Văn hóa truyền thống

Tu khẩu đức sẽ tránh được tai họa

08/05/24, 16:51
Tu khẩu đức sẽ tránh được tai họa
Phúc từ miệng mà tích, họa từ miệng mà ra (ảnh minh họa NTDVN)

Phúc từ miệng mà tích, họa từ miệng mà ra, người xưa rất coi trọng việc tu khẩu đức để tránh tạo nghiệp và tai họa cho bản thân.

Tu khẩu đức, không nói đúng sai của người khác

Cái miệng có thể không lớn nhưng nó lại đóng một vai trò rất lớn. Một số người có thể nói ra lời hay ý đẹp để xoa dịu lòng người; nhưng cũng có những người lại nói những điều vô nghĩa, buôn chuyện thị phi, làm hại người khác và chính bản thân họ.

Thời nhà Minh, Văn Trưng Minh (1470-1559) là một trong “Tứ tài tử Ngô Trung”. Ông có tài trong lĩnh vực thư pháp và văn học. Lúc bấy giờ, ông đã có uy tín cao và nổi tiếng khắp vùng Giang Nam, được nhiều học trò nhận làm thầy.

Tu khẩu đức sẽ tránh được tai họa
Không nói thị phi đúng sai của người khác (ảnh minh họa Vandieuhay)

Trong cuộc sống, ông không thích nghe mọi người bàn luận về lỗi lầm của người khác. Nếu ai đó muốn nói về thị phi đúng sai của người khác, ông sẽ luôn khéo léo dùng chủ đề khác để chuyển hướng cuộc trò chuyện, từ đó khiến người muốn nói không thể tiếp tục. Ông đã duy trì thói quen này trong suốt cuộc đời và rất chú trọng đến việc tu khẩu đức.

Khi đó, Ninh Vương Thần Hào muốn mời Văn Trưng Minh đảm nhiệm chức quan, bèn phái người mang theo công văn và tiền vàng đến Văn Gia. Văn Trưng Minh lấy cớ bệnh nặng nằm liệt giường không dậy nổi, từ chối nhận tiền vàng và thư bổ nhiệm, cũng không viết thư trả lời cho Ninh Vương.

Sau khi sứ thần rời đi, bạn của ông đã khuyên ông: “Bây giờ, Ninh Vương là người mà tất cả mọi người trên khắp thiên hạ đều cùng hướng tới. Ông ấy đã để trống chỗ trong Vương phủ và mời ông làm quan. Tại sao ông không thể bắt chước Mai Thừa, Tư Mã Tương Như mà ở Vương phủ hưởng phúc?”

Văn Trưng Minh nghe xong chỉ cười mà không nói gì. Ông rất sáng suốt, có lẽ ông đã biết trước tính cách của Ninh Vương, nhưng lại không bàn luận đúng sai thị phi của Ninh Vương. Vào năm Chính Đức thứ 12 thời Minh Vũ Tông (năm 1519), Ninh Vương Thần Hào nổi loạn ở Nam Xương, nhưng cuối cùng bị Vương Dương Minh bình định. Ninh Vương bởi vì mưu phản, mà dẫn đến thân bại danh liệt.

Văn Trưng Minh kiên quyết không nói đến thị phi đúng sai của người khác, thái độ cao thượng trong đối nhân xử thế của ông khiến mọi người tôn trọng.

Thi không đậu bởi không coi trọng tu khẩu đức

Có một người đàn ông tên là Phan Thư Thăng ở Nghi Hưng. Vào mùa thu năm 1684 thời Khang Hi Đế, Phan Thư Thăng nằm mơ và thấy đi đến Quan Đế Điện, đúng lúc gặp được một người chấm bài thi. Viên quan gọi người hạng nhất, người thứ nhất vừa bước vào liền bị đuổi ra ngoài; gọi người thứ 2 thì chính là anh, gọi người thứ 3, thứ 5 đều không có ai bước vào. Anh còn nhìn thấy một tấm danh sách màu vàng treo trên tường, đầu danh sách có tên “Vi Tiếp”, nhưng không có họ. Một lúc sau, một người đàn ông mặt đỏ bừng đến đội mũ sắt lên đầu anh.

