Bí ẩn khoa học

Tác dụng kỳ diệu của thiền định: Giúp tăng miễn dịch và chống virus

05/12/22, 07:17
Thiền trong 3 tháng trông trẻ hơn 20 tuổi? Bí quyết kéo dài tuổi thọ không nằm ở việc tập thể dục?
(ảnh: Vandieuhay)

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thiền định thực sự tốt cho việc thư giãn cơ thể và tâm trí, đồng thời còn giúp tăng cường miễn dịch.

Con người hiện đại ngày càng bận rộn và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Có một phương pháp bảo vệ sức khỏe vô cùng hữu ích, đó chính là thiền định. Ngày nay, thiền định càng trở nên phổ biến và được nhiều người luyện tập. Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng thiền định có thể mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe con người.

4 thay đổi kỳ diệu của thiền định

1. Tăng cường kháng thể

Một nghiên cứu năm 2003 về tiêm phòng cúm trên tạp chí Y khoa tâm thể (Psychosomatic medicine) cho thấy, những người thiền định tạo ra nồng độ kháng thể cao hơn đáng kể so với những người không thiền định. 

làm sao để tăng miễn dịch cơ thể
Thiền định giúp cơ thể tăng cường kháng thể (ảnh: suckhoedoisong)

2. Tăng cường hoạt động của telomerase và giảm viêm 

Một báo cáo năm 2016 của Học viện Khoa học New York (New York Academy of Sciences) cho thấy, thiền định có ba tác dụng đối với hệ thống miễn dịch: 

(1) Giảm đáng kể chỉ số viêm. 

(2) Tăng cường hoạt động của telomerase để củng cố nhiễm sắc thể và ngăn ngừa thoái hóa nhiễm sắc thể do ung thư và lão hóa nhanh. 

(3) Tăng số lượng tế bào CD4, là tế bào hỗ trợ của hệ thống miễn dịch và tăng cường phản ứng miễn dịch này.

3. Tăng chiều dài telomere 

Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Tom Baker ở Canada cho thấy, thiền định có thể kéo dài telomere của bệnh nhân ung thư. Độ dài của telomere là một chỉ số về sức khỏe thể chất. Telomere ngắn hơn có liên quan đến bệnh tật và lão hóa, trong khi telomere dài hơn có thể ngăn ngừa bệnh tật. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trong nhóm thiền định có telomere dài hơn, trong khi bệnh nhân trong nhóm không thiền định có telomere ngắn hơn. 

phương pháp tăng miễn dịch; cách tự nhiên làm tăng miễn dịch
Thiền định có thể mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe (ảnh: Nhathuoclongchau)

4. Tăng cường bạch cầu trung tính và kéo dài tuổi thọ tế bào 

Năm 2000, các nhà miễn dịch học từ Viện nghiên cứu Scripps ở Hoa Kỳ đã nghiên cứu khả năng miễn dịch của các học viên Pháp Luân Công (pháp môn này cũng có bài tập thiền định). Họ phát hiện ra rằng bạch cầu trung tính trong máu của các học viên hoạt động tích cực hơn nhiều so với người bình thường và tuổi thọ kéo dài hơn. Các đặc điểm chủ yếu là:

(1) Nhân của bạch cầu trung tính có nhiều thùy hơn, có thể lên đến 7 hoặc 8 thùy và nói chung là 3 đến 5 thùy. Từ đặc điểm này, có thể thấy tuổi thọ tế bào máu của người luyện công dài hơn rất nhiều so với người bình thường. 

(2) Thời gian sống của bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công dài tới 60 giờ, trong khi của người bình thường chỉ 2-3 giờ. 

(3) Khả năng bám dính của bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công tương đối mạnh, có thể kéo dài 12 giờ ở nhiệt độ phòng mà không bị suy yếu. Điều đó có nghĩa là bạch cầu trung tính của các học viên có hoạt động mạnh mẽ.

Ngồi thiền giúp tăng miễn dịch; làm sao để tăng miễn dịch cơ thể
Thiền định giúp tăng cường bạch cầu trung tính và kéo dài tuổi thọ tế bào (ảnh: Nguyện Ước)

Các nhà nghiên cứu công bố rằng: Thiền định hoặc luyện công sẽ làm chậm nhịp tim, tuần hoàn và quá trình trao đổi chất, có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào. Luyện công cũng tạo ra các vật chất cao năng lượng được lưu trữ trong tế bào. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng hoạt động của bạch cầu trung tính.

Quan điểm Trung y

Trung y cho rằng thiền định là cách tốt nhất để khơi thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông và có liên quan đến tư thế ngồi thiền. 

