Văn hóa truyền thống

Thời xưa tội bất hiếu nghiêm trọng đến mức nào?

16/03/24, 17:17
Thời xưa tội bất hiếu nghiêm trọng đến mức nào?
Người xưa có câu: "Bách thiện hiếu vi tiên" (ảnh minh họa Tinhhoa)

Trong trăm điều thiện thì hiếu thảo đứng đầu“, thời xưa rất coi trọng đạo đức và hiếu đạo, cho nên những người phạm tội bất hiếu sẽ bị trừng trị vô cùng nghiêm trọng.

Hình luật đời Đường và các triều đại trước liên quan đến tội bất hiếu

Trong nhiều triều đại khác nhau trước thời nhà Đường, tội bất hiếu là một tội nghiêm trọng được ghi chép trong kinh điển. Trong hình luật nhà Hạ có 5 hình phạt: Có ba ngàn tội thuộc loại ngũ hình, tội bất hiếu là nặng nhất! Nói cách khác, ngay từ thời nhà Hạ, tội bất hiếu không chỉ bị trừng phạt mà còn là tội nghiêm trọng.

Thời xưa tội bất hiếu nghiêm trọng đến mức nào?
Tội bất hiếu từ sớm đã được coi là tội rất nghiêm trọng (ảnh minh họa Pinterest)

“Thượng thư” viết: Có ba trăm hình phạt, không tội nào nặng hơn tội bất hiếu. Vào thời nhà Ân, bất hiếu cũng là một trọng tội. “Chu Thư_Khang cáo” viết: “Phong à, tội ác lớn nhất chính là bất hiếu, không thân mật… Ta nói: Chúng ta phải nhanh chóng dùng hình phạt do Văn Vương chế định để trừng phạt những người này, quyết không thể tha thứ.”

Ngoài những người phạm tội bất hiếu, những người xúi giục người khác bất hiếu cũng sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Trương Gia Sơn Hán Giản quy định: Nếu dạy người bất hiếu thì sẽ bị trừng phạt bằng cách thích chữ vào mặt, tức là xăm vào mặt và lao động khổ sai.

Trong “Đường luật” có tội “Thập ác”: Mưu phản, mưu đại nghịch, ác nghịch, bất đạo, đại bất kính, vô lễ, bất hiếu, bất hoà, bất nghĩa, nội loạn. Trong đó, ba điều là “ác nghịch”, “bất hiếu” và “bất hòa” đều liên quan đến vấn đề hiếu đạo.

Các tội bất hiếu bao gồm: Chửi rủa ông bà, cha mẹ; Ông bà, cha mẹ còn sống, mà đi nơi khác sinh sống, có của cải riêng, cung dưỡng có thiếu sót; Khi cha mẹ có tang mà tự cưới xin, có chuyện vui bỏ tang phục; Nghe tin ông bà, cha mẹ đã qua đời mà che giấu, không khóc tang; Lừa dối rằng ông bà, cha mẹ đã chết. Người chửi mắng ông bà, cha mẹ sẽ bị treo cổ; Người đánh đập ông bà, cha mẹ sẽ bị chặt đầu; Người phạm tội ngộ sát ông bà, cha mẹ sẽ bị đày đi 3.000 dặm; Người làm ông bà, cha mẹ bị thương sẽ bị phạt 3 năm tù. 

Các triều đại Nguyên, Minh, Thanh sau thời Đường, định nghĩa và trừng phạt tội bất hiếu về cơ bản đều tuân theo “Đường luật”, mắng chửi và đánh đập cha mẹ đều là tội chết. Đó là bởi vì con người đã phạm tội “Thập ác”, trong mắt của ông Trời đây là điều không thể tha thứ, là điều mà mọi người thường gọi là “thập ác bất xá”.

