Nhân sinh cảm ngộ

Nhìn vào cục tẩy có thể biết được con bạn chăm chú hay lơ đãng

19/02/21, 11:17
Nhìn vào cục tẩy có thể biết được con bạn chăm chú hay lơ đãng
Nhìn vào cục tẩy có thể biết được con bạn chăm chú hay lơ đãng (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Đối với nhiều đứa trẻ thì đi học là một việc vô cùng nhàm chán, đặc biệt là đối với những em không thích học thì việc để chúng ngồi yên trong lớp quả là một cực hình. Đi học nghe thầy cô giảng không vào nhưng lại không thể ra ngoài đi chơi; vì vậy những đồ dùng ở trên bàn đã trở thành công cụ để chúng giết thời gian, mà thứ đồ dùng được chúng ưa thích nhất chính là cục tẩy.

Cục tẩy mềm mà lại có tính đàn hồi, có thể dùng dao cắt nhỏ ra, điều này khiến cho những đứa trẻ rất thích thú. Vì vậy nhiều giáo viên có kinh nghiệm đã đúc kết ra một “định luật cục tẩy”, dựa vào tình trạng cục tẩy của trẻ mà phán đoán trạng thái học tập của chúng. 

1. Loại gọn gàng có quy luật

Nói chung, trẻ em nghiêm túc ở trong lớp sẽ không nghịch tẩy. Đối với những đứa trẻ tập trung khi học mà nói, tẩy chỉ là một đồ dùng học tập, và chỉ cần dùng đến nó khi cần thiết.

Vì vậy trẻ em chăm chỉ thì cục tẩy sẽ được bảo quản rất tốt. Bề mặt sáng bóng và sạch sẽ, không có mực lem, không có các lỗ nhỏ. Hơn nữa tẩy cũng rất có quy luật, nói chung là dùng ở bên cạnh trước. 

Vì sao lại như vậy? Bởi vì đối với những đứa trẻ chăm chỉ, không kể là trong cuộc sống hay là học tập thì đều rất có quy luật. Trật tự trong học tập cũng rất rõ ràng; thành tích tự nhiên cũng không quá tệ. Thông qua cách sử dụng cục tẩy có thể nhìn ra được trạng thái học tập của một đứa trẻ.

Cục tẩy gọn gàng và có quy luật thì trẻ có thành tích cũng không quá tệ
Cục tẩy gọn gàng và có quy luật thì trẻ có thành tích cũng không quá tệ (ảnh Aboluowang)

2. Cục tẩy không bị hư hại quá nhiều

Với những em có học lực trung bình, cục tẩy có bị hư hại nhưng không lớn. Ở góc cục tẩy của những em này bị sứt mẻ một chút; bề ngoài có vài lỗ nhỏ do bị dùng bút châm vào; hoặc là có một số hình vẽ trên đó. Nhưng về cơ bản thì giữ gìn khá tốt và có thể sử dụng bình thường.

Điều này cho thấy, trong khi nghịch cục tẩy thì chủ nhân của nó cũng nghĩ đến việc tiếp tục sử dụng nó. Những đứa trẻ như vậy thường có môn thích học và môn không thích học; thành tích thường ở mức trung bình. Nhưng đối với những môn mà chúng không thích thì sẽ nghịch cục tẩy để giết thời gian.

3. Bề ngoài cục tẩy không thể nhận ra

Nếu bạn thấy cục tẩy trên tay trẻ biến dạng và đen thui đến mức không thể nhận ra được; vậy thì bạn phải dành thời gian để quan tâm đến con nhiều hơn.

Nhiều đứa trẻ đi học không chăm chú, ở trong lớp lúc nào cũng cảm thấy không yên. Cục tẩy trong tay chúng cơ bản là không còn nguyên vẹn nữa. Hoặc là bị bút máy đâm kín bề mặt, hoặc là bị thước cưa đứt, hoặc là bị dao cắt thành nhiều vết khác nhau.

Điều này cho thấy các em hoàn toàn không nghe lời cô giáo giảng trong lớp, mà tập trung phần lớn sự chú ý vào chơi đùa với cục tẩy. Học lực của những em này nói chung là gần cuối lớp.

Nhìn vào cục tẩy có thể biết được con bạn chăm chú hay lơ đãng
Cục tẩy biến dạng và không thể nhận ra (ảnh Aboluowang)

Nhiều khi trẻ nghịch tẩy vì không thể tập trung nghe giảng được. Vậy cha mẹ phải làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung của con?

1. Phương pháp huấn luyện đọc chậm

Phương pháp luyện đọc thành tiếng có tác dụng rất rõ rệt trong việc nâng cao khả năng tập trung của trẻ. Cụ thể là cha mẹ hãy cho con đọc to một đoạn văn nào đó để đảm bảo không có sai sót; nếu đọc sai thì yêu cầu con phải đọc lại; nếu trẻ đọc tốt thì có thể khen thưởng con một chút gì đó.

Để tránh đọc nhầm và đọc sót, thông thường trẻ sẽ tập trung cao độ; đọc từng chữ và đọc chậm lại; lâu dần sẽ nâng cao khả năng tập trung của trẻ.

2. Hướng dẫn trẻ tập trung vào một điều gì đó

Trong cuộc sống, cha mẹ cũng có thể hướng dẫn con cái tập trung vào một việc gì đó. Ví dụ khi trẻ đang làm bài tập thì hãy cố gắng nhắc nhở trẻ hãy tập trung vào làm bài, đừng nghịch ngợm lung tung. Bạn có thể đặt thời gian cho trẻ; đúng thời gian đó mà làm bài tập xong thì có thể chơi trò chơi hoặc xem TV một lúc.

3. Chia nhiệm vụ thành các giai đoạn

Cha mẹ có thể cố gắng chia một nhiệm vụ thành nhiều giai đoạn nhỏ; điều này có lợi hơn cho sự tập trung của trẻ. Làm một việc trong một thời gian dài thì ngay cả người lớn cũng thấy nhàm chán chứ không riêng gì trẻ nhỏ.

Vì vậy, cha mẹ có thể thử tách các nhiệm vụ của con ra. Chẳng hạn như khi làm bài tập về nhà, làm xong 10 câu trước rồi nghỉ một lát, sau đó lại làm nốt các câu còn lại. Khi trẻ có biểu hiện tốt thì cha mẹ có thể kéo dài thời gian hơn, để trẻ tăng dần khả năng tập trung lên.

Theo Aboluowang

x