Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn về thời kỳ mạt pháp; dự đoán rằng tai họa và ôn dịch sẽ xuất hiện nhiều lần. Trước tình trạng dịch bệnh lan tràn hiện nay, có thể thấy những lời dự ngôn này đã bắt đầu ứng nghiệm.
- Ôn dịch hoành hành, làm sao để bảo toàn tính mạng?
- Không cần cách ly hay tiêm phòng, người xưa chống dịch bệnh bằng cách nào?
- Dự đoán năm 2021: Bệnh dịch toàn cầu tàn khốc hơn, trận đại chiến giữa thiện và ác
Nội dung chính
Phật Thích Ca nói về thời kỳ mạt pháp
Mạt pháp mạt thế là từ xuất hiện trong Phật giáo; đó là lời Đức Phật Thích Ca đã lưu lại khi truyền pháp. Đức Phật Thích Ca đã nói rằng, hàng trăm triệu năm sau khi ngài nhập niết bàn, Pháp mà Ngài truyền sẽ tiến vào thời kỳ mạt Pháp; đến lúc đó Pháp mà ngài truyền sẽ không còn tác dụng giáo hóa nữa.
Quả nhiên, sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, các tăng nhân đã giải thích những lời của Đức Phật Thích Ca theo sự hiểu biết của mình. Dần dần mọi người sẽ quên đi những lời gốc mà Đức Phật Thích Ca đã nói; cũng là chân ý trong lời giảng của Đức Phật Thích Ca. Cứ thế dần dần bị sửa đổi, dần dần bị thay thế cho đến khi biến mất. Đây chính là đã đến thời kỳ mạt Pháp.
Thời kỳ mạt pháp được nói đến ở trong Kinh Phật là muốn nói đến việc Pháp của Đức Phật Thích Ca đã đi đến chỗ cuối cùng; chứ cũng không phải là thế giới sẽ đi đến chỗ diệt vong.
Thời kỳ mạt Pháp sẽ diễn ra sau hàng trăm triệu năm?
Trên thực tế, có rất nhiều người không đồng ý khi nói rằng hiện tại đã là thời kỳ mạt pháp; nguyên nhân cũng là vì họ cho rằng, dựa theo Kinh Phật thì thời kỳ mạt pháp chỉ xuất hiện sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn hàng trăm triệu năm; trong khi bây giờ mới chỉ được 2500 năm mà thôi. Chỉ là vào thời Phật Thích Ca truyền pháp cũng không có chữ viết; mà Kinh Phật cũng là do các đệ tử của Ngài nhớ và ghi chép lại sau khi ngài nhập niết bàn; vậy có thể nào không nghe lầm hay viết sai một chút nào hay sao? Điều này cũng rất khó nói.
Cũng có người cho rằng, những lời tiên tri sẽ thường không được nói một cách quá rõ ràng hoặc quá cụ thể; dù sao thì thiên cơ bất khả lộ, việc này chẳng phải là Phật Thích Ca cố ý giấu đi thời gian cụ thể hay sao?
Một ngày hiện tại dường như trôi qua nhanh hơn
Còn có một cách giải thích khác: Có thể nào thời gian mà chúng ta đang trải qua bây giờ khác với thời gian mà Đức Phật đã chỉ ra vào thời điểm đó? Tôi không biết mọi người có cảm thấy như vậy không. Có vẻ như khi tôi còn nhỏ thì thời gian trôi qua rất chậm?
Khi tôi còn nhỏ thường thấy người lớn phàn nàn rằng ngày hôm nay dài quá; công việc nhiều vô số kể, mãi mà trời vẫn chưa tối. Còn xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người cảm thấy rằng một ngày dù làm chưa được việc gì thì trời đã tối rồi. Nếu như chúng ta tính một giây hiện tại bằng một năm của thời Đức Phật Thích Ca; vậy thì không phải là đã hàng trăm triệu năm rồi hay sao?
Điều quan trọng nhất là hiện tượng hỗn loạn trong Phật giáo hiện nay thậm chí còn tệ hơn so với những gì mà Phật Thích Ca đã nói về thời mạt pháp. Phật Thích Ca từng nói về thời mạt pháp rằng: Vào thời mạt pháp thì ngũ hành đảo lộn; thế đạo rối loạn. Ma quỷ sẽ hóa thành tăng ni lẫn vào trong chùa, phá hoại Phật Pháp. Bọn họ sẽ không mặc áo cà sa mộc mạc, mà sẽ truy cầu quần áo sặc sỡ hoa lệ. Uống rượu, ăn thịt, sát sinh đều đầy đủ cả. Phá bỏ toàn bộ giới luật mà Phật Thích Ca đã truyền lại. Tư tưởng từ bi của Đức Phật đối với tất cả chúng sinh đã trở thành sự ghen ghét và thù hận lẫn nhau.
Các ngôi chùa ngày nay đã không còn được thanh tịnh
Hãy nhìn vào những ngôi chùa ở Trung Quốc ngày nay: Rượu thịt trên tay, người đẹp ôm trong lòng; đi làm công tác được trả tiền lương, đi ra ngoài thì dùng xe ô tô BMW…
Có thể kể ra một số trường hợp sau đây: Tại thành phố Quý Dương, Tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, có 3 hòa thượng đã xây dựng một ngôi chùa; bọn họ hút thuốc, uống rượu, chơi mạt chược. Khi rảnh rỗi không có việc gì thì vẽ tranh khỏa thân; mượn cớ là cải cách tôn giáo và bắt kịp thời đại.