Võ sinh ở Hán Xuyên ngỗ nghịch, đánh mẹ, kinh động triều đình đại Thanh 

Vào năm Đồng Trị thứ 5 (năm 1866), Trịnh Hán Trinh là một võ sinh ở Hán Xuyên (nay là tỉnh Hồ Bắc) và vợ là Hoàng Thị cùng nhau đánh mẹ, bị hàng xóm bẩm báo lên Huyện nha địa phương. Tổng đốc tuần tra Hán Xuyên là Hồ Quảng lập tức hạ lệnh bắt giữ hai người về quy án, nhốt vào đại lao và trực tiếp báo cáo lên triều đình. Chẳng bao lâu sau, một chiếu chỉ của triều đình đã được gửi đến huyện Hán Xuyên để trừng phạt nghiêm khắc cặp vợ chồng này vì hành vi ngỗ nghịch của họ: 

Trịnh Hán Trinh và vợ Hoàng Thị, một cặp vợ chồng bất hiếu, phạt lột da đắp tro; 

3 người là chú và anh em họ của Hán Trinh cùng bị treo cổ.

Tộc trưởng bị treo cổ.

Láng giềng giấu không báo cáo, mỗi người phạt 80 trượng, đày ải đến sông Ô Long để sung quân. 

Giáo quan võ sinh phạt 80 trượng.

Quan chức địa phương 2 cấp phủ, huyện không thể giáo dục cảm hoá người dân bị cách chức về quê. 

Mẹ Hoàng Thị bị thích 4 chữ “dưỡng nữ bất giáo” (nuôi con gái mà không giáo dục), lưu đày 7 tỉnh thị chúng. 

Cha Hoàng Thị vốn là Tú tài thi trượt, phạt 80 trượng, lưu đày 3000 dặm.

Con trai của Trịnh Hán Trinh mới 9 tháng tuổi, ở lại huyện Hán Xuyên để trợ cấp nuôi dưỡng và đổi tên thành Học Thiện. 

Mẹ của Hán Trinh là Trần Thị được Bố chánh sử Hồ Bắc cấp cho 1 thăng gạo và 1 đồng bạc mỗi ngày. 

Ruộng đất của nhà Hán Trinh để hoang vĩnh viễn.

Quan tổng đốc Hồ Quảng ra lệnh đem vụ án này khắc in lưu hành các tỉnh, nếu có vụ án ngỗ nghịch thì tuân theo chiếu chỉ.

Chiếu chỉ này lúc đó được khắc in ra và ban hành đến khắp các tỉnh, nên vụ án rất nhanh gây chấn động khắp cả nước. 

Thời xưa tội bất hiếu nghiêm trọng đến mức nào?
Trong xã hội thời xưa vô cùng coi trọng chữ hiếu (ảnh minh họa Pinterest)

Vụ án này, người con trai bất hiếu bất kính với mẹ trong thời gian dài, cuối cùng con trai và con dâu đánh mẹ, hậu quả tổng cộng 6 người bị xử tử, có 2 quan Tri phủ và Tri huyện bị cách chức, nhiều người bị phạt đánh bằng gậy, lưu đày. Trong mắt người ngày nay, đây thực sự là chuyện bé xé ra to, không thể tưởng tượng và hoàn toàn không thể hiểu được, nhưng trước thời nhà Thanh, tội bất hiếu là tội nghiêm trọng ở tất cả các triều đại Trung Quốc, mức hình phạt ít nhất là tội chết. 

Các triều đại lịch sử trừng phạt tội bất hiếu, ngoài việc không thể được tha thứ thì cho dù là đại thần, Tể tướng, thậm chí là Đế Vương đều bị trừng phạt. Vua Thái Giáp của nhà Ân sau khi tại vị 3 năm đã ngừng tuân theo pháp lệnh của tổ tiên (bao gồm tội bất hiếu), ông đã bị Tể tướng Y Doãn đày đến Đồng Cung. Sau hơn 3 năm nghiền ngẫm lỗi lầm, vua Thái Giáp đã hối lỗi sửa sai mới được trở về trong cung chấp chính. Đây là sự việc nổi tiếng “Y Doãn đày Thái Giáp”.  

Theo Bannedbook

x