Vào thời Tấn, vọng tộc đệ nhất Trung Quốc là họ Vương. Vương Tường là người mở màn cho gia tộc này. Gọi là vọng tộc bởi gia tộc này trong 300 năm đào tạo ra 92 tể tướng.
Nội dung chính
Vọng tộc đệ nhất Trung Quốc
Trong tác phẩm Thất ngôn tuyệt cú nổi tiếng “Ô Y hạng” của đại thi nhân nổi tiếng thời Đường có câu:
Chu Tước kiều biên dã thảo hoa,
Ô Y hạng khẩu tịch dương tà.
Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,
Phi nhập tầm thường bách tính gia.
Dịch nghĩa:
Bên cầu Chu Tước, cỏ dại đầy hoa,
Trong ngõ Ô Y mặt trời xế bóng.
Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước,
Nay bay vào những nhà dân chúng bình thường.
Họ Vương và họ Tạ ở đây chính là hai gia tộc quyền thế nổi tiếng nhất thời Tấn. Gia tộc họ Vương được gọi là “Vọng tộc đệ nhất của Trung Quốc”. Trong 300 năm, chỉ tính riêng người làm tới chức tể tướng là 92 người. Cha con đại thư pháp gia Vương Hy Chi và Vương Hiến đều là con em trong gia tộc này. Điều đặc biệt nhất về gia tộc này là Vương Tường. Ông là nhân vật then chốt mở đầu cho lịch sử huy hoàng của gia tộc. Ông là một người năm lần bảy lượt bao phen khốn cùng suýt bị mẹ kế hại chết. Đến 60 tuổi mới ra làm quan.
Vương Tường tại Lang Gia
Vương Tường xuất thân trong một gia đình có gia thế vào cuối thời Đông Hán ở tỉnh Sơn Đông. Thời Ngụy Tấn tỉnh Sơn Đông gọi là Lang Gia. Tổ tiên của ông là đại tướng Vương Tiên của nước Tần. Một trong tứ đại danh tướng thời Chiến Quốc. Vì dụng binh như thần, nên ông được Tần Thủy Hoàng trọng dụng. Ông trợ giúp Tần Thủy Hoàng bình định lục quốc, thống nhất thiên hạ. Sau đó cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
Vương Tường sinh vào cuối thời Đông Hán, mẹ mất sớm từ khi còn nhỏ. Sau đó, cha cậu là Vương Dung cưới thêm vợ kế là Chu Thị. Bà ta được lòng tất cả mọi người. Nhưng lại không có chút từ bi với con của chồng. Bà còn thường xuyên nói xấu ông trước mặt cha ông. Vì thế, cha ông ngày càng lạnh nhạt với con.
Gia tộc họ Vương vốn làm quan. Nên Vương Tường được học hành đọc sách. Tuy nhiên, cha mẹ cậu lại bắt cậu làm các công việc nặng nề như quét dọn chuồng bò, gánh phân, gánh củi, trồng trọt…
Mẹ kế Chu Thị thường xuyên quát mắng, thậm chí còn đánh đập ông. Vương Tường bẩm sinh lại rất hiếu thuận. Ông không để ý tới những ngược đãi hành hạ của người mẹ kế, luôn cung kính lễ độ, nhẫn nhục chịu khó. Khi cha mẹ bị bệnh, Vương Tường luôn ở cạnh giường chăm sóc không ngừng nghỉ bất kể ngày đêm. Thuốc sắc xong đều đích thân nếm rồi mới bưng lên cho cha mẹ uống.
Nằm xuống băng cầu cá
Mẹ kế của Vương Tường thích ăn cá chép. Lần nọ bà bị bệnh phong hàn đúng vào tháng chạp, nằm trên giường mấy ngày, không hạt cơm nào vào bụng. Khi hơi khá hơn một chút, bà nói muốn ăn canh cá chép. Vương Tường nghe thấy vội vàng nói: “Mẹ đợi một chút nhé, để con đi bắt cá“. Nói rồi ông lấy lưới và đi ra ngoài.
Tuy nhiên trời mùa đông giá rét, mặt sông đã đóng băng. Lớp băng trên mặt sông lại quá dày. Muốn làm nó tan không hề dễ dàng.
