Nhân sinh cảm ngộ

Lấy gương làm thầy, hạnh phúc bắt đầu từ tu dưỡng nội tâm

22/11/22, 08:10
tu dưỡng nội tâm
Phật gia giảng “vạn vật do tâm tạo ra”, có nghĩa là những phiền muộn, đau khổ và hạnh phúc bạn cảm nhận được đều do chính từ tâm của bạn “tạo ra” (ảnh: istockphoto).

Muốn có một cuộc sống tốt đẹp, trước tiên hãy học cách tu dưỡng nội tâm, lấy tâm thái lương thiện, ngay chính đối đãi với mọi việc. 

Một chiếc gương nhỏ bé nhưng lại có thể ẩn chứa rất nhiều đạo lý to lớn, tuy nhiên nhiều người không tin điều đó. Gương có thể phản ánh người, phản ánh sự vật, là màu đỏ thì thể hiện ra màu đỏ, là màu xanh hiện ra màu xanh, tùy cơ bất biến, dù hình thể bất động nhưng luôn hiển thị mọi vật. Loại trí huệ hết thảy mọi việc tùy duyên đến thì ứng phó, vật đi thì không níu giữ, e rằng có một số người cả đời cũng không thể học được.

Dưới đây là những tấm gương phản chiếu từ người đối diện mà bạn nên đọc để thấy nội tâm của mình.

Tấm gương tự tu dưỡng nội tâm đầu tiên: thái độ của người khác

Bản chất con người là yêu cái đẹp, hầu hết mọi người đều soi gương để chiêm ngưỡng bản thân hàng ngày, dùng gương để soi ngoại hình, chải chuốt ngoại hình; tuy nhiên việc tu dưỡng nội tâm của họ cũng cần một chiếc gương thay thế để thỉnh thoảng kiểm tra.

Chỉ khi nhìn thấy những khuyết điểm của mình trong gương mới có thể hoàn thiện, có thể dày công tu dưỡng nhân cách, mới có thể tỏa ra sức hấp dẫn mê hoặc người khác.

Mọi thứ đều do tâm mình tạo ra

Mọi mối quan hệ đều có hai chiều, hai sự vật đều có thể bổ trợ cho nhau, hay trở thành con dao hai lưỡi làm đối phương tổn thương và làm tổn thương chính mình, đều phụ thuộc vào chính tâm của mỗi chúng ta. Vì vậy, Phật gia giảng “vạn vật do tâm tạo ra”, có nghĩa là những phiền muộn, đau khổ và hạnh phúc bạn cảm nhận được đều do chính từ tâm của bạn “tạo ra”.

“Cảnh” trong cái gọi là “cảnh tùy tâm sinh” là sự phản chiếu của tấm gương bên trong của chúng ta, chỉ có bản thân mình mới có thể tự xem xét chân tướng thực sự trong niềm vui, nỗi buồn.

Hãy suy ngẫm về thái độ của người đối diện

Ví dụ, có một người luôn tỏ thái độ lạnh nhạt với tôi, sau khi tìm hiểu kỹ nguyên nhân, tôi thấy rằng tôi không thân thiện với anh ta. Suy ngẫm về thái độ của người khác đối với chúng ta thực ra là biểu hiện bên ngoài của cách đối xử bên trong của chúng ta đối với người khác.

tu dưỡng nội tâm
Đối xử tốt và thiện tâm với người khác là đối xử tốt với chính mình (ảnh: Istock photo).

Một người chồng không hạnh phúc đã tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia hôn nhân bởi anh cảm thấy cuộc hôn nhân của mình vô cùng tẻ nhạt. Sau khi tư vấn, chuyên gia trả lời anh ấy là do bản thân anh khô khan, đơn điệu, nên không thể mong đợi nửa kia của mình mang lại hạnh phúc cho anh. Anh nhạt nhẽo với cô ấy vì vậy cô ấy trả lại cho anh sự vô vị, nhạt nhẽo.

Chỉ có tự thay đổi bản thân mới có thể cải thiện được cuộc hôn nhân này. Vì vậy, chuyên gia hôn nhân trong trường hợp này khuyên người chồng nên chủ động và vui vẻ làm những điều khiến vợ vui.

Dùng nhân tâm để đối đãi với mọi người

Cuốn sách cổ “Mạnh Tử Ly Lâu Hạ” có đề cập: “Ái nhân giả, nhân hằng ái chi; Kính nhân giả, nhân hằng kính chi” ý nghĩa là: Yêu thương người khác, thì sẽ được người khác yêu thương. Tôn trọng người khác, sẽ được người khác tôn trọng. Dùng nhân tâm để đối đãi với mọi người, đứng ở vị trí của người khác để suy nghĩ cho người khác, thành tâm thành ý đối đãi với người khác, thì người khác cũng sẽ thực sự lấy chân thành mà báo đám.

