Bác Dịch từng là người bảo vệ cho các cán bộ cấp cao những năm 70, 80, cũng là nhân chứng cho một giai đoạn lịch sử của đất nước.
Bác Dịch tin vào “thiện ác hữu báo, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”; bao năm công tác trong ngành công an, bác luôn hết lòng phục vụ, sống trong sạch không vụ lợi, “đi dân nhớ ở dân thương”. Nhưng người đời có sinh lão bệnh tử, nó là quy luật khó chống lại được. Và hai vợ chồng bác Dịch cũng phải tuân theo quy luật đó. Tuy nhiên, may mắn cho bác Dịch là đến tuổi xế chiều lại có cơ duyên biết được một pháp môn vô cùng kỳ diệu.
Nội dung chính
Tuổi nhỏ ham học
Bác Phan Ngọc Dịch sinh năm 1957 tại vùng quê Chiêm Trũng, Thôn Đồng, Xã Chi Lăng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh. Gia đình bác có 7 anh chị em. Cũng như bao đứa trẻ khác ở làng quê này, bác sớm biết bế em, chăn trâu cắt cỏ, lấy rau lợn, bắt cua bắt cá.
Tháng 6, tháng 7 nước ngập mênh mông khắp cánh đồng, bác lại vác dậm ra đồng. Lúc quay về là đem theo hai ba giỏ cua đầy mang ra chợ bán lấy tiền mua sách. Một số cua còn lại mang về cho mẹ muối cua làm mắm.
Lớp 9, lớp 10 bác như một xã viên thực thụ, biết cắt cỏ, nhổ mạ lấy công. Gia đình tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn quyết định đầu tư cho bác học vì bác vốn ham học và học giỏi. Đỗ vào cấp 3 nhưng trường lại cách nhà 12 cây số. Không có xe đạp nên bác phải đi bộ đến trường. Những buổi trưa đến trường bác phải vừa đi vừa chạy mới kịp giờ. Những hôm mưa gió, hoặc phải lao động ở trường về muộn thì bố phải đi đón vì sợ kẻ xấu trên bờ đê dài vắng người qua lại bắt nạt. Ba năm học gian nan vất vả rồi cũng qua đi.
Được nhận vào lớp học cảnh sát và bảo vệ cho các cán bộ cấp cao
Bác tốt nghiệp cấp 3. Trước đó mấy tháng ngành công an cử người về trường tuyển chọn và bác đã được lựa chọn trong số ít ấy. Khi nhận được quyết định vào học lớp cảnh sát nhân dân 1 trường trung cấp công an khóa đầu tiên ở Ba Vì Hà Tây, bác trào dâng một niềm vui khó tả (vì đây còn là một niềm tự hào của cả gia đình và dòng họ thời ấy).
Sau hai năm phấn đấu và rèn luyện, bác tốt nghiệp ra trường với thành tích võ thuật và bắn súng giỏi trong tốp đầu của khóa học (khóa gồm có 9 lớp). Bác trong danh sách được giữ lại làm giáo viên. Nhưng cục cảnh vệ trước đó đã về tuyển người bảo vệ cán bộ cấp cao nên trường phải nhường bác cho cục cảnh vệ.
Sau 6 tháng được huấn luyện thêm về võ thuật và bắn súng. Với thành tích xuất sắc, bác được chọn về bảo vệ Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh. Hai năm sau (năm 1980) bác được tăng cường cho phân cục cảnh vệ phía Nam: Bảo vệ Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh.
Năm 1982, tổ chức chuyển bác về bảo vệ các lãnh đạo trong Bộ Chính trị vào công tác ở các tỉnh phía Nam. Trong công tác bác được đồng nghiệp tín nhiệm bầu làm bí thư đoàn phân cục cảnh vệ phía Nam. Hai năm liền là chiến sĩ thi đua toàn quốc, được tặng nhiều bằng khen của bộ công an vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
Năm 1986, được đơn vị cử đi học đại học an ninh ở miền Nam, nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn: cha mẹ già yếu, 2 con còn nhỏ (đứa thứ 2 đẻ thiếu tháng ốm đau quặt quẹo); vợ bác phải xin nghỉ không lương 6 tháng để chăm con; kinh tế gia đình quá khó khăn nên bác đã xin chuyển vùng ra bắc và công tác tại đội cảnh sát hình sự công an thị xã Bắc Giang.
Mười năm sau (năm 1996) bác Dịch được chuyển về đội cảnh sát hình sự thị xã Bắc Ninh. Bác được phân công về phụ trách địa bàn thôn Cổ Mễ – Một địa bàn đặc biệt có đền Bà Chúa Kho và nơi ấy cũng là điểm nóng, phức tạp về an ninh. Đối tượng nghiện hút ở đây rất nhiều. Họ chèn ép khách mua hàng, giật túi, móc túi, cướp giật của khách đi lễ đền.
Nhận nhiệm vụ một thời gian ngắn, bác đã tham mưu và cùng chính quyền địa phương kiểm soát được các đối tượng trong khu vực. Tình hình an ninh trật tự ở khu vực vậy là cũng dần dần ổn định.
Sinh lão bệnh tử khó tránh khỏi
Trong thời gian công tác tại đó, khi nhìn các cụ viết sớ cho khách đi lễ, bác rất thích chữ nho. Vì vậy khi về hưu bác đã tập trung học Hán Nôm và tham gia viết sớ với các cụ ở đền sở tại. Bác đam mê nghiên cứu và học thuộc lòng Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bác rất tâm đắc với những triết lý nhân sinh được đề cập trong Truyện Kiều.