Tu khẩu đức sẽ tránh được tai họa
Không coi trọng tu khẩu đức, công danh tiền tài có thể bị tước bỏ (ảnh minh họa 2sao)

Phan Thư Thăng rất ngạc nhiên khi tỉnh dậy. Sau khi công bố kết quả thi, anh phát hiện mình quả thực đã được xếp hạng nhất. Anh nhớ đến từ “Vi Tiếp” xuất hiện trong giấc mơ, nên đã tìm kiếm người này khắp nơi. Sau này anh mới biết người đàn ông đó là Phó Lộc Dã người huyện Lâu.

Phó Lộc Dã là người khá tài hoa và nổi tiếng ở địa phương. Viên quan chủ khảo ban đầu xếp bài thi của Phó Lộc Dã là bài đứng đầu, đồng thời bài viết của anh cũng được đánh giá cao trong hai bài thi đầu tiên. Nhưng vì bài thi thứ 3 anh làm mất tờ giấy nên anh không được chọn.

Có thông tin cho rằng Phó Lộc Dã rất có tài hùng biện. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời của mình, anh thích bàn luận về chuyện thị phi đúng sai của người khác và chỉ trích người khác. Có người từng phân tích rằng sở dĩ Phó Lộc Dã bị đánh trượt, công danh bị tước bỏ là do không tích khẩu đức tạo thành.

Sau khi kết quả được công bố, giám khảo đặc biệt gặp Phó Lộc Dã vì rất yêu quý tài năng của anh. Nhưng sau đó, Phó Lộc Dã giận dữ phàn nàn, không lâu sau, do bụng chướng anh đột ngột qua đời chỉ trong một đêm, khiến mọi người rất đau buồn.

Nói những lời dơ bẩn bị biến thành côn trùng khổng lồ

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một cái ao gần thành Vương Xá, nước trong đó khá bẩn, đầy phân và rác rưởi. Người dân thành phố đổ toàn bộ rác thải trong nhà xuống ao.

Có một con côn trùng lớn trong ao, nó trông giống như một con rắn, nhưng có 4 chân, quanh năm suốt tháng nó sống trong ao. Một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn các tăng nhân đến ao và hỏi mọi người có biết số phận của con côn trùng lớn không? Mọi người đều trả lời: “không biết”.

Đức Phật nói rằng, trước đây rất lâu, có 500 người thương nhân ra biển làm ăn và thu được nhiều báu vật. Họ cúng dường những bảo vật quý giá nhất của mình cho các tăng nhân, làm thực phẩm, tài sản còn lại để tăng nhân tùy ý sử dụng. Vào thời điểm đó, có 10 vạn nhà sư đang tu hành trong núi, nhận sự quyên góp từ các thương nhân, tất cả báu vật và tiền tài đều được giao cho tăng nhân Ma Ma Đế bảo quản.

Khi nguồn cung cấp thực phẩm sắp cạn kiệt, chúng tăng đã hỏi Ma Ma Đế về những bảo vật mà ông đã cất giữ. Không ngờ Ma Ma Đế lại phủ nhận, lấy hết bảo vật về làm của riêng, tức giận trách mắng mọi người: “Mọi người đi ăn phân đi. Tất cả bảo vật đều thuộc về ta, các ông dựa vào đâu mà đòi lấy?” Chúng tăng thấy ông giận dữ, thân tâm bị ác niệm quấn quanh, liền rời đi.

Vì Ma Ma Đế có lòng tham không đáy, chiếm đoạt tiền bạc châu báu công hữu, lại lăng mạ chúng tăng một cách ác độc. Sau khi chết, ông đã bị đọa vào địa ngục và bị ngâm trong vạc phân và nước tiểu sôi. Sau khi trải qua 92 kiếp mới có thể rời khỏi địa ngục. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ma Ma Đế vẫn chưa có được thân người.

Theo Epoch Times

x