Khi vô thường chợt đến, chúng ta lại tự hỏi ý nghĩa đời người là gì? Chẳng lẽ chỉ là chút vui chút buồn rồi vụt tan trong vũ trụ mênh mang?
Đời người nếu cứ vui vẻ thoải mái, ngày ngày hát ca thì chắc không mấy ai lại phải quan tâm đến vấn đề ý nghĩa nhân sinh, vì cuộc sống hiện tại quá hạnh phúc rồi thì còn muốn tìm “Thiên đường” ở tận nơi xa xăm nào đó làm chi nữa? Nhưng đời người vô thường, con người không đau khổ vì việc này thì lại mệt mỏi vì việc khác, hiếm có ai cả đời an nhiên không vướng bận chuyện gì.
Mỗi khi nhân sinh không như ý muốn thì con người lại ngẩng mặt lên trời tự hỏi: “Ý nghĩa đời người là gì? Tại sao con người cứ phải sinh ra rồi chết đi? Nếu biết sẽ có đau khổ vậy thì đừng bắt đầu có được không?…” Hàng trăm câu hỏi như thế nhưng cũng không làm sao để biết được câu trả lời. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi biến cố quá đi thì con người ta lại vội quên đi những thắc mắc của mình mà tiếp tục chìm đắm trong thế tục.
Thi tiên Lý Bạch từng viết trong bài thơ “Nghĩ cổ kỳ 5”:
Sống ta là khách qua đường
Còn khi đã chết quê hương tìm về
Đất trời quán trọ lê thê
Trần gian cát bụi não nề xót thương
(Bản dịch của Lão Nông)
Không riêng Lý Bạch mà rất nhiều văn nhân thi sĩ cũng nói trần gian là quán trọ, con người là khách qua đường, chỉ ở tạm vài chục năm ngắn ngủi rồi trở về quê hương đích thực. Nhưng nếu như vậy thì con người xuống trần gian này để làm gì?
Vào thời thượng cổ, khi mà thần tích thường triển hiện, chuyện con người tín Thần, tu luyện, đắc Đạo thành Tiên không phải là việc hiếm thấy. Nhưng đến thời nay, khi mà thói đời trượt dốc, đạo đức xã hội băng hoại, con người ngày càng rời xa Thần linh, Thần cũng ngày càng không hiển thị thần tích với con người. Tu luyện thành Tiên dần trở thành việc “bí mật” của người tu luyện xuất thế, thậm chí dần dần bị người đời cho là “Thần thoại”, dường như là việc không thể.
Người đời biết đến Lý Bạch là một nhà thơ, nhưng thực ra ông cũng chính là một người tu Đạo, vậy nên cũng không lạ gì khi trong thơ ông thường có ý tưởng siêu phàm thoát tục, ông biết rõ sinh mệnh con người là có chốn đi về, chứ không phải chết là hết.
Người ta vẫn luôn tranh luận về việc có tồn tại linh hồn hay không? Có tồn tại cuộc sống sau khi chết hay không? Ở đây chưa cần nói đến đức tin, thì những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử cũng đủ để chúng ta phải suy ngẫm lại một cách nghiêm túc.
Trạng thái chung của những người có trải nghiệm cận tử là: Cơn đau biến mất, cảm giác bản thân thoát ly khỏi cơ thể, phiêu đãng bay lên, nhìn thấy người thân và bạn bè đã qua đời, hồi tưởng lại cuộc đời của chính mình, đi xuyên qua một đường hầm tối tăm, cuối đường hầm là ánh sáng rực rỡ, và trong ánh sáng đó, cảm nhận mạnh mẽ “tình yêu, niềm vui, sự bao dung và yên bình”, v.v. Đặc biệt là sau khi họ tỉnh dậy thì những điều họ nhìn thấy đều được xác nhận là đúng.
Theo một cuộc khảo sát thực hiện bởi Gallup, Inc., một công ty thống kê nổi tiếng của Mỹ, chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, đã có ít nhất 13 triệu người trưởng thành còn sống đã từng trải qua trải nghiệm cận tử.
Không chỉ những người có tôn giáo tín ngưỡng mới có trải nghiệm cận tử mà cả những người theo quan điểm vô thần cũng vậy. Mặc dù phương Đông và phương Tây có sự khác biệt rất lớn về truyền thống văn hóa cũng như tôn giáo, nhưng trải nghiệm cận tử của họ là gần như tương đồng.
“Trải nghiệm cận tử” đầy chân thực này chính là để muốn nói lên một điều: Linh hồn thực sự có tồn tại, các chiều không gian khác cũng thực sự tồn tại, cái chết không phải là sự kết thúc của sinh mệnh.
Trở lại những câu hỏi ở trên: “Ý nghĩa đời người là gì? Tại sao con người cứ phải sinh ra rồi chết đi?”, thì mới đây, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã công bố bài viết “Vì sao có nhân loại”, bài viết của Ông đã trả lời đầy đủ cho câu hỏi “ý nghĩa đời người là gì?”, ngoài ra còn tiết lộ những thiên cơ mà nhân loại từ xưa đến nay vẫn không thể được biết.
Ông Lâu Tân Dược – một học giả nghiên cứu chuyên sâu về “Kinh Thánh”, bản thân là người không tu luyện Pháp Luân Công – sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của đại sư Lý Hồng Chí đã chia sẻ rằng:
“Tôi cho rằng đây là bài viết vô cùng trọng yếu trong lịch sử tư tưởng nhân loại và có ý nghĩa trọng đại đối với nhân loại. Mọi người đều đọc ‘Kinh Thánh’, rất nhiều người biết về Thần thoại Trung Quốc thời cổ đại, rất nhiều người cũng đọc các kinh thư của Phật giáo. Nhưng theo hiểu biết của tôi thì trong tất cả các kinh điển hay trong văn hiến lịch sử văn hóa, xưa nay chưa hề giải thích rõ ràng như Đại sư Lý Hồng Chí – toàn bộ vũ trụ hình thành như thế nào, kết cấu ra sao, và khởi nguyên của nhân loại là từ đâu… Chúng ta biết về thứ mà trước đây người ta gọi là 18 tầng địa ngục, Thiên thượng có những gì v.v., nhưng ít nhất theo kinh nghiệm của tôi, xưa nay chưa có ai miêu tả thế giới này rõ ràng đến như vậy”.
Ông Diệp Ninh – một luật sư nổi tiếng ở New York, cũng không phải là học viên Pháp Luân Công – sau khi đọc bài viết của Đại sư Lý Hồng Chí đã nói rằng, bài viết này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhân loại, và những ai đọc được nó là người có phước. Trong chia sẻ với truyền thông phương Tây, ông xúc động gọi Đại sư Lý Hồng Chí là “Thầy Lý”:
“Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho con người. Nếu không hướng thiện và tu hành vào thời điểm này, mà tiếp tục làm điều ác, thì thời gian mà Chúa ban cho bạn sẽ không còn nhiều nữa… Được khai sáng bởi bài viết này của Thầy Lý, tôi cũng thấy rằng xã hội nhân loại đang thực sự đi đến điểm cuối cùng của giai đoạn ‘Diệt'”.
Quý bạn đọc có thể xem bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí tại đây. Hy vọng bạn cũng có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Ý nghĩa đời người là gì?”