Khác

4 kỹ năng giúp trẻ tự tin trong cuộc sống

26/09/21, 07:44
tự tin
Sự tự tin giúp cho con người ta khám phá được khả năng và sức mạnh riêng biệt của bản thân (ảnh:Trường An)

Lòng tự tin của con người cũng giống như cơn gió nâng cánh diều bay lên. Có sự tự tin, bạn có thể làm được rất nhiều việc đáng kể.

Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình. Đứng trước mọi thử thách, đứa trẻ tự tin sẽ dám nghĩ dám làm. Chúng tin vào khả năng của mình và hết mình tiến về phía trước. Thậm chí, trẻ sẵn sàng làm hết tất cả mọi chuyện trong khả năng của mình.

Chính vì vậy, sự tự tin là yếu tố không thể thiếu trên con đường đi tới thành công của trẻ. Để đạt được thành công, tẻ cần phải tin vào khả năng của mình. Trẻ có thể làm tất cả mọi việc trong khả năng cho phép.

Mỗi bậc phụ huynh đều hy vọng con cái mình có thể kiên cường, tự tin. Vậy làm thế nào để giúp con xây dựng được đức tính đó? Dưới đây là bốn bí quyết được các nhà tâm lý học và chuyên gia giáo dục chia sẻ.

 1. Khen ngợi con trẻ tăng cường sự tự tin

Trẻ con cần được khen ngợi. Tuy nhiên khen như thế nào cũng cần có  bí quyết. Nếu không áp dụng một cách thỏa đáng, có thể sẽ phản tác dụng. Trong tình huống nào thì nên tán dương và làm như thế nào cũng cần chú ý.

Sự tự tin không tự nhiên mà có được, nó là một loại phẩm chất qua sự động viên, khích lệ mà hình thành
Sự tự tin không tự nhiên mà có được, nó là một loại phẩm chất qua sự động viên, khích lệ mà hình thành (ảnh: nlptraining)

Nhà tâm lý học lâm sàng Eileen Kennedy-Moore nhắc nhở các bậc cha mẹ “Khen ngợi một cách trống rỗng thực sự không thể giúp trẻ xây dựng sư tự tin”. Càng tán dương như vậy sẽ khiến đứa trẻ càng hiểu mình thật tồi tệ. 

Con trẻ cần trải qua tôi luyện. Khi bỏ ra một chút nỗ lực đạt được thành công nhỏ, có thể xây dựng cho con sự tự tin. Từ sau đó, chúng mới có thể càng cố gắng nỗ lực để giành được thành công lớn hơn.

Lindsey Wander, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của công ty nổi tiếng WorldWise Tutoring LLC. Cô đã chia sẻ với Fox News về lời khen ngợi: “Nên khen ngợi sự chăm chỉ của trẻ chứ không phải tán dương sự thông minh”. Wander cũng đưa ra những ví dụ, chẳng hạn như khen ngợi chúng về cách chúng đối phó với thử thách và đã chăm chỉ cố gắng như thế nào. Cha mẹ không nên chỉ khen ngợi thành tích và điểm số.

Mỗi khi trẻ phát hiện ra sai sót của bản thân và sửa chữa. Bạn cần khen ngợi kịp thời, khuyến khích trẻ có thái độ tích cực chủ động. 

2. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một nhân tố quan trọng khác trong việc phát triển sự tự tin của trẻ. Hai phương pháp hiệu quả để giao tiếp với trẻ là “đồng cảm” và “hiệu ứng mỏ neo”.

Kĩ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng đem lại sự tự tin cho trẻ
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng đem lại sự tự tin cho trẻ (ảnh: bebeworld)

Những đứa trẻ không tin tưởng vào bản thân, khi một sự việc xảy ra thường nghĩ rằng “luôn luôn”, sẽ là như vậy. Thay vì tranh luận, bạn hãy giữ trong tâm sự đồng cảm để công nhận những cảm nhận của con. Tuy nhiên cần trong tình huống và thời gian cụ thể.

Khi trẻ gặp thử thách, hãy bảo trẻ không nói “Con không được” hoặc “Con không thể” mà thay vào đó là “Hiện giờ con không thể làm được” “Hiện tại con vẫn chưa thể làm”.

Hãy chú ý đến ngữ khí biểu đạt khi đối thoại với trẻ. Có thể sử dụng những từ ngữ khen ngợi và tích cực.

3. Cho trẻ quyền phát ngôn 

Không phải lúc nào cha mẹ cũng nên tự độc thoại. Bạn hãy cho con biểu đạt ý kiến bản thân để có thể hình thành sự tự tin. Trẻ cần được thoải mái nói lên suy nghĩ của mình. Trong tương lai đứa trẻ như vậy sẽ tự tin sáng tạo những điều to lớn.

trẻ em năng động
Những đứa trẻ được tuwk do nói lên suy nghĩ của minh, khi trưởng thành sẽ là những đứa trẻ thành công (ảnh: afamily)

Kirsten Kemerer, trợ lý giáo sư xã hội học tại SUNY Oneonta (SUNY Oneonta) Kemmerer chia sẻ với Fox News: “Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một môi trường có thể khiến trẻ có cảm giác an toàn tuyệt vời. Nó được hỗ trợ và chăm sóc đầy đủ để nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ. Trẻ cần cảm thấy rằng chúng có thể nói chuyện thẳng thắn với cha mẹ thay vì sẽ bị phê bình hay phán xét”.

Để trẻ tự do biểu đạt bản thân cũng giúp khám phá những tiềm năng khác nhau của trẻ. Chẳng hạn như khả năng sáng tạo, tinh thần mạo hiểm, sự hiểu biết và quan tâm đến người khác.

4. Kĩ năng đặt câu hỏi giúp trẻ tự tin

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, việc hỏi trẻ những câu hỏi hướng dẫn có thể mang lại lợi ích cho não bộ của trẻ.

Amy Morin là tổng biên tập của trang web thông tin sức khỏe tâm thần Verywell Mind. Bà cũng là tác giả của cuốn sách “13 điều trẻ mạnh mẽ nên làm” (13 Things Strong Kids Do). Trong đó bà cho rằng “việc hỏi trẻ một số câu hỏi kích thích tư duy thường tạo ra kết quả tích cực”.

trẻ em
Sự tự tin sẽ được hình thành thông qua kĩ năng đặt câu hỏi của trẻ (ảnh: cafe f)

Nếu con bạn khăng khăng rằng mình sẽ thất bại, đừng nên một mực nói rằng con sẽ làm tốt. Ngược lại, hãy hỏi xem nếu bạn của con nói những lời tương tự, con sẽ nói gì với bạn mình”. Những câu hỏi sẽ khiến đứa trẻ suy nghĩ lại về những suy nghĩ tiêu cực của mình”.

Ví dụ, sau một khoảng thời gian, hãy hỏi trẻ về những gì đang xảy ra ở nhà hoặc xung quanh trẻ. Bạn yêu cầu trẻ đánh giá tích cực, đưa ra đề xuất để cải thiện và sau đó áp dụng nó vào thực tế. Điều này giúp họ cảm thấy rằng ý kiến ​​của con có giá trị và được coi trọng.

Để có được sự tự tin, ngoài những kĩ năng trên cần bồi đắp cho trẻ một tâm hồn phong phú, lối sống chân thành. Điều này tạo nên gốc rễ bền vững của lòng tự tin.

Theo The Epoch Times

x