Hồ Nãi Văn là một bác sĩ Trung y nổi tiếng người Đài Loan, ông tin rằng tư thế ngồi thiền có thể làm cho “kỳ kinh bát mạch” tương thông, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện nội tiết, cải thiện hiệu quả hô hấp và tăng cường khả năng miễn dịch. 

Ngồi thiền giúp tăng miễn dịch
Hồ Nãi Văn là một bác sĩ Trung y nổi tiếng người Đài Loan (ảnh: Vandieuhay)

Ông nói rằng “kỳ kinh bát mạch” bao gồm 8 nhâm mạch, có 8 huyệt đạo bố trí trên bàn tay và bàn chân tương thông nhau. Ngồi xếp bằng khi tọa thiền, hơi mở hai bên nách, hai tay kết thủ ấn đặt trên hai chân bắt chéo. Tư thế này khiến huyệt Công Tôn ở bàn chân trái và huyệt Nội Quan ở bàn chân phải tạo thành một đường thẳng đứng. Huyệt Liệt Khuyết trên tay trái và huyệt Chiếu Hải trên chân phải được kết nối thành một đường thẳng đứng.

Khi “kỳ kinh bát mạch” được đả thông có thể thông tuần hoàn “chu thiên” và các chức năng khác nhau của cơ thể con người, bao gồm cả hệ thống miễn dịch, sẽ ở trạng thái tốt.

Bác sĩ Hồ nói rằng, bệnh tật bắt nguồn từ “tâm”, trạng thái tinh thần trong thiền định có quan hệ mật thiết đến sức khỏe. Người có trạng thái tinh thần bình tĩnh, cân bằng, ôn hòa và lương thiện sẽ không dễ mắc bệnh.

Phương pháp thiền định

1. Tư thế thiền định

Các môn phái khác nhau có tư thế và phương pháp thiền định khác nhau. Về cơ bản có thể chia thiền định thành hai loại: Đơn bàn và song bàn.

Bác sĩ Hồ chia sẻ rằng, đối với nam giới, tư thế đơn bàn là kéo bàn chân trái lên và đặt lên đùi phải, tư thế song bàn là kéo chân phải lên một lần nữa và đặt vào chân trái đã bắt chéo trên chân phải. Cách ngồi của phụ nữ thì ngược lại với nam giới. Người mới bắt đầu có thể tập thiền định với tư thế đơn bàn trước, sau khi đã quen thì tập song bàn. 

2. Phương pháp nhập tĩnh

Thiền định có thể làm dịu tâm trí và khiến cho cơ thể thư giãn. Nhiều người cho rằng ngồi không làm gì và không nghĩ gì là rất khó làm được. Vì hầu hết mọi người đều quen suy nghĩ, không ngừng sử dụng bộ não của mình, ít khi “buông bỏ” và “ngừng suy nghĩ”. Do đó, khi bạn muốn tĩnh tâm lại, các suy nghĩ khác nhau sẽ liên tục xuất hiện và bạn không thể kiểm soát chúng. 

phương pháp tăng miễn dịch; cách tự nhiên làm tăng miễn dịch
Thiền định không chỉ chú ý đến tư thế ngồi mà còn chú ý đến sự đề cao tâm tính (ảnh: chụp màn hình facebook)

Thiền định không chỉ chú ý đến tư thế ngồi mà còn chú ý đến sự đề cao tâm tính. Lý Ưng Đạt, viện trưởng Phòng khám Trung y Từ Hàng, là một học viên Pháp Luân Công, ông nói rằng không dễ để trở nên nhập định ngay khi mới bắt đầu thiền định.

Lúc đầu, ông cũng thường nghĩ ngợi lung tung trong lúc thiền định. Sau một thời gian dài tu luyện, ngoài việc luyện công và ngồi thiền, điều quan trọng hơn là phải tu sửa từng tư từng niệm của chính mình theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Chỉ có như vậy tâm tính mới được đề cao, tạp niệm trong đầu sẽ từ từ giảm dần, và dần dần mới có thể đạt được trạng thái nhập tĩnh.

3. Dưỡng thành thói quen thiền định

Dưỡng thành thói quen thiền định là vô cùng quan trọng. Bạn cần thiền định thường xuyên thì mới có có thể phát huy hiệu quả. Thà rằng ngồi thiền định đều đặn trong thời gian ngắn, còn hơn là chỉ ngồi thiền định 1 lần trong thời gian dài.

Thực hành thiền định trong thời gian dài có thể đem lại lợi ích sức khỏe, mở mang trí huệ và tăng miễn dịch cho con người. Đối với những loại dịch bệnh đang hoành hành, một cơ thể khỏe mạnh có thể chống lại sự xâm phạm của các loại virus nguy hiểm.

Theo Vision Times

x