Vương Tường dùng cách thông thường, tìm một hòn đá đập xuống lớp băng dưới chân. Dù không có hiệu quả nhưng khiến ông toát hết mồ hôi. Lúc này ông nghĩ ra một cách. Chi bằng cởi áo bông ra, nằm trên băng để nó tan ra. Chỉ e rằng băng chưa tan thì mạng của ông đã không còn.
Nhưng tấm lòng hiếu thuận của ông, đã thực sự cảm động tới trời đất. Vì muốn có được hai con cá sống làm món ăn mà mẹ kế yêu thích, ông hoàn toàn không nghĩ tới mình, chút nữa là mất mạng.
Lúc này mặt băng đột nhiên kêu răng rắc. Nứt ra một khe lớn. Hai con cá chép chui ra khỏi mặt nước, chui vào trong lòng ông. Dường như hai con cá chủ động tự muốn dâng cho ông.
Vương Tường kinh ngạc vui mừng. Cảm tạ trời đất thiên địa Thần linh bảo hộ. Ông quỳ xuống cầm hai con cá và vui mừng mang về nhà cho mẹ.
Bắt chim sẻ thông vàng cho mẹ kế
Sau đó thì sao? Mẹ kế của ông ăn xong món bơi trong nước, lại muốn ăn món trên trời. Lần nọ, bà lại nói muốn ăn chim sẻ thông vàng quay. Vương Tường đang buồn rầu nghĩ đủ mọi biện pháp. Không biết cách nào bắt được vì loài chim này rất khó bắt. Đúng lúc đó, có mấy chục con chim bay như thiêu thân vào rèm cửa nhà ông. Vì vậy, ông có thể dễ dàng bắt được chúng, giải cơn thèm cho mẹ kế.
Đối với người hiện đại mà nói, câu chuyện này nghe có vẻ khoa trương. Nhưng đây là câu chuyện có thật được ghi chép trong “Tấn Thư”.
Sự việc như vậy cứ thế lan truyền khắp xóm cùng thôn. Mọi người đều thán phục sự hiếu thuận của ông. Nhưng mẹ kế của ông không hề cảm động. Trái lại, bà càng ghen ghét đố kỵ với ông.
Vương Lãm – Người em cùng cha khác mẹ tốt bụng
Chu Thị có một người con trai tên Vương Lãm (206 -278) nhỏ hơn Vương Tường 20 tuổi. Vương Lãm rất thương anh. Mỗi lần nhìn thấy mẹ đánh Vương Tường, ông đều ôm anh vừa khóc, muốn chịu đòn cùng anh.
Khi lớn lên một chút, ông thường khuyên mẹ kế đối xử tốt với Vương Tường. Người mẹ kế hung ác bạo ngược bề ngoài dường như vì thế có chút bớt hung giữ.
Dù bà không đánh. Nhưng lại đổi trò gian trá mới. Sai Vương Tường làm hết việc này việc khác. Vương Lãm thấy vậy thì vô cùng đau lòng. Mỗi khi mẹ sai khiến anh, ông âm thầm cùng giúp anh làm việc.
Sau đó cả hai anh em cùng lấy vợ. Chu Thị lại tùy tiện sai bảo vợ của Vương Tường. Vương Lãm thấy vậy liền nói vợ mình hỗ trợ chia sẻ công việc với chị dâu. Vì trong lòng thương xót cốt nhục của mình hơn, Chu Thị đành ấm ức bỏ qua.
Sau khi cha mất, Vương Tường đi sớm về tối một mình gánh vác việc gia đình. Vương Tường làm người hiếu thuận, phẩm hạnh đoan chính. Dần dần mọi người trong thôn đều biết. Danh tiếng càng ngày càng cao. Chu Thị vì thế trong tâm ngày càng căm ghét. Bà lo lắng Vương Tường sẽ phân chia tài sản nên muốn hành sự trừ bỏ Vương Tường vĩnh viễn.
