Nhân sinh cảm ngộ

Nan đắc hồ đồ, đại trí huệ nhân sinh

15/11/21, 11:57
nan đắc hồ đồ
Nan đắc hồ đồ, đại trí huệ trong kiếp nhân sinh (ảnh minh họa Adobestock)

Nan đắc hồ đồ, nhìn rõ mà không nói toạc ra, sẽ có thể hiểu được lúc nào nên giữ sự thanh tỉnh, lúc nào nên giả bộ hồ đồ.

Trịnh Bản Kiều là tiến sĩ nổi tiếng dưới thời Càn Long đời nhà Thanh. Ông tên thật là Trịnh Tiếp, tự là Khắc Nhu. Bản Kiều là danh xưng của ông. Ông quê ở Giang Tô, Hưng Hóa, được mệnh danh là “Tam tuyệt”: thơ, họa, và thư pháp nổi tiếng một đời. Ông tư chất thông minh, đa tài đa nghệ. Con đường công danh lại gập ghềnh không thuận lợi.

Ông từng viết một tấm bảng trên có bốn chữ “Nan đắc hồ đồ“. Bốn chữ được ông viết ra trong lúc dân chúng đang gặp nạn lớn. Khâm sai của nhà vua bất kể dân chúng khổ sở sống chết ra sao vẫn không mở kho phát chẩn, mà lại còn đòi hỏi thư họa của ông. Mọi người tranh cãi rất lớn về vấn đề này. Nhiều người cho rằng, dù ông là văn nhân họa sĩ hay quan thanh liêm, đều không nên khích lệ mọi người “Làm người hồ đồ, làm chuyện hồ đồ“.

Thực ra, “Nan đắc hồ đồ” mà ông nói không phải là sự ngu muội dốt nát. Đây là trí tuệ thanh tỉnh nhất của kiếp nhân sinh.

Hồ đồ một chút, nhìn thấy mà không nói thẳng ra

Năm đó, Tào Tháo nghe nói Lưu Bị là Tĩnh Vương Trung Sơn. Tào Tháo muốn thử thăm dò tâm tư của Lưu Bị. Ông liền giả mượn lý do cây mơ quả đã chín, có thể nấu rượu uống, mời Lưu Bị tới để chỉ điểm giang sơn.

Lưu Bị là một nhân vật có sức ảnh hưởng nhất thời kì Tam Quốc. Từ người bán hàng rong đến khi là người xưng bá một phương.
Lưu Bị là một nhân vật có sức ảnh hưởng nhất thời kì Tam Quốc. Từ người bán hàng rong đến khi là người xưng bá một phương. (ảnh chụp màn hình)

Ngày thiết đãi yến tiệc, sắc trời u ám. Tào Tháo nói: “Người có thể xưng là anh hùng, nên là người lòng ôm chí lớn. Tâm có lương mưu, mà trong thiên hạ, chỉ có thể là sự xuất hiện của tôi và ông“.

Lưu Bị vừa nghe thấy, lấy làm kinh hãi. Nguyên nhân bởi khi đó ông đang ăn nhờ ở đậu; thực lực không thể chống lại Tào Tháo. Vừa khi đó xuất hiện một tiếng sét, ông nhanh trí, cố ý khiến đũa rơi xuống đất, làm ra bộ sợ hãi. Tào Tháo nhìn thấy bộ dạng đó, liền không hoài nghi Lưu Bị, vì thế ông cũng tránh khỏi kiếp nạn.

Tào Tháo và Lưu Bị là 2 tính cách trái ngược nhau. Một người luôn bộc lộ khí phách ra ngoài. Một người sắc sảo thu hết vào trong. Lưu Bị nhìn thấu tâm tư của Tào Tháo, nhưng không nói thẳng ra. Cũng chính bởi ông có thể biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể. Không thỏa mãn cái dũng nhất thời, mới trở thành chư hầu hùng bá một phương.

Hồ đồ một chút, nhìn rõ mà không nói trắng ra

Đệ Tử Quy có câu: “Nhân hữu đoản, thiết mạc yết, nhân hữu tư, thiết mạc thuyết“. Nghĩa là: Đừng nên tiết lộ, vạch thẳng những điểm yếu, khuyết điểm của người khác.

