• Giới thiệu
  • Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn
    • Nhân vật
    • Câu chuyện
    • Nghệ thuật
  • Văn hóa truyền thống
  • Nhân sinh cảm ngộ
  • Bí ẩn khoa học
  • Tìm hiểu Pháp Luân Công
  • Media
    • Tin tức
    • Văn hóa
    • Nghệ thuật
    • Câu chuyện

Nguyện Ước Nguyện ƯớcNguyenUoc.com

Chuyên Trang : sống lương thiện

Sống lương thiện

Một người sống lương thiện là không làm điều gì trái pháp luật và đạo đức. Là không tham lam, ích kỉ; là biết giữ mình, biết kìm nén dục vọng. Lương thiện là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình học làm người.

Người lương thiện là những người chân thật, bao dung với mọi người. Lương thiện trong từng suy nghĩ, lời nói, việc làm. Mỗi ngày như những hạt giống tốt gieo vào tâm hồn mỗi người khi tiếp xúc. Sống lương thiện sẽ khiến tâm hồn ta sẽ trở nên trong sáng vô ngần.

Lương thiện có thể giúp con người thay đổi vận mệnh, mang may mắn, phúc đức đến cho con người. Ông bà ta thường bảo “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”, hay “Ở hiền, gặp lành”.

Một người có cách sống lương thiện còn có sức mạnh cảm hóa, thay đổi người khác theo chiều hướng tích cực.

Lương thiện luôn có sức mạnh lan tỏa. Nó khiến những ai chứng kiến đều xúc động và ngưỡng mộ. Xã hội sẽ trở nên nhân văn và tốt đẹp hơn khi có những người sống lương thiện. Khi chúng ta sống lương thiện, những điều may mắn, kì diệu bất ngờ sẽ đến với chúng ta, hay ít ra chúng ta cũng cảm thấy hạnh phúc!

Lương thiện là nhân cách

Cảnh giới tinh thần của một người cao thượng thường đi với sự thiện lương của họ. Khi đối diện trước mâu thuẫn, họ thường mang thiện tâm của mình cho mọi người. Đó không phải là họ cố ý, mà là sự lựa chọn tự nhiên và căn bản nhất từ nội tâm của họ.

Một người lương thiện thường có nhân cách lớn lao. Họ làm việc có trước có sau; coi trọng trách nhiệm của mình. Họ làm việc không xuất phát từ danh lợi, chỉ thuận theo tiêu chuẩn đạo đức mà thực hiện.

Mạnh Tử giảng: “Người quân tử khác người thường ở chỗ giữ tâm, tức cảnh giới. Người quân tử lấy lòng thương người để giữ tâm, lấy lễ để giữ tâm. Người Nhân là người có lòng thương người, người hiếu Lễ là người biết kính người. Yêu người thì được người yêu lại, kính người thì được người kính lại”. Vậy nên người lương thiện sẽ được người đời khâm phục và nể trọng.

Tin Mới Nhất

« First...203040«4950515253 » ...Last »
  • Tôn trọng

    Tôn trọng người khác, tuyệt đắc nhân tâm

  • Từ bi, trí tuệ mà không có pháp trị thì sẽ như thế nào?

    Từ bi, trí tuệ và pháp trị phải đi cùng nhau

  • Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy [việc] đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện.

    Khi lấy chàng là người tu luyện Pháp Luân Công

  • Từ bi có uy nghiêm, nhẫn nại có chừng mực

    Từ bi có uy nghiêm, nhẫn nại có chừng mực

  • thầy thuốc không ham lợi sắc được Thần linh bảo họ

    Thầy thuốc không hám lợi, không mê nữ sắc, được Thần linh bảo hộ

  • bảo toàn danh tiết cho góa phụ

    Từ chối cám dỗ, thành tựu công danh lưu sử sách

  • nói lời châm chọc người khác mà lỡ đường công danh

    Cậy tài khinh người, nói lời châm chọc người khác mà lỡ đường công danh

  • Đón năm mới

    Đón năm mới trong văn hoá truyền thống

  • Ít nói 3 việc này thì phúc khí sẽ ngày càng nhiều

    Ít nói 3 việc này thì phúc khí sẽ ngày càng nhiều

  • Đại dịch Corona từ góc nhìn của cô gái Hồi giáo ngoan đạo

    Đại dịch Corona từ góc nhìn của cô gái Hồi Giáo ngoan đạo

  • Giáo hoàng bị cắm đầu xuống đất

    Bài học lịch sử: Giáo hoàng làm sai phải chịu bị cắm đầu xuống đất, bệnh dịch hoành hành

  • Năm Tân Sửu nói chuyện Ngưu Ma Vương

    Năm Tân Sửu nói chuyện Ngưu Ma Vương

End of content

No more pages to load

Nguyện Ước
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn
  • Văn hóa truyền thống
  • Nhân sinh cảm ngộ
  • Tìm hiểu Pháp Luân Công
  • Media
NguyenUoc.Com © 2020. All Rights Reserved
  • Giới Thiệu
  • RSS
  • Điều Khoản
  • Bảo Mật
  • Bản quyền