Thậm chí chùa thiếu lâm Tung Sơn, nơi Đạt Ma sư tổ từng quay mặt vào vách tu luyện cũng không thoát khỏi vận rủi. Thích Vĩnh Tín, phương trượng của chùa thiếu lâm, hội trưởng hiệp hội Phật giáo tỉnh Hà Nam, phó hội trưởng hiệp hội Phật giáo ĐCSTQ, từng được mọi người gọi là CEO của chùa Thiếu lâm. Ông từng bị giới truyền thông vạch trần là có bao nuôi nữ sinh ở Đại học Bắc Kinh; chơi gái mại dâm, có tiền gửi ngân hàng và biệt thự ở nước ngoài. Người lãnh đạo tôn giáo lại tham gia vào ngành giải trí, lấy cớ là ‘bắt kịp thời đại’.
Thích Học Thành, hội trưởng hiệp hội Phật giáo, thường ủy hội nghị hiệp thương chính trị ĐCSTQ, đã xâm hại nữ đệ tử. Thích Trí Thông, ủy viên hội nghị hiệp thương chính trị, phó hội trưởng thường vụ hiệp hội Phật giáo huyện Thương Ma, Ôn Châu, đã bị con dâu tố cáo là “Lấy vợ và ăn thịt”; đi ra ngoài thì dùng xe Range Rover, Audi A8, nghỉ đêm ở khách sạn 5 sao.
Thảm họa mạt pháp mạt kiếp
Trong Kinh Phật cũng nói rằng, Thần Phật nhìn thấy Phật Pháp tại nhân gian bị phá hoại và nhìn thấy thời khắc con người bị báo ứng thì đã rơi lệ.
Theo Kinh Phật, vào thời mạt pháp, lũ lụt, hạn hán và mất mùa thường xuyên xảy ra trên thế giới. Vào thời điểm này dịch bệnh hoành hành và nhiều người sẽ bị chết. Người dân làm việc cực khổ nhưng chính phủ lại không ngừng gia tăng các loại thuế. Thay vì nghĩ cách làm giảm bớt nỗi khổ của người dân, thì các quan chức lại không ngừng dâm loạn và hưởng lạc. Người xấu nhiều như cát ở biển lớn, còn người thiện lương thì ngày càng ít đi.
Nhìn lại năm 2020 vừa qua đi, vùng châu thổ sông Dương Tử của Trung Quốc đại lục, vùng châu thổ sông Hoàng Hà, vùng đồng bằng Tùng Nộn, có lượng ngũ cốc giảm mạnh vì ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán. Rất nhiều địa phương có thông tin lan truyền là phải chuẩn bị cho nạn đói.
Dịch virus Vũ Hán (Covid-19) bùng phát cũng không có đánh thức được lương tri của mọi người một chút nào; ngược lại còn cho thấy sự xấu xa và lạnh lùng đến đáng sợ. Người dân bị cách ly ở trong nhà; cửa chính bị đóng đinh bằng ván gỗ và hàn bằng các thanh sắt. Không có nước, không có lương thực, không có thuốc; càng không có ai quan tâm đến sự sống chết của họ.
Hy vọng trong thời kỳ mạt pháp
Vào thời Đức Phật Thích Ca giáng sinh vào 2500 năm trước, ở cả phương Đông và phương Tây đồng thời xuất hiện nhiều vị Thánh như Lão Tử, Khổng Tử ở Trung Quốc; Socrates và Chúa Jesus ở phương Tây. Họ đều vì chúng sinh mà giảng ra các yêu cầu cơ bản để làm người; phải như thế nào để trở thành người tốt. Đức Phật Thích Ca cũng nói, vào thời mạt pháp sẽ có Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế; một lần nữa lại giảng ra quy phạm làm người, thậm chí là đạo lý để tu luyện đắc Đạo.
Trong Kinh Phật cũng nói, vào thời điểm vị Phật trong tương lại hạ thế, hoa Ưu đàm sẽ khai nở tại nhân gian. Từ năm 1997, trên mặt tượng Phật một ngôi chùa ở Hàn Quốc đã xuất hiện hoa Ưu đàm. Lập tức trên khắp thế giới liên tục xuất hiện hình ảnh và video về hoa Ưu đàm.
Sáng Thế Chủ đã đến thế gian
Điều này dường như muốn nói với thế gian rằng, Sáng Thế Chủ đã đến; ngài chưa từng bỏ quên chúng sinh. Trong Kinh Phật còn nói, một tương lai tươi sáng mỹ diệu sẽ chờ đợi những người có thể vượt qua được khảo nghiệm lần này. Vào lúc đó ôn dịch sẽ biến mất, mưa gió điều hòa; ngũ cốc được mùa, người dân trường thọ, cuộc sống sung túc an vui.
Người xưa nói “Vật cực tất phản” (việc gì khi đi đến cực điểm thì sẽ phản đảo lại), xã hội ngày nay hỗn loạn, tiêu chuẩn đạo đức trượt dốc nghiêm trọng; cũng là đã đi đến giới hạn cực độ; nó như quả bóng đã thổi căng hết mực chỉ chực nổ tung. Con người nếu không giữ lại cho mình chút thiện tâm mà cuốn theo dòng chảy bại hoại của xã hội thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Những ai có thể vượt qua giai đoạn phi thường này thì chờ đợi ở phía trước nhất định sẽ là một kỷ nguyên mới tươi sáng hơn.
Tác giả: Vương Nhuận
Theo Sound of hope