẻ em theo kiểu chủ nghĩa tối giản
Dạy trẻ em biết ơn những gì đang có và không mong muốn nhiều hơn (ảnh minh họa Adobestock)

2. Không cần phải có một bữa ăn buffet để được vui vẻ

Khi nói đến bữa ăn, chúng tôi cố gắng giữ cho các món ăn của mình đơn giản và lành mạnh. 

Tôi nhận ra rằng trẻ em không cần một bữa tiệc buffet để được ăn ngon miệng và hài lòng. Ăn uống lành mạnh một cách nhất quán tốt hơn là ăn mới lạ liên tục.

3. Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn

Với nhà có nhiều trẻ, mỗi đứa đều có sở thích về đồ chơi và hoạt động khác nhau. Nhiều năm trước, tôi từng nghĩ rằng để có một “ngôi nhà vui vẻ”, cần có những thùng chứa đầy đồ chơi và nhiều sự lựa chọn để tránh nhàm chán.

Sau đó, tôi nhận thấy rằng nhiều đồ chơi hơn tạo ra nhiều choáng ngợp hơn trong khi chơi; chưa kể đến việc dọn dẹp nhiều hơn vào cuối ngày.

Chúng tôi sử dụng phương thức: đổi đồ chơi vài tháng một lần. Cho phép mỗi đứa trẻ có một “ngăn kéo đồ chơi đặc biệt” trong phòng của chúng. Chúng chỉ được giữ những gì vừa vặn bên trong ngăn kéo đó.

4. Sống hào phóng

Nhờ có nhiều anh chị em và những người bạn cùng chơi trong khu phố, những đứa con của chúng tôi có cơ hội thường xuyên thực hành sự chia sẻ và rộng lượng. Mặc dù vẫn có một số hành vi ích kỷ (vì chúng vẫn còn là trẻ con), chúng tôi muốn giúp chúng thấy rằng điều gì khiến chúng hạnh phúc thì cũng có thể khiến người khác cảm thấy như vậy.

Những lời động viên đơn giản, chia sẻ đồ chơi hoặc thực hiện một cử chỉ phục vụ bất ngờ là những cách hữu hình mà chúng tôi khuyến khích con mình sống hào phóng.

Bài học từ người bản địa: Sống vị tha và hòa hợp với thiên nhiên
Cùng nhau làm việc và chia sẻ những gì mình có (ảnh: visiontimes).

5. Đồ đạc có nơi cất trữ

Khi đồ vật được quy định có nơi cất giữ nhất định, sẽ không còn sự lộn xộn nữa. Dạy cho trẻ thói quen này từ khi còn nhỏ sẽ khuyến khích chúng cất đồ đạc trở lại nơi cất giữ, thay vì đặt trên sàn nhà.

Bằng cách hạn chế số lượng đồ vật mà chúng sở hữu (đồ chơi, quần áo hoặc các đồ dùng khác), sẽ giúp chúng cất đồ đạc như một thói quen.

6. Đóng góp với tư cách là một thành viên có giá trị trong ngôi nhà

Là cha mẹ, chúng ta đảm nhận hầu hết các công việc nhà. Nhưng khi con của chúng tôi lớn hơn và độc lập hơn, chúng tôi mong chúng sẽ giúp đỡ để đảm nhận một số trách nhiệm trong gia đình. 

Bằng cách giao cho chúng những công việc phù hợp với lứa tuổi, chúng tôi dạy chúng quý trọng ngôi nhà và tài sản của chúng ta.

Cha mẹ của những đứa trẻ thành công đều có 10 điểm chung này
Những đứa trẻ thành công sẽ biết làm việc nhà và tự chăm sóc bản thân (ảnh: Pixabay)

7. Trải nghiệm có giá trị hơn tích trữ đồ đạc

Giống như hầu hết trẻ em, con chúng tôi chắc chắn thích nhận đồ chơi. Chúng tôi muốn dạy chúng rằng “có mọi thứ” sẽ không giúp chúng hạnh phúc. Đồ chơi có thể bị vỡ, quần áo có thể bị thủng và có vết bẩn, hay đồ ăn vặt, tất cả đều là thú vui tạm thời.

Chúng sẽ nhớ điều gì nhất trong những năm tháng trên đường đời? Đó là những kỳ nghỉ gia đình, những chuyến đi trong ngày; tung tăng lội suối vào những ngày hè; bữa tối chủ nhật ở nhà bà; đốt lửa trại trong lò sưởi; những đêm xem phim và pizza tự làm hàng tuần; hoặc những buổi hẹn hò 1: 1 với mỗi người trong số chúng.

Làm một cuốn sách ảnh gia đình hàng năm là một trong những cách yêu thích của gia đình chúng tôi để nhìn lại và nhớ lại tất cả những kỷ niệm vui vẻ mà chúng tôi đã có trong nhiều năm.

Trải nghiệm những chuyến du lịch gia đình là điều khiến trẻ hạnh phúc
Trải nghiệm những chuyến du lịch gia đình là điều khiến trẻ hạnh phúc (ảnh: Istockphoto).

8. Không nhất thiết phải giống người khác

Chắc chắn sẽ mất nhiều năm để trẻ có thể nhận ra và thực hành triết lý này trong cuộc sống. Chỉ vì hàng xóm và bạn bè có gì đó, không có nghĩa là chúng ta cũng cần phải có như họ để sống một cuộc sống hạnh phúc. 

Điều khiến người khác hài lòng có thể không có tác dụng tương tự đối với chúng ta. Mục đích của chúng tôi là dạy bọn trẻ biết yêu thương người khác và cuộc sống không chỉ đơn thuần là theo đuổi những thú vui của riêng chúng ta.

Giúp trẻ thực hành lối sống theo chủ nghĩa tối giản là xu hướng mới tốt cho trẻ và cả cha mẹ.

Nguồn: The Epoch Times

Xem thêm:

x