Vương Lãm tranh rượu độc
Hôm đó, Vương Tường làm xong việc bên ngoài trở về nhà, vừa ngồi xuống. Người mẹ kế có thái độ khác thường. Bà mỉm cười bưng ra một chén rượu cho ông uống. Ông ngẩn người nghĩ, mẹ kế có thể làm như vậy, thực sự là đại phúc phận của mình. Ông vội vàng cung kính đưa hai tay ra đón lấy chén rượu định uống…
Tục ngữ nói: “Muốn người khác không biết, trừ phi mình đừng làm“. Vương Lãm không biết tại sao nhận ra trong rượu của mẹ có độc. Ông đột nhiên cướp chén rượu từ tay anh trai và nói: “Anh à, anh vừa làm việc mệt nhọc về. Anh không nên uống rượu ngay. Để em uống thay anh nhé”.
Vương Tường thấy sắc mặt Vương Lãm có chút khác thường. Trong đầu đột nhiên suy nghĩ, chẳng lẽ trong rượu có độc? Ông nghĩ thầm, nếu độc chết mình có sao đâu. Sao lại liên lụy đến cả em trai chứ. Nghĩ vậy ông liền chạy tới đoạt lấy chén rượu. Hai người cứ tranh qua đoạt lại như thế hồi lâu khiến Chu Thị vô cùng lo sợ. Bà nhanh chóng làm bộ tới khuyên can, và cướp lấy chén rượu mang đi.
Kể từ đó, mỗi khi mẹ kế làm món ăn gì cho Vương Tường. Vương Lãm đều giành nếm thử trước. Mẹ kế sợ rằng làm vậy không thể hạ độc được con trai chồng. Ngược lại còn liên lụy tới con ruột của mình, nên từ bỏ ý định bỏ độc vào đồ ăn hại người.
Sau nhiều lần như vậy người mẹ kế liệu đã chịu buông tay? Hoàn toàn không có, bà ta lại bày ra một chiêu mới còn ác độc hơn.
Mẹ kế lập mưu chém Vương Tường khi ngủ
Một tối nọ, bà ta cầm một con dao lặng lẽ chạy vào phòng Vương Tường. Bất chấp tất cả, hướng về phía giường ngủ của Vương Tường mà chém lung tung. Trong lòng nghĩ thầm sẽ chém chết ông thành trăm mảnh.
Đúng lúc này, đột nhiên có một người từ ngoài cửa tiến vào làm người mẹ kế vô cùng hoảng sợ. Thì ra Vương Tường vừa ra ngoài đi tiểu trở vào. Nhìn thấy cảnh mẹ kế tay cầm dao chặt chém lung lung trên giường của mình, cậu đã hiểu ra tất cả.
Vương Tường thấy thế, quỳ rạp xuống trước mặt mẹ kế. Ông đưa cổ ra cho bà chém chết. Ông nghĩ rằng, nếu mẹ kế đã muốn mình chết, thì chết vẫn là tốt hơn để mẹ phải buồn rầu, khó chịu.
Người mẹ kế nghĩ lại, từ trước tới nay bà nhiều lần làm khó dễ muốn lập mưu sát hại con riêng của chồng. Thằng bé không những không có chút gì oán hận. Ngược lại còn đối với mình hiếu thuận ngoan ngoãn. Nay còn tự nguyện quỳ xuống cho mình chém chết thì cảm động khôn nguôi. Bà cảm nhận được sự thành tâm thành ý của Vương Tường nên bỏ dao xuống loại bỏ ý định hãm hại con chồng.
Bà ném con dao xuống đất, ôm đầu Vương Tường khóc nấc nghẹn ngào. Từ đó bà đối xử với Vương Tường như con ruột. Gia đình họ từ đó hòa thuận, yêu thương nhau.
Vương Tường xuất sĩ làm quan
Cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, xuất hiện tình trạng Thế chân vạc tam quốc. Các nước công phạt lẫn nhau. Vùng Lang Gia ở nơi đầu sóng ngọn gió, thường xuyên gặp phải họa chiến tranh. Vương Tường đưa Chu Thị và em trai Vương Lãm cùng gia đình rời Lang Gia, nay là vùng Hợp Phì, và ẩn cư tại đó hơn hai mươi năm.
Thời gian đó, sự hiếu lễ với mẹ kế của cậu đã nổi danh khắp vùng. Nhiều lần có người đề cử cậu ra làm quan. Nhưng Vương Tường cho rằng, mẹ vẫn còn sống. Ông phải đích thân làm tròn đạo hiếu nên luôn từ chối.
