Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Mải kiếm tiền vun vén cho tổ ấm, đến khi mắc bệnh mới tỉnh ngộ nhân sinh

20/04/22, 17:21
Mải kiếm tiền vun vén cho tổ ấm, đến khi mắc bệnh mới tỉnh ngộ nhân sinh
Vợ chồng anh Tú và hai người con (ảnh nhân vật cung cấp)

Làm chồng, làm cha, mải kiếm tiền vun vén cho tổ ấm, nhưng đến khi mắc trọng bệnh anh Tú mới nhận ra tiền bạc cũng không giúp được gì.

Ước mơ được làm kiểm sát viên

Anh Cấn Xuân Tú, trưởng Văn phòng công chứng Hoàng Tâm – 33 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh – đã kể lại rằng:

“Ngày nhỏ tôi thường được mẹ cho đến nơi làm việc. Cơ quan của mẹ lại gần viện kiểm sát nên các cô chú bên Viện kiểm sát hay sang bên này chơi. Nhìn các cô chú mặc quần áo đồng phục rất đẹp, nói chuyện cũng luôn vui vẻ nên tôi có ấn tượng rất sâu sắc. Từ đó tôi luôn ấp ủ trong lòng ước mơ làm một Kiểm sát viên.     

Nếu học trường đó xong tôi có hy vọng được bố trí việc làm ngay. Nhưng để vào được trường thì tiêu chuẩn cũng rất khắt khe, phải qua vòng sơ tuyển cần đạt gồm: Chiều cao, cân nặng, mắt không được cận thị, lý lịch gia đình tốt… May mắn là tôi đạt được tất cả các tiêu chuẩn trên. Tôi lao vào ôn tập để chuẩn bị thi và đã thi đỗ. Mọi người ai cũng mừng cho tôi và gia đình. Vậy là ước mơ của tôi đã được toại nguyện!”

Bốn năm học cũng nhanh chóng qua đi, năm 1994, anh Tú ra trường và làm hợp đồng tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1995 anh được tuyển vào biên chế chính thức ngành Kiểm sát.  Năm 2000, anh chính thức được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.

Nên duyên vợ chồng

Cũng vào năm 1995, chị Trúc (vợ anh hiện nay) được bố trí về đây công tác. Trước đó chị Trúc cũng học trường Kiểm sát, sau anh một khóa, nhưng lúc đó họ không biết nhau. Đến khi cô sinh viên mới về thực tập tại đơn vị thì họ gặp nhau. Vì là đồng hương nên họ sớm thân quen và tình yêu cũng dần chớm nở. Tuy nhiên phải đến năm 2002 họ mới làm đám cưới.  

Vun vén cho tổ ấm; Vun vén cho gia đình; Biết vun vén cho gia đình
Anh chị kết hôn sau nhiều năm quen nhau (ảnh minh họa Adobestock)

Cưới vợ được 4 năm, anh Tú chuyển công tác ra Phòng công chứng số 6 thành phố Hà Nội (Số 18 Kim Đồng, Giáp Bát, quận Hoàng Mai). Còn chị Trúc thì vào năm 2008 thi tuyển đỗ vào làm giảng viên Học viện Chính sách Phát triển và làm ở đó cho đến nay.

Hơn một thập niên trôi qua, tổ ấm của họ tràn đầy hạnh phúc khi hai đứa con lần lượt ra đời, một gái, một trai. Kinh tế cũng ngày càng khá hơn, anh chị đã mua được đất và làm được nhà ở Hà Nội.

Dáng người khỏe mạnh nhưng lại mắc rất nhiều bệnh

Cuộc sống hạnh phúc là thế, nhưng vẫn có một điều kém vui, đó là vì anh Tú mang rất nhiều bệnh trong người. Anh bị viêm đại tràng; viêm xoang; viêm mũi dị ứng thường xuyên phải uống thuốc, xịt mũi; bệnh trĩ; bệnh viêm đốt sống L4, L5; bệnh tiểu đường (10’) phải khám định kỳ và uống thuốc hàng tháng…

Tháng 6 năm 2016 anh Tú phải mổ sỏi thận. 3 tháng sau ca phẫu thuật, vào sáng ngày 21/09/2016, khi chuẩn bị đi làm thì anh thấy nổi mẩn đỏ toàn thân nhưng vẫn gượng dậy cố đi làm. Sau khi đi làm về, ăn tối xong, anh thấy trong người quá mệt, vợ anh khuyên đi khám bệnh. Anh đến phòng khám tư có uy tín và được phát hiện bị xuất huyết ngoài da.

Anh bèn phóng xe máy đến viện huyết học khám trái tuyến. Viện yêu cầu anh nộp ngay 20 triệu tiền viện phí để nhập viện điều trị. Thấy vậy anh quay trở lại bệnh viện Xây dựng Thanh Xuân (nơi đóng bảo hiểm ban đầu). Vừa nhập viện bác sĩ yêu cầu anh nằm lên cáng ngay vì họ phát hiện anh bị hạ đường huyết nghiêm trọng do giảm tiểu cầu.