Bác tin vào “thiện ác hữu báo, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Khi còn công tác, bác sống trong sạch không vụ lợi, “đi dân nhớ ở dân thương”. Nhưng mà cái lẽ sinh lão bệnh tử thì khó mà chống lại được.
Tháng 12 năm 2017, sức khỏe cả hai vợ chồng suy giảm. Bác đưa vợ sang bệnh viện sản trung ương khám thì phát hiện bác gái bị u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ nặng, rối loạn tiền đình. Bệnh viện thử máu thì nghi vấn bác gái bị HIV. Rồi yêu cầu cả bác trai xét nghiệm.
Họ bảo hai bác chuyển sang viện nội tiết trung ương để khám và đã phát hiện bác Dịch bị 5 loại bệnh: Gút (axit-uric gấp 6 lần cho phép); huyết áp cao 170/10; máu nhiễm mỡ 13/25; gan nhiễm mỡ; tiểu đường. Nhưng xét nghiệm HIV thì cả 2 bác đều ra kết quả là âm tính. Lúc ấy cả hai thở phào nhẹ nhõm. Họ đã trải qua 5 ngày lo âu phấp phỏng; tâm trạng cận kề với tử thần thấy thật là khủng khiếp!
Mọi thứ đều đã có an bài
Bệnh viện cho đơn thuốc hơn chục triệu để họ về dùng trong 3 tháng. Nhưng khi uống thuốc được hơn 1 tháng thì vào một buổi tối đầu năm 2018, bác nhận được cuộc điện thoại từ bác Ninh (85 Lê Văn Thịnh Phường Suối Hoa) trước đây thường hay đi bộ và chia sẻ bệnh tật cùng với bác Mạnh – vợ bác Dịch.
Nay bác Ninh định gọi điện cho người cháu cũng tên là Mạnh nên mới gọi nhầm qua số của bác Mạnh. Đúng là sự an bài của số phận, sau vài lời hỏi thăm sức khỏe thì bác Ninh đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) cho 2 vợ chồng bác.
Dạo ấy bác Dịch còn đang mải mê viết sớ kiếm tiền ở đền Bà Chúa Kho nên chưa vội nhận lời ngay mà hẹn sang tuần sau thu xếp sẽ tìm hiểu. Đúng hẹn bác đến nhà bác Ninh để mượn cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) về đọc.
Bác Dịch đã nghiên cứu trong một tuần và nhận thấy rằng: Cuốn Chuyển Pháp Luân này đề cập đến nhiều vấn đề và lý giải nó rất rõ ràng và thâm sâu. Và bác hiểu ra chỉ có tu luyện mới có thể thay đổi được cuộc đời con người ta. Bác đã đặt niềm tin vào Pháp môn này và quyết tâm tu luyện; cả bác gái cũng tu luyện theo.
Thân tâm cải biến, gia đình an hòa
Sau khi tu luyện được 1 năm thì Viện Medlatec kết hợp trung tâm ý tế thành phố Bắc Ninh kiểm tra sức khỏe cho bác. Bác thử khám xem sao thì kết quả đường máu về chỉ số đẹp (5,2); gan nhiễm mỡ về 1,92; và các chỉ số khác đều về các chỉ số bình thường. Niềm tin của bác Dịch vào Pháp môn tu luyện và Đại Sư Lý Hồng Chí đã được củng cố vững chãi; bác ngày càng chuyên tâm tu luyện hơn.
Trước đây bác Dịch uống nhiều rượu và rất hay say rượu. Nhưng chỉ 2 tháng sau khi tu luyện bác đã cai được rượu. Cơ thể nhẹ nhàng, tư tưởng thoải mái, gia đình an hòa, không có những mâu thuẫn xung đột. Gần 4 năm tu luyện kể từ ngày 13/03/2018, hai vợ chồng bác Dịch – Mạnh cứ kiên định học Pháp, luyện công và đề cao tâm tính thì được hưởng rất nhiều lợi ích từ Đại Pháp. Sức khoẻ của hai bác được cải thiện rõ rệt. Và bác Dịch thấy rằng: khi đã nghỉ hưu rồi thì danh, lợi, tình trong cuộc sống đều là ảo vọng, là hư vinh mà chỉ có sức khoẻ mới “đáng giá ngàn vàng”. Mới hay điều mà dân gian đúc kết: “Tuổi trẻ bán sức khoẻ mua vàng, khi về già lại bán vàng mua sức khoẻ”.
Nhưng hỡi ôi! Vàng nào có mua nổi sức khoẻ đâu! Mà bác Dịch cũng chẳng có vàng mà mua, thật may mắn là gặp được Đại Pháp, cuộc đời bác Dịch và gia đình bác đã sang trang mới. Cuộc sống mới thăng hoa, gia đình bác tràn ngập hạnh phúc. Bác cảm ơn Đại Pháp, cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí đã cứu gia đình bác.
Ai hữu duyên muốn tu luyện Pháp luân Đại Pháp để cải thiện sức khoẻ và đề cao tâm tính thì hãy liên hệ với bác Dịch theo số điện thoại 0912.650.037, bác sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Xem thêm:
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- Nữ đại tá công an tu luyện Pháp Luân Công
Mời bạn xem video: