Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn

Vượt qua bao nỗi khổ, người vợ kiên định tu luyện Pháp Luân Công

28/08/23, 12:43
Nỗi khổ chồng chất nỗi khổ, nhưng cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười với cô Ký
Nỗi khổ chồng chất nỗi khổ, nhưng cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười với cô Ký (ảnh: Nguyện Ước).

Trải qua nhiều nỗi khổ, từ chồng con đến bệnh tật, khiến cuộc sống của cô Ký chỉ là chịu đựng và bế tắc. Bước vào tu luyện Đại Pháp, cũng vượt bao nhiêu khó khăn, cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười với cô.

Khổ đau vì rượu

Chuyện về người chồng uống rượu, gây bao nỗi bi thương cho vợ con, người thân không còn là hi hữu. Quá nhiều nước mắt, nỗi đau khổ, sự dày vò, thậm chí cả máu đổ, gia đình tan nát, con cái bơ vơ chỉ vì ‘ma men’. Khi con người ta tỉnh thì lý trí làm chủ thân xác, mọi hành vi chịu sự ước thúc của đạo đức. Nhưng khi lý trí bị ma men khống chế, phần tính người không còn, con ma ấy mặc sức hành ác.

Câu chuyện của vợ chồng cô Trần Thị Ký, 59 tuổi, hiện đang sinh sống tại Đức Cơ, Gia Lai cũng xoay quanh vấn đề này. Chỉ có điều, nhờ thành tâm kính Phật, cầu xin Thần Phật nên cô Ký đã gặp may mắn. Dù trải qua nhiều khổ nạn, nhờ kiên định tu luyện nên cuối cùng cô Ký đã nhận về những phúc báo. Điều mơ ước có được một gia đình hạnh phúc cũng đã mỉm cười với cô. Gánh nặng trong tâm nay cô đã buông bỏ, đó mới là điều tuyệt vời nhất.

Chịu nỗi khổ vì chồng ham rượu

Vợ chồng son lấy nhau là lúc cùng chí thú làm ăn, vun vén gia đình, nhưng chồng cô Ký đã sớm ngày rượu chè, rồi cờ bạc. Chưa được chồng đỡ đần gì nhiều thì cô đã phải gánh chịu tủi nhục. Nai lưng cày cấy 8 sào ruộng, thóc thu về hàng tấn, nhưng lúa chưa chín, chồng cô đã bán hết thóc non cho người ta. Nồi cơm đang nấu bị hất đổ, nước mắt chan cơm mỗi chiều. Đến nỗi người mẹ chồng thương con dâu cũng phải gào thét vào mặt con trai mình. Nhưng nỗi khổ của vợ, sự giáo dục của cha mẹ cũng không lay chuyển được con ma men kia.

Vì cờ bạc khổ quá nên vợ chồng cô Ký phải rời quê vào Gia Lai làm ‘kinh tế mới’. Ngày ngày lên nương, lay lắt với hạt điều, dãy cà phê cũng chẳng đủ ăn. Mỗi khi nghe tiếng chó sủa, tiếng lạch cạch cô lại giật mình lo sợ. Trong bóng đêm, người chồng ngất ngưởng với cơn say. Cô luôn sẵn sàng tư thế chạy. Nào chửi bới, quăng đồ đạc, đánh đập, bới móc, hành hạ,… Rất nhiều những nỗi khổ, không thể tả hết…

Khi không có rượu thì gia đình êm ấm, người ngoài cũng rất nể chú. Chỉ vì ma men phát tán ma tính, chú lại có những hành động không kiểm soát làm khổ vợ con. Mỗi lần chịu đựng những oan ức, nỗi oán hận lại chất chồng trong cô Ký. Nhiều lúc cô muốn bỏ đi, muốn viết đơn ly dị nhưng vì thương con, muốn con có một gia đình đầy đủ nên cô nhẫn chịu. Chịu đựng nhưng không biết chịu được đến khi nào…

Nỗi khổ của người phụ nữ có chồng rượu chè, cờ bạc
Nỗi khổ của người phụ nữ có chồng rượu chè, cờ bạc (ảnh: Nguyện Ước).

Khổ vì bệnh

Làm nhiều, nghĩ nhiều thì sinh bệnh. Mới hơn 40 tuổi mà trông cô Ký già nua, bệnh tật. Đúng như lời người chồng nói thì nhìn vợ như “bà cụ”. Tuy không mắc trọng bệnh nhưng những căn bệnh: đau đầu, chân tay tê buốt, thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ… khiến cô luôn đau đớn, đi lại khó khăn.

Thấy cuộc đời mình có nhiều nỗi khổ nên cô Ký đi xem bói. Nhờ người ta xem cho đến khi nào hết khổ. Cô đi cúng lễ, giải hạn mong cho sớm qua hoạn nạn, mong cải biến hoàn cảnh một chút. Thấy người ta mách ông thầy này chữa giỏi, ở đâu cô cũng lặn lội đi. Tiêm thuốc vào chân cho giảm đau thì kết quả một bên chân teo lại, đến mặc quần rộng cũng phát hiện ra…

Trong nhà lúc nào cũng dự trữ thùng sữa tươi, hễ người xỉu thì lấy ra uống. Đi làm một tuần thì nghỉ một tuần vì không đủ sức. Đến con dâu phải nói: “mẹ xem chọn cây điều nào sai quả nhất mà bán đi, lấy tiền chữa chân.” Cô vừa lễ bái, kết hợp thuốc tây thuốc nam, nhưng tiền thì mất, bệnh chẳng khỏi.

Thân bệnh, tâm bệnh, hoàn cảnh khó khăn, cô Ký thấy cuộc sống của mình thật bế tắc. Có những lúc, ý nghĩ xấu xuất hiện: “Ông thà chết đi, tôi chỉ đau một lúc, chứ sống như thế này, ông đối với tôi quá ác…!” Khổ là vậy, lối thoát ở đâu? Không ai có câu trả lời cho cô Ký. Cô Ký chỉ biết cầu xin Thần Phật giúp mình vượt qua nỗi khổ này.

nỗi khổ của người phụ nữ bị bệnh
Thân bệnh, tâm bệnh, người phụ nữ chịu bao nỗi khổ nay chỉ biết kêu xin Thần Phật (ảnh: Nguyện Ước).

Bước ngoặt thay đổi cuộc đời

Khi mẹ chồng mất, cô Ký ra ngoài Bắc chịu tang, một người chị chuyên đi lễ cùng gọi điện cho cô. Chị ấy nói: “Có môn người ta dạy, chữa được hết bệnh, chị có đi học không?” Nói đến chữa hết bệnh, dù không biết môn đó là gì, cô Ký vội nói: “Có, tôi thích đi.”

Ngay buổi trưa quay lại Gia Lai, buổi tối cô Ký đi tìm Pháp luôn. Nghe họ nói là Đại Pháp, cô cũng chẳng hiểu Đại Pháp là gì, cô đi ra công viên, nơi những học viên đang tập.

Mọi người dạy cho cô động tác. Cô tập mà chẳng hiểu gì, thấy khó tập. Một bạn trẻ động viên: “Mai cô đến nhà cháu, cháu dạy động tác cho cô.” Hôm sau, cô cũng lên nhà bạn, cũng mua sách, cũng nhận về 9 chữ chân ngôn để niệm, nhưng nhìn chung cô chẳng hiểu gì, thấy thật khó học.

Cô điện cho người bạn, nói không học đâu vì thấy khó. Cô bạn nói: “Sao bà Điểm học rồi khỏi đau chân rồi đấy?”. Cô Ký tự động viên mình: “Sao bà ấy già còn học được, mình lại không học được nhỉ?” Mở cuốn “Sức khỏe là vàng”, cô Ký gọi cho số điện thoại trong đó, hỏi rõ người được nêu tên trong đó còn tập không, có khỏi bệnh thật không. Họ giúp cô củng cố niềm tin. Cô nói với chồng: “Chắc tôi học môn này được. Tôi nằm mơ thấy mình bị nhốt vào một cánh cửa kín, vậy mà chỉ nhớ một câu Pháp mà thoát được ra…”

Từng bước thoát khỏi nỗi khổ của mình

Khỏi hết các bệnh sau thời gian ngắn tập luyện

Cầm cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, cô đọc mà chẳng hiểu gì. Không hiểu cũng đọc, dần dần cô cũng hiểu ra: Pháp môn này không phải để chữa bệnh mà là phải tu tâm tính. Nếu đã là người tu luyện chân chính thì không có bệnh. Cô muốn coi mình là người tu chân chính. Sau 3 ngày đọc sách cô quyết định không dùng thuốc nữa. Thuốc đau đầu, thuốc dạ dày, thuốc giảm đau, sâm, cao nóng,… cô không dùng đến. Kiên trì tập luyện, cô thấy sức khỏe cải biến rõ rệt.

Khỏi hết các bệnh sau thời gian ngắn tập luyện Pháp Luân Công
Cô Ký đang luyện bài Công Pháp số 2 (ảnh: Nguyện Ước).

Đầu tiên là không thấy đau đầu nữa. Cô hỏi một học viên, biết rằng tập môn này không phải ăn kiêng thứ gì. Dù bệnh dạ dày của cô trước phải kiêng rất nhiều thứ nhưng cô thử mua cà, mua rau muống ăn xem sao. Ăn vào thấy có đau một chút, cô cũng không lo, dần dần cô không thấy đau và có thể ăn mọi thứ.

Trong quá trình tập luyện, cô thấy thân thể của mình phản ứng ra rất nhiều thứ. Lúc thì sổ mũi, cảm, ho, chân tay sưng… Cô hiểu rằng đó đều là điều tốt, là Sư phụ đang thanh lọc thân thể cho cô. Dần dần, rất nhanh, trong thời gian hơn một tháng, toàn bộ những thứ bệnh hành hạ cô đều khỏi hoàn toàn. Từ đó, cô có một sức khỏe vô cùng tốt, giống như cô được tẩy tịnh và lột xác thành con người mới vậy. Cô đã cảm nhận được nỗi sung sướng khi thân thể vô bệnh. Điều này quả thật là phúc âm to lớn cô nhận được.

Vượt qua mọi ngăn cản của chồng, kiên định tu luyện

Chẳng có điều gì đến một cách dễ dàng và nhận về dễ dàng. Sống ngày thường đã khó khăn với chồng, giờ bước vào tu luyện lại càng gian khổ hơn. Người chồng nghe người ta nói, tập môn này sẽ không thờ cúng tổ tiên, là tà đạo… Về nhà, ông đe nạt vợ, tuyên bố nếu làm vậy ông sẽ ‘xử’. Những lúc đi tập, đi học Pháp ông ngăn cấm, nhiều lúc dở khóc, dở cười chẳng thể vào được nhà… Vô vàn những nỗi khổ, khó khăn mà cô nhận phải khi kiên định trên con đường tu luyện.

Vượt qua mọi ngăn cản của chồng, vượt bao nỗi khổ, kiên định tu luyện
Cô Ký đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Nguyện Ước).

Tuy nhiên, cách đối đãi của cô Ký giờ đã khác xưa. Trước khi tu luyện, nếu chồng chửi bới, đánh đập, cô Ký hận lại càng thêm hận. Nỗi đau khổ, bực tức, oán hận sẽ âm thầm mà trút lên người chồng. Trong từng ánh mắt, giọng nói cô không dành cho chồng mình sự yêu thương, quan tâm hay vị tha. Tất nhiên, thật khó làm được điều đó khi nhận về là những bất công.

Nhưng Pháp của Sư phụ Lý đã dạy cô trở thành người vợ tốt, biết nghĩ cho chồng, biết buông bỏ nhân tâm… Thay vì thêm oán hận thì nay phải trút bỏ đi. Nhìn điểm tốt của chồng mà dung thứ, vị tha; nhìn ra cái xấu của mình mà thay đổi, quy chính… Cô đã hiểu ra và buông bỏ từng nhân tâm. Nào là oán hận, giận dỗi, coi thường, tranh đấu, ích kỷ,… cô đều buông hết. Nụ cười đã nở trên môi, lời nói nhỏ nhẹ, sự quan tâm,… Tất cả sự thay đổi ấy, người chồng đã nhận ra dù là trong cả cơn say.

Giải thoát khỏi nỗi khổ về hận, người chồng thay đổi

Người chồng nói với vợ: “Bà học môn này không chỉ tốt cho bà, mà còn tốt cho cả tôi, cho dòng họ, vậy sao tôi lại cứ hành bà nhỉ?” Chỉ tại con ma men thôi. Rồi ông nói với chị dâu: “Bà Ký học môn này, đỡ của em mấy trăm triệu đấy.” “Thế sao chú không học?”, chị dâu hỏi. “Em không học được, nhiều lúc em còn lôm côm lắm…”

Khi công an đến nhà, hay ngoài xã hội, ai nói gì không đúng về Pháp môn hay lời đàm tiếu, người chồng đều lên tiếng nói lời công bằng cho vợ. Ông nói: “Người dân chúng tôi đều chấp hành luật pháp, không làm gì ảnh hưởng đến mọi người. Vợ tôi thấy môn này tốt nên học. Từ ngày bà ấy tập, bệnh tật khỏi hết, da dẻ hồng hào, người béo tốt, mặt mũi tươi tỉnh, trẻ ra trông thấy. Trước nhìn như bà cụ, giờ ai cũng khen và hỏi tập môn gì mà ngày một trẻ đẹp ra.

Tôi không tập nhưng cũng biết môn này rất tốt. Lúc trước, do không hiểu nên tôi ngăn cấm, đánh đập bà ấy; sau khi thấy tốt thật sự, bà ấy không bỏ bê cái gì, thờ cúng đầy đủ, lại đối xử tốt với tất cả mọi người nên tôi ủng hộ bà ấy. Tôi đối đãi tốt với các học viên và sẽ song hành, hỗ trợ cùng bà ấy…”

Giải thoát khỏi nỗi khổ về hận
Trước kia hiểu nhầm, nay người chồng của cô Ký đã nhận ra vợ mình tu luyện Pháp Luân Công vẫn thờ cúng đầy đủ (ảnh: Nguyện Ước).

Niềm vui thật sự đã đến với gia đình cô Ký. Dù chồng cô vẫn còn những cơn say, nhưng cô không còn oán trách mà chỉ nhìn tâm mình, xem còn điều gì làm chưa tốt. Buông bỏ và tha thứ mới thật sự là điều hạnh phúc. Đại Pháp đã giúp cô tẩy tịnh nhân tâm của mình. Chồng cô dù sao vẫn là người chồng tuyệt vời. Ủng hộ cô tu luyện, nói những lời đạo lý cho Đại Pháp, bản thân ông đã là có phúc phận rồi.

Hạnh phúc thật sự

Cô Ký đã tu luyện Pháp Luân Công được 6 năm. Trong 6 năm qua, khi thân tâm khỏe mạnh, những khởi sắc đã đến với gia đình. Đồng tiền làm ra không phải phung phí đền chùa, lễ bái, thuốc men. Có tiền ăn, tiền dư ra, cô xây được căn nhà khang trang. Con đường trước là ngõ cụt, bế tắc thì nay tươi sáng. Điều mà cô mong ước, đến bao giờ mới có được hạnh phúc thực sự thì từ ngày tu luyện cô đã có được.

Cô nói với người chồng: “Em bây giờ không còn ao ước điều gì nữa. Có được cơ ngơi này, có được sức khỏe, tâm bình an là em vui lắm rồi. Giờ em chỉ cần chuyên tâm tu luyện, còn mọi thứ em đã có đủ rồi.”

Người chồng sau khi được chia sẻ, nói tất cả sự thật cho người viết bài, ông tỏ ra rất vui mừng. Hôm đó, ông cố gắng không say, tham gia cùng chúng tôi trong những cảnh quay. Tôi hiểu đó là một năng lượng tích cực, là phúc phận của ông, dù ông không bước vào tu luyện.

Câu chuyện đầy nhân văn của vợ chồng cô Ký được chúng tôi viết lại và gửi đến bạn đọc. Mong rằng các bạn nhìn ra những giá trị truyền tải nhân văn này. Chúng tôi để lại số điện thoại của cô Ký, bạn đọc có thể tự liên hệ nếu cần: 039 9016163.

Xem thêm:

x