Nhân sinh cảm ngộ

Nóng giận gây hại thế nào?

12/02/23, 17:16
nóng giận
Những cơn nóng giận có thể làm rạn nứt những mối quan hệ, gây đổ vỡ mọi chuyện tốt đẹp, đánh mất những thời cơ (ảnh: Pixabay).

 Nóng giận là một loại cảm xúc độc hại do không kiểm soát được bản thân; điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và gây hại cho các mối quan hệ.

Nóng giận là những cảm xúc tiêu cực được hình thành khi con người bị xúc phạm, lừa dối hay thất bại… Tức giận không chỉ mang đến sự bức bối, khó chịu mà còn làm con người mất kiểm soát trong lời nói, hành vi. Đây là trạng thái cảm xúc quen thuộc trong thế giới tình cảm của con người, ai cũng từng tức giận nhưng đứng trước cơn tức giận bùng phát thì mỗi người lại có cách xử sự khác nhau.

Nóng giận gây hại cho sức khỏe

Con người khi có đời sống tinh thần khỏe mạnh sẽ biết kiểm soát nóng giận, giữ được mình trong trạng thái an bình, đầu óc sẽ minh mẫn, sáng suốt, làm việc hiệu quả; biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Cảm xúc nóng giận được ví như độc dược vừa hại mình vừa hại người
Cảm xúc nóng giận được ví như độc dược vừa hại mình vừa hại người (ảnh: Pixabay).

Ngược lại, khi con người mất bình tĩnh, mất kiểm soát sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm và có những hành động gây hại đến bản thân, môi trường sống và xã hội, để lại những hậu quả khó lường.

Gây tổn thương cho gan

Khi con người nóng giận, tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên cao; từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.

Não bộ già đi

Khi nóng giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ về càng nhiều, điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não.

Tổn thương hệ tiêu hóa

Khi tức giận, tim sẽ tác động cùng với huyết quản, khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.

Tổn thương phổi

Khi cơn giận đến, cơ thể sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuyếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra những tổn thương cho lá phổi.

Hệ thống miễn dịch bị tổn thương

Khi tức giận cơ thể cũng sẽ tiết ra chất cortisol, nếu không kiềm chế được cơn tức giận, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.

Nóng giận gây thiếu oxy cho cơ tim

Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt (mặt đỏ, nóng), do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường nữa, có thể gián tiếp dẫn đến bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim.

Tâm nóng giận dễ phá hủy các mối quan hệ

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có kể về câu chuyện cuộc chiến thành Troy, nguyên nhân cũng chỉ vì hai người đàn ông cùng tranh giành một mỹ nữ tên là Helen, kẻ không giành được người đẹp quá tức giận mà khơi mào ra cuộc chiến. Chính cái tâm lý tranh hơn thua của con người đã gây ra tấm bi kịch này.

nóng giận
Những cơn nóng giận có thể làm rạn nứt những mối quan hệ, gây đổ vỡ mọi chuyện tốt đẹp, đánh mất những thời cơ (ảnh: istock photo).

Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì tức giận mà gây ra những hậu quả khôn lường, đó là những người vì tức giận khi bị phản bội mà phỏng hỏa, giết người, cũng có người vì những lời chê bai, chế giễu mà giết bạn bằng những hành vi tàn nhẫn nhất.

Những cơn nóng giận có thể làm rạn nứt những mối quan hệ, gây đổ vỡ mọi chuyện tốt đẹp, đánh mất những thời cơ. Khi tức giận mà không kiểm soát được sự tức giận thì con người sẽ không thể nhìn thấy gì khác ngoài cơn tức giận của mình. Bạn chỉ có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo khi bạn bình tĩnh, hạnh phúc.

Cách kiểm soát cơn nóng giận hiệu qủa

Hít thở sâu giảm nóng giận

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Khi cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.

Suy nghĩ trước khi nói

Để tránh việc không làm chủ được cảm xúc bản thân bạn cũng nên nghĩ kĩ trước khi nói: dù bạn đang tức giận đến đâu, muốn “xả” hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra đến đâu thì hãy cố gắng suy nghĩ vê những gì bạn định nói ra, xem liệu bạn có hối hận về nó sau này hay không.

Khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì, để tránh hiểu nhầm mục đích của mọi người, và khi bạn có thể hiểu ra thì tình huống lại ở thế “sự đã rồi”.

Tìm niềm vui của bạn

Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy tìm đến những gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ của bạn, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.

nóng giận
Thiền cũng làm tăng hormone serotonin, còn được gọi là hormone “cảm giác tốt” giúp con người nhận thức và điều hòa cảm xúc (ảnh: istock photo).

Chia sẻ với người khác

Thay vì cố gắng “dằn mặt” kẻ thù, hãy nói chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có thể sự tức giận sẽ giảm đi nhanh chóng và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè mình đấy.

Hạ cái tôi của bản thân xuống

Khi không làm chủ được cảm xúc bản thân, hãy giảm cái tôi của mình xuống. Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không.

Thiền định giúp kiểm soát nóng giận

Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa. Ngồi thiền đều đặn có thể điều chỉnh nồng độ hormone cortisol được sản sinh ra trong suốt thời gian bị stress (đây là loại “hooc môn stress” làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch – tức là ngăn cản khả năng miễn dịch trong cơ thể). Thiền cũng làm tăng hormone serotonin, còn được gọi là hormone “cảm giác tốt” giúp con người nhận thức và điều hòa cảm xúc.

Người có thể kiềm chế nóng giận là thể hiện của ý chí mạnh mẽ và phẩm chất cao thượng, họ có thể khống chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân bằng ý chí mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm:

x