“Đại Phật không đầu thiên hạ loạn” là câu nói của cổ nhân lưu truyền tới ngày nay. Bởi lẽ, người Trung Quốc cổ đại rất tôn kính Thần Phật. Một số biểu hiện đó là: không tùy tiện đề cập tới tên húy của các vị Thần Phật; không tùy tiện viết chữ “Thần, Phật”… càng không tùy tiện tạc tượng Thần Phật. Còn việc hủy hoại tượng Thần Phật thì đánh chết cũng không dám làm. Tại Trung Quốc vừa phát hiện một tượng Đại Phật không đầu, đây có phải là điềm gở cho Trung Quốc.
- Nhân quả báo ứng: Vì một lần vô lễ với Đức Phật, chịu quả báo ma đói 9 vạn năm
- Tạc tượng Phật công đức vô lượng, tại sao người thợ điêu khắc lại bị đá đè chết?
Nội dung chính
Tìm thấy pho tượng Phật không đầu ở thành phố Trùng Khánh
Tháng 12 năm 2020, khi một khu nhà trên phố Nam Bình, quận Nam Ngạn thành phố Trùng Khánh đang dỡ bỏ bỏ bức tường. Vô tình phát hiện một bức tượng Phật cổ khổng lồ cao 13 mét. Tượng Phật được giấu bên dưới toàn bộ tòa nhà. Điều đặc biệt là tượng phật này không có đầu.
Từ cổ trở xuống của bức tượng Phật này được bảo quản rất tốt. Hai tay của tượng Phật khổng lồ ôm trước bụng nâng một viên bảo châu. “Đai lưng” và “vạt áo” trên bụng của tượng Phật có thể thấy rõ ràng. Mặc dù toàn thân tượng Phật phủ đầy rêu xanh nhưng vết tích của hương nến tế bái ngày xưa vẫn còn có thể thấy rõ.
Người già trong vùng nhớ lại, miếu thờ ban đầu của tượng này được gọi là “Khoái Thượng Từ Thuyền Miếu”. Đây là một di vật thời Nam Tống. Căn cứ bằng chứng các nhà chuyên môn thu thập, bức tượng đá này có thể được tạc vào thời Bắc Tống, là một bức tượng Di Lặc ngồi.
Theo ghi chép lịch sử, việc xuất hiện tượng Phật không đầu là một điềm báo chẳng lành.
Bắc Ngụy Vũ Đế diệt Phật, cao tăng đưa ra dự ngôn kinh sợ
Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo là một trong “tam Vũ nhất Tông” diệt Phật trong lịch sử Trung Quốc.
Theo ghi chép trong “Tục cao tăng truyện”, năm 435 khi Bắc Ngụy Thái Vũ Đế chấp chính. Cao tăng Thích Tuệ Đạt vân du dọc Châu Kinh Lương quận Phiên Hòa. Ông hướng về phía núi Ngự Cốc hướng đông bắc (cũng gọi núi Ngự, núi Ngự Dung) quỳ lạy hành lễ.
Mọi người hỏi ông vì sao lại làm như vậy, ông nói: “Tòa vách núi này sẽ xuất hiện một bức tượng Đại Phật. Nếu như linh tượng Thần Phật Đà toàn vẹn, thì thiên hạ thái bình. Nếu như không hoàn chỉnh, thì thế gian hỗn loạn bách tính khổ cực, thiên hạ đại loạn”.
Sự tình này có liên quan đến đến tương lai sẽ là “thái bình an khang” hay “thiên hạ đại loạn”. Cho nên rất nhanh đã được lưu truyền rộng rãi. Nhưng rất nhiều người cũng tỏ ra bán tín bán nghi đối với lời nói như không ăn nhập, lạc đề này.
Đại Phật không đầu lộ ra từ núi năm 520 vào thời Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế
Thoáng chốc 80 năm trôi qua, đến năm 520 vào thời Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế. Ngày nọ đột nhiên xuất hiện mưa to gió lớn, sấm chớp rền vang. Bỗng xuất hiện một tiếng động lớn, một bức tượng Đại Phật không đầu tự nhiên nứt từ núi mà lộ ra. Trông giống như pho tượng mọc ra từ ngọn núi vậy.