Từ 9 đến 10 giờ tối, lúc này chỉ số tiểu cầu của anh còn 11/150 đơn vị. Đến 11 giờ đêm, xét nghiệm một lần nữa tụt xuống còn 7/150 (chỉ số trung bình của người bình thường theo bác sĩ nói là 150 đến 450 đơn vị tiểu cầu). Các bác sĩ vội cấp cứu truyền máu ngay trong đêm. Đến sáng ngày hôm sau chuyển anh sang bệnh viện Huyết học và anh đã nằm viện ở đó một tháng.  

Thử tập Pháp Luân Công

Khi bác sĩ cho chọc tủy sống và không phát hiện được nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu vô căn; họ giữ anh lại viện để điều trị. Trong thời gian này, vợ anh luôn giục anh tập Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Chị bảo: “Bệnh viện không tìm ra nguyên nhân bệnh giảm tiểu cầu của anh thì khó có thể đưa ra phương án chữa trị tối ưu cho anh được. Trong lúc này anh cứ tập Pháp Luân Công đi!”

Vậy là anh tập theo video hướng dẫn trên điện thoại. Trong một tháng nằm viện anh vẫn theo phác đồ điều trị của bệnh viện, nhưng cứ đêm khuya anh lại tập bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công cho yên tĩnh. Còn thời gian trong ngày anh tranh thủ để tập 4 bài kia.

Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào; Tu luyện Pháp Luân Công
Anh Tú đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Cứ như vậy mà sau 1 tháng anh thấy người khỏe hơn. Sau 1 tháng xét nghiệm tiểu cầu đạt 187 đơn vị và tháng thứ hai vẫn ổn định 187 đơn vị.  Lúc ấy anh cũng thấy mình không còn hắt hơi sổ mũi gì nữa, bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng biến mất từ lúc nào. Sau 2 tháng tu luyện Pháp Luân Công, cột sống lưng của anh cũng không còn đau nữa. Anh thấy Pháp Luân Công rất kỳ diệu!   

Bệnh tật cứ dần dần tiêu mất

Từ đó anh Tú không cần đến viện và cũng không phải uống bất kỳ một viên thuốc nào nữa kể cả sử dụng nước xịt mũi. Đến tháng 5 năm 2020, anh chuyển về Bắc Ninh làm việc. Chiều hết giờ làm anh đi bộ ra công viên Nguyên Phi Ỷ Lan tập cùng mọi người xong 5 bài công pháp rồi mới lên xe đi về Hà Nội.

Trước đây, chị Trúc vợ anh Tú cũng bị viêm đốt sống cổ 4, 5; trong dạ dày thừa độ PH; mất ngủ một thời gian rất dài… nhưng chị chỉ tu luyện Pháp Luân Công có mấy tháng đã khỏi hết bệnh, ngủ rất ngon. Cũng vì thấy Pháp Luân Công tốt như vậy nên chị mới nói chồng tập.

Giờ đây gia đình anh gồm vợ chồng và 3 đứa con (đứa lớn lớp 12, đứa thứ 2 lớp 8, đứa út lớp 4) đều đã bước vào tu luyện. Để thuận tiện cho các con học hành, vợ chồng anh bàn nhau cho thuê ngôi nhà ở Đại Mỗ, ra Thanh Xuân thuê nhà. Nhờ tu luyện, cả nhà anh lúc nào cũng hòa thuận, hạnh phúc. 

Có tiền cũng không mua được sức khỏe, hiểu ra cuộc sống vô thường

Anh Tú cảm nhận Đại Pháp là một môn tu luyện chân chính, luôn dạy người ta sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn; biết quan tâm và suy nghĩ cho người khác. Trước đây anh hay cay cú hơn thua, hay bực dọc về những chuyện không như ý nên các mối quan hệ cũng khá căng thẳng. Nhưng từ khi tu luyện anh biết mình đã được thay đổi từ căn bản; anh luôn cố gắng tìm lỗi ở mình và hòa ái hơn với mọi người.

Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; Sách tu luyện Pháp Luân Công; Môn tu luyện Pháp Luân Công; Nhạc tu luyện Pháp Luân Công; Phương Pháp tu luyện Pháp Luân Công; vun vén cho tổ ấm
Nhà anh Tú đã có 5 người bước vào tu luyện Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Anh nói: “Nếu không tu luyện Đại Pháp thì cuộc đời tôi không biết sẽ về đâu. Còn gia đình vợ con tôi cũng chẳng biết thế nào, tài sản liệu có giữ được hay cũng phải bán để trị bệnh?”

Bao nhiêu năm vun vén cho tổ ấm, đến khi nằm viện rồi anh Tú mới thấy mọi thứ thật vô thường; anh mới biết rằng tu luyện chính là sự đảm bảo cho sự vĩnh viễn của sinh mệnh. Bạn đọc muốn được chia sẻ về Pháp Luân Công có thể liên hệ với anh theo số điện thoại 0982 544 570. Hoặc có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.  

Xem thêm video:

x