Câu chuyện Mộc Lan thay cha tòng quân không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn được thế giới biết đến. Từ một thiếu nữ thêu hoa trở thành tướng chỉ huy nơi sa trường. Tại sao tác phẩm Hoa Mộc Lan lại được yêu thích đến vậy?
Gần đây Trang web Shen Yun đã phát hành vở vũ kịch “Hoa Mộc Lan” trong tiết mục Thần Vận đầu năm 2009. Nhân vật Hoa Mộc Lan vừa dịu dàng hiền thục, vừa kiên nhẫn dũng cảm, một lần nữa được triển hiện một cách sống động trước mắt khán giả.
Từ thiếu nữ thêu hoa đến tướng quân nơi chiến trường
Trong nền nhạc nhẹ nhàng, êm đềm, Mộc Lan cũng giống như cũng cô gái khác, mỗi ngày sống cuộc đời bình dệt lụa, quay tơ. Ngày nọ, cha cô mang về một tờ thánh chỉ và bày tỏ, chiến tranh đang xảy ra ở vùng biên cương nên triều định chiêu mộ binh lính ra chiến trường.
Mộc Lan phát hiện cha mình rất mong muốn được đền đáp cho nước nhà, nhưng lại sợ tuổi cao sức yếu, thể lực không đủ ra chiến trường. Không muốn tâm nguyện của cha rơi vào vô vọng, nhà lại không có anh em nên cô muốn thay cha tòng quân.
Cha cô do dự không muốn nhưng nhìn thấy con gái đầy quyết tâm nên miễn cưỡng đồng ý.
Vậy là Mộc Lan từ biệt cha, cải trang thành nam giới và cưỡi ngựa lên đường.
Tiếp sau đó là tiết tấu gấp gáp, khẩn chương miêu tả cảnh Mộc Lan ra trận. Trên chiến trường cô không còn là cô gái dệt lụa chân yếu tay mềm, mà trở thành chiến sĩ dũng cảm, thân khoác chiến bào hướng về phía quân thù.
Mười hai năm sau, Mộc Lan hoàn thành nhiệm vụ, thắng trận trở về quê nhà. Loại bỏ quân phục trở lại thành cô gái khuê các năm xưa.
Mộc Lan – tấm gương điển hình mẫu mực hoàn hảo về trung và hiếu
Tiết mục vũ kịch “Hoa Mộc Lan” của Shen Yun nhận được sự yêu mến của đông đảo quần chúng. Ngoài cách dẫn dắt câu chuyện đi vào lòng người, âm nhạc tươi đẹp và vũ đạo cao siêu, câu chuyện còn truyền tải những quan niệm truyền thống từ Đông sang Tây.
Tình yêu thương bác ái với nhân loại trong truyền thống của người dân phương Tây không chỉ là yêu thương người thân của mình, còn là yêu thương người khác, có thể hy sinh bản thân để thỏa mãn nguyện vọng của người khác. Truyền thống từ cổ chí kim của người dân phương Đông cho rằng “Hiếu là gốc của đạo đức”, chữ “Hiếu” không chỉ là hiếu kính cha mẹ, mà còn là hiếu với thiên hạ, hiếu kính người trong thiên hạ như đối với cha mẹ mình.
Sự “Hiếu thuận” của Mộc Lan là ở chỗ cô vốn thân là nữ nhi, ở nhà không chỉ quan tâm tới cuộc sống của cha, còn hy vọng giúp người cha cao tuổi của mình hoàn thành tâm nguyện. Cô tự nguyên thay cha tòng quân, cho thấy cô vô cùng hiểu rõ suy nghĩ muốn tận trung vì nước của cha mình, nên cam tâm tình nguyện gạt bỏ hết những băn khoăn khó nạn vì thân là con gái thay cha hoàn thành ý nguyện.
Khi câu chuyện kết thúc, “Mộc Lan không cần chức quan thượng thư, nguyện nhờ lừa ngựa của người khác đưa về quê hương” . Sau khi công thành danh toại, quay về với gia đình, tiếp tục phụng dưỡng cha mẹ, đây có thể là tấm gương điển hình hoàn hảo về trung hiếu.
Trong văn có võ, trong võ có văn
Ngoài ra trong vở kịch múa này, Mộc Lan thân là nữ nhưng lại văn võ song toàn, thể hiện sự kết hợp giữa cương và nhu của múa cổ điển Trung Hoa. Trong văn dùng “võ”, trong võ có “văn”. Qua đây thể hiện được những kỹ xảo của múa cổ điện, sự tinh tế, mỹ diệu của thân pháp khiến mọi người được mở rộng tầm mắt.
Nhạc đệm trực tiếp cũng sôi động theo sự phát triển của cốt truyện, khiến khán giả say sưa, Bunei Hayashi đã để lại lời nhắn dưới tác phẩm của Shen Yun và nói: “Tôi rất thích nhạc đệm của tác phẩm “Hoa Mộc Lan”, nếu có CD nhạc hãy bán cho tôi.
Khán giả đánh giá cao những giá trị truyền thống được truyền tải qua các vở vũ kịch, Kate C cho rằng “Hoa Mộc Lan đã để lại cho chúng ta những giá trị văn hóa truyền thống, là hình mẫu mà chúng ta ngày nay nên noi theo”.
Liiking nói, “Vở kịch múa ngắn bộc lộ đầy đủ ý nghĩa truyền thống về lòng trung thành, hiếu thảo và chính trực. Nó thực sự là một vở vũ kịch đẹp đẽ ‘không thể diễn tả bằng lời’!”
Theo The Epochtimes
Có thể bạn quan tâm:
Người con trai hiếu thảo tìm ra cách chữa bệnh trầm cảm nặng cho mẹ