Sau khi người dân lên núi đốn củi phát hiện ra tượng Đại Phật không đầu này. Tin tức nhanh chóng truyền khắp đầu đường cuối ngõ. Những người già nhớ đến lời dự ngôn của cao tăng Thích Tuệ Đạt rằng Đại Phật không đầu, báo hiệu sự suy bại, thiên hạ đại loạn.
Nhưng có một điều kỳ lạ: đầu tượng Phật tạc xong không gắn vào được. Vừa đặt đúng vị trí thì lại bị rơi xuống. Sau khi cố gắng làm lại nhiều lần không được. Mọi người đành bỏ cuộc. Đây có lẽ đây là ý Trời.
Sau đó vào năm 524, “loạn Lục trấn” nổ ra. Ngoài ra, bởi vì ngoại tộc nắm quyền và gây ra hỗn loạn trong cung. Đại tướng Nhĩ Chu Vinh thừa cơ thảo phạt, làm ra “biến loạn Hà ” đại sát hoàng tộc sau đó nắm quyền triều chính.
Tiếp đó nội chiến nổ ra, trong thời gian ngắn xuất hiện nhiều lần phế lập Hoàng đế. Cuối cùng Bắc Ngụy chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, thiên hạ hỗn loạn, dân chúng lầm than. Thế cục hỗn loạn này kéo dài gần 40 năm cho đến khi nhà Bắc Chu thay thế nhà Tây Ngụy.
Đầu tượng Phật xuất hiện cách hai trăm dặm
Năm 557 Bắc Chu Minh Đế Vũ Văn Dục lên ngôi. Ông là một vị minh quân có phương pháp trị quốc. Trong lúc tại vị thì chăm lo việc nước, lập được nhiều thành tích. Lúc này, ở thôn Thất Lý Giản, Lương Châu, nơi cao tăng Thích Tuệ Đạt viên tịch xảy ra một chuyện kỳ lạ.
Đêm nọ, mọi người phát hiện, theo hướng Thất Lý Giản đột nhiên có ánh sáng trắng lóa mắt. Chiếu sáng giống như ban ngày, một lát sau liền biến mất. Cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Mọi người tiến về phía trước để tìm hiểu thì phát hiện ở Thất Lý Giản có một đầu tượng Phật bằng đá lớn.
Lúc này, có người nghĩ đến bức tượng Phật không đầu ở sườn núi Ngự Cốc cách đây hai trăm dặm năm xưa, khi đó thiên hạ đại loạn. Bây giờ đầu Phật xuất hiện, có phải báo hiệu thiên hạ sắp thái bình? Mọi người vui mừng khôn xiết, khiêng đầu Phật đến vách núi Ngự Cốc.
Khi mọi người lắp đặt đầu Phật vừa mới đưa đầu Phật lên đến bả vai của thân bức tượng. Còn còn cách cổ tượng Phật mấy thước. Thế mà đầu Phật giống như còn sống vậy, tự bay đến trên cổ, gắn vừa khít trên đó. Kể từ đó sau, quả nhiên thiên hạ thái bình.
Đầu tượng Phật lần nữa rơi xuống – Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật
Ngày vui ngắn chẳng tày gang, năm 572 tức mười năm sau đó, một năm sau khi Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung giết chết quyền thần Vũ Văn Hộ để giành quyền chấp chính. Đầu tượng Phật đột nhiên rơi xuống đất.
Chúng tăng cảm thấy đây là điềm báo không bình thường. Vì thế bèn mau tới báo với triều đình. Hoàng đế vội vàng phái thừa tướng cùng Tề Vương đi đến chùa Thụy Tượng xem xét. Hạ lệnh đem đặt lại đầu tượng Phật đúng vị trí.
Tuy nhiên, ban ngày thấy đầu tượng Phật đã lắp xong. Đến ban đêm lại bị rơi xuống. Cứ như vậy lặp đi lặp lại mấy chục lần, vẫn không cách nào lắp đặt thành công.