Năm đó, Chu Thị qua đời, Vương Tường vì đau buồn quá đỗi mà sinh bệnh tĩnh dưỡng. Nhiều ngày mới có thể gắng gượng đứng dậy.
Lúc đó là thời kỳ Ngụy Văn Đế Tam Quốc tại vị. Thứ sử Từ Châu là Lữ Kiền lại lần thứ ba tới mời đảm nhiệm chức Biệt giá của Từ Châu; tương đương với chức phó Thứ sử. Vương Tường kiên quyết từ chối. Em trai ông khuyên nhủ, mẹ đã mất rồi, việc trong nhà không cần quá nặng lòng. Anh cũng là lúc cần xuất sĩ đền đáp nước nhà. Ông còn giúp anh trai chuẩn bị xe.
Lúc này Vương Tường mới đồng ý nhận chức Biệt giá Từ Châu. Thời điểm đó ông đã 60 tuổi.
Sự nghiệp lên như diều gặp gió
Vương Tường nhận chức, được Lữ Kiền vô cùng tín nhiệm. Tất cả chính sự đều ủy thác cho ông. Lúc bấy giờ chiến loạn cũ mới dồn dập. Bọn cướp lợi dụng hoành hành. Chúng thường xuyên cướp bóc của người dân Từ Châu. Vương Tường tuy là một nho sinh, tuổi đã cao. Nhưng ông thực sự là một người có tài quân sự. Tuổi cao chí càng cao. ông đích thân dẫn binh đánh đuổi giặc cướp, dẹp tan bình định cường đạo tại Từ Châu. Cũng từ đó bách tính tại đây có thể an cư lạc nghiệp. việc giáo hóa chính trị không bị trở ngại. người dân thuận lòng tin theo.
Lúc bấy giờ, dân gian đã sáng tác một bài ca dao ca ngợi Vương Tương: “Hải nghi (âm di) chi khang, thực lại vương tường. Bang quốc bất không, biệt giá chi công”. Nghĩa là: Sự an khang, bình yên của Từ Châu. Sự thịnh vượng của người dân. Tất cả đều nhờ công lao của Vương Tường!
Kể từ đó trong chốn quan trường, Vương Tường lên như diều gặp gió. Với bản lĩnh và tài năng của mình, sự ưu ái củaTào Phi Ngụy Văn Đế, Tư Mã Viêm Tấn Võ Đế, ông từng bước thăng chức. Tấn Võ Đế bái Vương Tường là Thái bảo, tiến phong Tuy Lăng Công.
Bảo đao của Lữ Kiền
Trước khi đảm nhiệm Thứ Sử Từ Châu, Lữ Kiền đã từng nhận được một thanh bảo đao tỏa sáng rực rỡ vào ban đêm. Lữ Kiền mời một người có thể phân biệt bảo đao đến kiểm tra. Người này nhìn vào và nói rằng con dao này có linh tính đặc biệt. Người đeo nó chắc chắn sẽ lên ngôi vị Tam Công. Lữ Kiền cũng tin tưởng không nghi ngờ.
Sau khi Vương Tường được Lữ Kiền mộ binh xuất sĩ. Ông cảm thấy Vương Tường có phẩm chất cao quý và là người thích hợp để đeo con dao này. Ông nói với Vương Tường: “Ta là người phúc đức kém cỏi. Không phải là người có thể làm tới ngôi vị Tam Công. Con dao này đối với ta không những không có lợi. Ngược lại còn có hại. Với uy đức và độ lượng của ngươi, vị trí Tam Công là có thể đạt được. Vì vậy, ta tặng cho ngươi bảo vật này”. Vương Tường kiên quyết từ chối, Lữ Kiền nhiều lần đưa tặng ông mới miễn cưỡng đón nhận. Sau đó, ông thực sự đã đứng hàng Tam Công. Từ quan ở tuổi 80 với thân phận Thái bảo.
Vì những phẩm hạnh đáng quý của mình, Vương Tường đã tạo dựng nên danh gia vọng tộc nổi tiếng khắp Trung Quốc. Suốt 300 năm đào tạo 92 tể tướng. Minh chứng cho phẩm chất đạo đức của con người mới là cốt lõi tạo nên thành công và danh tiếng bền vững.
Theo Sound of Hope