Thực hành tâm linh và văn hóa tu luyện đã được xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử của nhân loại. Có vô số câu chuyện đã được lưu truyền và ghi lại.
- Từ văn hóa tu luyện trong Tây Du Ký lý giải cuộc sống hiện đại ngày nay
- Trương Tam Phong đã tu luyện đắc Đạo như thế nào?
- Nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo tu luyện Pháp Luân Công
Nội dung chính
Những điều kỳ diệu của cuộc sống từ văn hóa tu luyện lưu lại
Ngắm nhìn những bức bích họa Phật Đà huy hoàng trong hang động người ta sẽ thốt lên rằng, người xưa thật kỳ diệu vì có thể tạc và khắc họa nên những bức tượng Phật kỳ vĩ phong phú và đầy màu sắc như thế. Vậy tại sao người xưa lại có “trí tưởng tượng và óc sáng tạo” tuyệt vời như vậy?
Khi đến thăm và thấy được xá lợi của các vị Phật, mọi người thường hỏi: “Xá lợi này là răng hay xương của Đức Phật?”. Nếu xá lợi là từ răng hay xương thì hỏi tại sao người thường sau khi chết lại không có?
Có những người đi hàng ngàn dặm để xem thi thể “bất hoại” của các nhà sư lỗi lạc ở những ngọn núi nổi tiếng và thánh địa tu luyện. Mọi người không khỏi ngạc nhiên: “Tại sao xác của những nhà sư lỗi lạc này không thối rữa theo cỏ cây hay biến thành cát bụi?”
Khi suy ngẫm về điều này, chúng ta có thể hiểu được sự tồn tại của những thần tích kỳ diệu của sinh mệnh. Ví dụ: Thực hành tu luyện có thể thăng hoa tinh thần và cải biến thân thể vật chất con người.
Văn hóa tu luyện thể hiện qua câu chuyện đi tìm kinh Phật gốc của một nhà sư
Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra vào những năm cuối cùng của Tào Ngụy; một trong ba nước thời Tam Quốc (220-280 SCN). Chu Sỹ Hành một thanh niên đến từ Ngân Xuyên, là người Hán đầu tiên xuất gia theo đạo Phật.
Ông chuyên tâm vào việc nghiên cứu kinh Phật. Ông cảm thấy rằng bản kinh đã dịch có những hạn chế và khó hiểu. Ông quyết định đi về phía Tây để tìm kiếm bản Kinh thư hoàn chỉnh ban đầu. Ông đã trải qua rất nhiều khó khăn và mất 20 năm để hoàn thành nguyện vọng.
Vào thời điểm đó, Chu Sỹ Hành khởi hành từ Lạc Dương và bắt đầu cuộc hành trình dài; băng qua cát lún đến Khotan ở miền Tây; đắc được bản Kinh tiếng Phạn gốc, tổng cộng 90 chương. Ông chuẩn bị phái đệ tử mang Kinh thư trở về Lạc Dương.
Khó khăn và thần tích triển hiện
Thật không may, các nhà sư Tiểu thừa Phật giáo ở Khotan đã tấu với quốc vương: “Nhà sư người Hán muốn làm đảo lộn kinh điển, nên ra lệnh cấm”. Do đó, quốc vương Khotan từ chối nghe Chu Sỹ Hành giải thích. Không còn lựa chọn nào khác, Chu Sỹ Hành thỉnh cầu quốc vương đốt các cuốn Kinh thư để chứng minh tấm lòng chân thật của mình. Quốc vương đã đồng ý.
Theo lệnh của quốc vương, củi chất thành đống trước đại điện. Trước khi ngọn lửa bắt đầu, Chu Sỹ Hành đã cầu nguyện với Thần Phật rằng: “Nếu Phật pháp nên được truyền bá cho người Hán, các cuốn Kinh thư kia sẽ không bị cháy. Nếu không, hãy để chúng bị thiêu rụi”. Ngay sau khi ông cầu nguyện xong, các cuốn Kinh thư bị ném vào lửa.
Thật kỳ diệu, các cuốn Kinh thư không những không bắt lửa mà ngọn lửa còn bị dập tắt. Các cuốn Kinh thư vẫn còn nguyên vẹn. Khi đó mọi người đều biết rằng đó là một phép màu từ Thần Phật; cho phép Phật pháp truyền bá đến phương Đông. Vì vậy, Chu Sỹ Hành đã xin phép quốc vương mang Kinh thư đến Trung Quốc.
Các đệ tử mang kinh Phật về Lạc Dương, nhưng Chu Sỹ Hành ở lại Khotan và không trở về.
Thần tích xảy ra với thân thể người tu luyện
Chu Sỹ Hành qua đời tại Tây Vực ở tuổi 80. Thi hài của ông được hỏa táng. Tuy nhiên, sau khi ngọn lửa đã cháy hết, thi thể của ông vẫn còn nguyên vẹn.
Một nhà sư lỗi lạc ở đó đã chắp tay cầu nguyện và nói với Chu Sỹ Hành: “Nếu ông đã đắc Đạo; thân thể của ông nên tự hủy. Ông đừng làm kinh động thế nhân như vậy”. Lập tức, xương cốt của Chu Sĩ Hành vỡ vụn để đáp lại lời cầu nguyện này. Sau đó, điều kỳ diệu này đã nhanh chóng lan rộng ở Trung Nguyên.
Người ta tin rằng thân thể bất hoại sau khi chết là hiện thân ý chí của một người tu luyện chân chính; và điều này cũng có thể thay đổi theo ý muốn của họ. Chu Sỹ Hành đầu tiên hiện ra một thân thể bất hoại vẫn còn nguyên vẹn sau khi hỏa táng. Nhưng sau lời nói của nhà sư, cơ thể của ông tản ra để đáp lại. Những điều kỳ diệu xảy ra với người tu luyện thực sự đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, còn rất nhiều người hoài nghi, không tin văn hóa tu luyện. Dù có bao nhiêu phép màu được ghi lại trong lịch sử về sức mạnh siêu nhiên; người ta vẫn thường coi chúng như những huyền thoại và truyền thuyết. Chỉ có rất ít người bận tâm suy nghĩ về nó một cách cẩn thận.
Nếu những điều kỳ diệu có được từ văn hóa tu luyện xảy ra như trên hoàn toàn vô căn cứ, thì sao chúng có thể được lưu truyền qua hàng nghìn năm?
Nguồn: Nspirement