Có một số người, ta có thể nhìn rõ bản thân họ nhưng không nói hết ra bản chất của họ. Chính là vì giữ lại thể diện cho họ, cũng chính là lưu lại cho mình một con đường lui. Đời người không phải là cuộc thi hùng biện tranh luận thắng thua. Có lúc “hồ đồ một chút” ngược lại sẽ sống thoải mái hơn.

Chuyện rằng, ngày nọ Khổng Tử và đệ tử của ông đi ra ngoài. Khi đó trời sắp mưa, nhưng mọi người đều không mang ô. Vừa khi đó họ đi ngang qua nhà họ Hạ. Tử Lộ bèn đề nghị: “Chúng ta hãy đến nhà Tử Hạ mượn ô đi!

Khổng Tử: “Thiên hạ có 5 điều đáng lo ngại”, ngày nay điều nào đang phổ biến?
Khổng Tử cản Lộ Tử không nên đi (ảnh minh hoạ)

Khổng Tử ngăn cản Tử Lộ và nói: “Không nên, không nên. Con người Tử Lộ ta rất hiểu. Đồ của cậu ta, người khác không mượn được“.

Vốn có thể thuận đường tới nhà đệ tử mượn ô. Tuy nhiên cách nghĩ của Khổng Tử là: “Con người Tử Hạ tương đối ham mê của cải, vật chất. Ta tới mượn, cậu ấy không cho, người khác sẽ cảm thấy đó là không tôn trọng thầy. Nếu cho ta mượn, chắc chắn trong tâm sẽ thấy tiếc rẻ.”

Khổng Tử nhìn rõ sự keo kiệt bủn xỉn của Tử Hạ. Nhưng ông không chỉ trích học trò mà ngược lại còn rất hiểu cậu. Người hồ đồ, không phải thực sự hồ đồ, họ chỉ tính toán ít hơn. Dù cuộc sống đơn giản, nhưng vì vậy tìm được chân lý của cuộc đời.

Nan đắc hồ đồ, trí tuệ thanh tỉnh

Có câu nói: “Nhìn thấu nhưng không nói toạc, bạn sẽ sống rất hạnh phúc. Nhìn thấu nhưng nói hết bạn sẽ sống rất thống khổ“.

Quả thật, có một số việc, nhìn thấu không bằng nói thẳng ra. Bạn cho rằng thao thao bất tuyệt là tốt. Kỳ thực đó là một loại hành vi rất không lý trí. Vì những người thông minh, có trí tuệ sẽ không để bản thân rơi xuống vực sâu, vũng bùn.

Học cách giả bộ hồ độ, là đại trí tuệ của cuộc đời. Người có thể sống hồ đồ, nội thâm của họ sẽ thanh thản, không vạch trần trước mặt, cũng không nói rõ hoàn toàn. Luôn có thể ung dung đối mặt với những cạm bẫy trong cuộc đời.

Nan đắc hồ đồ: Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn
Nước trong quá thì không có cá, người tự cao quá thì không ai muốn gần (ảnh SOH)

Cổ ngữ nói: “Thủy chí thanh tắc vô ngư. Nhân chí sát tắc vô đồ”. Tạm dịch: Nước quá trong thì không có cá. Người quá xét nét thì không có người đồng hành.

Mỗi người đều có khuyết điểm và ưu điểm riêng. Không phải ai ai cũng có thể thản nhiên chịu được sự chỉ trích của người khác. Nếu chúng ta luôn nắm lấy khuyết điểm của người khác không buông, không chỉ không có người muốn lại gần. Ngược lại còn khiên tâm họ sẽ oán hận mình.

Trong kiếp nhân sinh này, có lẽ hồ đồ một chút vẫn là tương đối tốt hơn. Hồ đồ là một loại vận may, cũng là một loại phúc khí. Người thông minh chỉ có thể hạnh phúc nhất thời một hồi. Những người “hồ đồ” có thể minh bạch hiểu rõ cả đời người.

Theo Visiontimes

x