Hai năm sau, Bắc Chu Vũ Đế hạ chiếu cấm hai tôn giáo Phật và Đạo: Phá hủy kinh sách và tượng, lệnh cho các sa môn và đạo sĩ hoàn tục. Chỉ 4 năm sau, Vũ Văn Ung 35 tuổi, lâm bạo bệnh và qua đời. Đây chính một trong những sự kiện diệt Phật “Tam Vũ nhất Tông” trong lịch sử.
Những người hiểu biết nhìn thấy tình huống này. Họ hiểu rõ sự tình đã từng xảy ra liên quan tới bức tượng Phật trước đây. Họ biết rằng có vết xe đổ. Mặc dù chùa Thụy Tượng bị phá bỏ, tượng Phật không đầu vẫn còn một mình đứng ở đó. Ngay sau đó Bắc Chu diệt vong, triều Tùy bắt đầu nắm quyền vào năm 581.
Bức tượng Đại Phật ở chùa Thụy Tượng khiến mọi người ghi nhớ câu nói “Đại Phật không đầu thiên hạ loạn”, mọi người cũng càng tin vào dự ngôn của cao tăng Thích Tuệ Đạt.
Tùy Văn Đế kính Thần phật – Đầu tượng Phật lại về vị trí
Dương Kiên, hoàng đế khai quốc triều Tùy là người hết lòng tin tưởng Phật Pháp, vì vậy Phật Pháp lại lần nữa hưng thịnh vào thời nhà Tùy. Non sông thống nhất, dân chúng bình an phát triển. Triều Tùy tiến vào thời thịnh trị “Khai Hoàng chi trị”, thiên hạ thái bình.
Từ giữa triều nhà Đường tới nay, Thổ Phồn chiếm cứ Hà Tây, nhưng vẫn tôn sùng chùa Cảm Thông, đem đổi tên thành Thánh Dung Tự, vẫn tiếp tục giữ gìn hương hỏa phồn thịnh, kéo dài cho đến Tống Nguyên Tây Hạ.
Trong thời nhà Minh, Thanh, theo con đường tơ lụa dần dần bị bỏ hoang, hình ảnh chùa Thánh Dung cũng dần dần phai nhạt trong ánh mắt của mọi người. Đến thời cận đại, năm 1953 chùa Thánh Dung bị dỡ bỏ.
Trong đại điện chùa Thánh Dung mới được xây dựng hiện nay. Thần Phật cúng dường là không có đầu. Đầu Phật được lưu giấu trong viện bảo tàng địa phương. Không biết có phải giống như thời kỳ Bắc Chu hay không, có thân Phật, có đầu Phật. Nhưng chính là không thể lắp đặt lại với nhau.
Phải chăng phải đợi đến khi thế đạo lần nữa thanh minh, thì đầu Phật mới sẵn lòng trở về với thân Phật?
Dự ngôn “Đại Phật không đầu thiên hạ loạn”, liệu có ứng nghiệm?
Tuy nhiên, tượng Phật này bây giờ mới được phát hiện. Thêm cuộc tổng tuyển cử năm nay tại Hoa Kỳ, làm giả phiếu bầu, thao túng truyền thông, điên đảo thị phi. Cảm giác như sắp diễn ra một cuộc nội chiến lần nữa.
Đầu năm nay dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát gây họa loạn toàn thế giới. Tháng 12 dịch lại càng mãnh liệt hơn. Những chuyện này xâu chuỗi lại với nhau, khiến thế giới vốn đã hỗn loạn. Và nó càng bị che phủ bởi màn đêm thần bí.
“Đại Phật không đầu thiên hạ loạn”. Câu nói này không phải là vô căn cứ. ‘Không có lửa thì sao có khói’. Đây là câu nói của cao tăng Thích Tuệ Đạt thời Đông Tấn. Không ngờ rằng, câu nói này không chỉ ứng nghiệm một lần với hậu thế đời sau.
Truyền thuyết xưa kể lại như thế, giờ lại nhìn thấy bức tượng Phật cổ không đầu đột nhiên xuất hiện ở Trùng Khánh. Liệu đây có giống như điềm báo trước tình hình thiên hạ đại loạn khi bức tượng Thần Phật không đầu năm xưa xuất hiện ở núi Ngự Cốc?
Theo Soundofhope