Văn hóa truyền thống

“Mời thần đến dễ, tiễn thần đi khó”: Cẩn thận với thứ bạn bái lạy

29/05/24, 18:03
“Mời thần đến dễ, tiễn thần đi khó”: Cẩn thận với thứ bạn bái lạy
Cẩn thận với những thứ bạn bái lạy, không chừng sẽ rước họa vào thân (ảnh minh họa: Facebook)

“Mời thần đến thì dễ, tiễn thần đi thì khó”, chỉ vì một lần “cầu Thần bái Phật” mà một gia đình đang yên ấm bỗng gặp tai vạ. Rốt cục là loại thần gì mà lại mang tới tai ương? 

Lý Ngũ Thất (còn gọi là Lý Lang) là người huyện kiến Đức, Trì Châu, gia cảnh giàu có, là người thích thờ phụng Thần linh. Ông vốn có một gia đình yên ấm, nhưng chỉ vì một lần thắp hương cầu bái thần linh mà gia đình chuốc phải tai vạ, vận may chẳng thấy mà chỉ thấy tiền tài tiêu tán, vợ và con gái thì mắc bạo bệnh rồi qua đời. Rốt cục là vì nguyên nhân gì? 

Một lần bái Thần, Thần về theo tới nhà 

Tháng 4, Năm Khánh Nguyên thứ 2 (1196), Lý Ngũ Thất đi miếu Ngũ Hầu ở huyện Vụ Nguyên, cả đi cả về hết 15 ngày. Đêm ngày đầu tiên sau khi về nhà, đột nhiên ngoài cửa có tiếng cồng chiêng ầm ĩ, cờ hoa sặc sỡ tung bay, xuất hiện hơn trăm người mặc áo thêu hoa. Người đi đầu lớn tiếng nhắc mọi người tránh đường, phía cuối là một vị quý nhân đang cưỡi ngựa, y phục giống như vua, tay cầm một chiếc roi cưỡi ngựa làm bằng lụa tím. Vị này cứ thế cưỡi ngựa vào tới sân, tới nhà thì ngồi ngay giữa sảnh.

Già trẻ, tôi tớ trong nhà trông thấy cảnh này, nhất loạt cho rằng đó là thần tiên nên đều quỳ lạy. Lý Ngũ Thất bước tới cung kính hỏi: “Xin hỏi đại Vương là Thần linh phương nào?”

Vị quý nhân kia liền cười nói: “Ngươi không nhận ra ta sao? Ta chính là Thái Úy của Ngũ Hiển Cung ở miếu Linh Thuận, huyện Vụ Nguyên. Cảm động trước sự thành tâm khi dâng hương của ngươi, nên ta đã hộ tống ngươi suốt chặng đường trở về, dự định tạm thời sẽ ở lại nơi này”. 

cầu thần bài Phật; thờ cúng thần; dâng hương cúng Phật
Lý Ngũ Thất dâng hương bái lạy Thần linh (ảnh minh họa: NTD)

Sau đó hắn lại kể về những chuyện trước đây trong gia đình họ Lý, những gì hắn nói đều chuẩn xác phi thường. Nghe xong thì Lý Ngũ Thất vô cùng tín phục và mừng rỡ. Lập tức sắp xếp một căn phòng, bày án hương tinh xảo để đặt tượng thần, hàng ngày thờ phụng cúng bái, dâng lên đủ loại trái cây, đồ chay và các loại lễ vật. 

Trong một lần cúng bái, vị “thần” đã  nói với Lý Ngũ Thất rằng: “Lúc còn ở trong miếu, ta được bách tính tứ phương kính ngưỡng, không có cách nào đành phải ăn chay để báo đáp họ. Hiện tại hoàn cảnh đã thay đổi, ta ở ở nhà ngươi, ít có khả năng tiếp xúc với những thí chủ khác, có thể ăn một chút đồ mặn cũng không sao”. 

Lý Ngũ Thất bèn giết heo, dê để cúng, có khi còn tìm ca kỹ ca hát, suốt đêm uống rượu mua vui, hầu hạ vị thần này. Cứ thế, Lý Ngũ Thất không còn tâm trí làm ăn, mỗi ngày đều vung tiền hoang phí để cung phụng Thần, dần dần tài lực cạn kiệt. 

Chân tướng hiển lộ, “Thần giả” bị bắt

Đến cuối tháng 8, vợ và một trong những cô con gái của ông mắc bạo bệnh rồi qua đời. Chỉ khi đó Lý Ngũ Thất mới bắt đầu nghi ngờ “vị thần” mà mình thờ cúng là nguyên nhân khiến gia đình ông gặp vận rủi. 

Vào cuối tháng 9, Lý Ngũ Thất lại đến Vụ Nguyên tế bái và khiếu nại trước tổ điện Chân Quân. Sau khi dâng cáo trạng, ông nán lại ở cổng và chờ đợi. Chưa đến hai canh giờ, chỉ thấy hai vị mặc áo vàng bắt một người áp giải tới. Lý Ngũ Thất lập tức nhận ra người đó chính là vị ‘thần’ được cung phụng trong nhà mình. Hắn bị trói bởi xích sắt rồi giao cho nhất ti thẩm tra và trừng trị.

cầu thần bài Phật; thờ cúng thần; dâng hương cúng Phật
Sau khi Lý Ngũ Thất đến dâng cáo trạng tại tổ điện Chân Quân, “Thần giả” liền bị bắt đi (ảnh minh họa: Blogger)

Lý Ngũ Thất bái tạ rồi vội vàng trở về nhà. Thê thiếp cùng mấy người hầu gái nói rằng: “Từ lúc lang quân đi, thiếp vẫn dâng đồ cúng lên vị thần đó như hàng ngày, nhưng mặt vị thần lộ ra vẻ u ám, sau đó thì bị hai người áo vàng tới bắt đi”.

Kể từ đó, “vị thần” kia không còn xuất hiện nữa, cũng không ai biết hắn đã bị trừng phạt như thế nào. 

Lý Ngũ Thất thắp hương bái thần, bái trúng “thần giả”, kết quả mang đến tai họa cho cả nhà. Hiện tại có bao nhiêu người vẫn còn đang đi khắp nơi cầu Thần bái Phật? Trong tâm ai cũng cầu xin, nào là cầu cho tai qua nạn khỏi, phù hộ giúp thăng quan phát tài, thậm chí còn cầu cho Thần Phật phù hộ để mình tham ô tiền tài không bị phát hiện,…

Thần Phật thật lẽ nào lại quản những chuyện đó? Lẽ nào lại đồng lõa với con người, bao che cho con người làm chuyện xấu? Chỉ có “thần giả” mới quản, chỉ có tà linh phụ thể mới quản. Chiêu mời những thần giả đó chính là chiêu mời tai vạ. Vậy mới có câu “mời thần đến thì dễ, tiễn thần đi thì khó”.

Theo Sound of hope

x