Thái độ của người khác là tấm gương tốt nhất để tu dưỡng của chúng ta. Đối xử tốt và thiện tâm với người khác là đối xử tốt với chính mình. Tất cả các mối quan hệ giữa các cá nhân đều là một tấm gương.

Tấm gương tự tu dưỡng nội tâm thứ hai: Thái độ đối với cuộc sống

Có một câu chuyện nổi tiếng về đại danh hào Tô Đông Pha thời nhà Tống. Chuyện rằng ông và Phật Ấn hòa thượng là bà bạn tốt của nhau. Hai người thường cùng nhau chia sẻ trò chuyện về Phật giáo. Một ngày nọ hai người cùng nhau tọa thiền. 

Tô Đông Pha nói: “Thiền sư, ngài nhìn tôi ngồi tọa thiền tại đây trông thế nào?”

Phật Ấn hòa thượng nói: “Trông giống như một vị Phật.”

Tô Đông Pha chế nhạo: “Nhưng tôi nhìn ông ngồi như một đống phân”

Phật Ấn hòa thượng mỉm cười và không trả lời.

Tô Đông Pha vui mừng vì mình đã trêu tức được hòa thượng Phật Ấn, vì vậy sau khi về nhà đã kể lại câu chuyện cho em gái mình.

tu dưỡng nội tâm
Chính vì Tô Đông Pha kiếp trước là một người tu hành, nên kiếp sau ông mới đắc phúc báo trở thành một nhân vật tài chí hơn người.(ảnh: tansinh)

Tô tiểu muội nghe xong liền cười nhạo ông: “Tướng tự tâm sinh, Phật Ấn thiền sư có nội tâm thanh tịnh trong sáng giống như Phật, nên nhìn người khác cũng giống như Phật; nội tâm anh ngông cuồng, lộn xộn, đầy những niệm đầu ô uế không thanh tịnh, chất chứa trong đó đều là phân nên nhìn người khác cũng giống như đống phân”.

Cuộc sống là tấm gương phản chiếu nội tâm

Nhà văn Nga nổi tiếng Leo Tolstoy sau này là một tín đồ tôn giáo, việc tin vào Chúa đã khiến ông trở nên tự giác và nghiêm khắc, nên ông chuyển sang ăn chay trường, bỏ thuốc lá, rượu chè, ăn uống xa xỉ, ba bữa rất đơn giản như một nhà tu khổ hạnh, có thể làm mọi việc chân tay như cày ruộng, đốn củi.

Thái độ nghiêm khắc đối với cuộc sống của ông giống như một tấm gương, phản chiếu sự tự kiểm tra nội tâm của ông luôn biết tự suy ngẫm xem xét bản thân mọi lúc mọi nơi.

Thế giới nội tâm và bên ngoài là thống nhất

Có một câu nói cổ ở phương Tây: “As within, so without; as above, so below” Như bên trong, nếu không muốn ở bên ngoài; như ở trên, nếu không muốn ở dưới”. Trong ngoài trên dưới đều là một chỉnh thể. Thế giới tinh thần bên trong của con người và thế giới vật chất bên ngoài cũng là một chỉnh thể thống nhất.

Tuy nhiên, “người ta” hiếm khi tự mình xem xét những ý nghĩ trong tâm, nếu tâm trí rối loạn, rối ren thì cuộc sống của họ nhất định sẽ hỗn loạn, mất trật tự. Ví dụ, nếu bạn muốn ngủ thêm 10 phút trước khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, cuộc sống của bạn sẽ chiếu những suy nghĩ bên trong của bạn, và biểu hiện ra bên ngoài của bạn sẽ là ngủ lười trên giường và dậy muộn.

Nói cách khác, nếu lòng buồn và muốn khóc thì cuộc sống sẽ không như ý; ngược lại, nếu lòng vui thì cuộc sống sẽ vui tươi và hạnh phúc. Chỉ cần chúng ta giữ được nụ cười trong tâm thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn.

Muốn có cuộc sống tốt đẹp hãy tu dưỡng nội tâm

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng gặp phải những thăng trầm, mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta dù mang lại hạnh phúc hay đau khổ cho bạn cũng đều đáng trân trọng; do vậy có duyên gặp gỡ hay chia ly đều là một tấm gương tốt giúp chúng ta nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của mình. Một người nhờ đó sẽ biết sử dụng điểm mạnh và cải thiện điểm yếu để trở thành người tốt hơn.

tu dưỡng nhân tâm
Chỉ cần chúng ta giữ được nụ cười trong tâm thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn (ảnh: Pixabay).

Trong cuộc đời này nếu có một trăm nguyên nhân để làm chúng đau buồn, nhất định hãy tìm ra ít nhất lý do thứ một trăm linh một giúp chúng ta có động lực trong cuộc sống để luôn hướng về phía trước. Lúc này bí quyết chính là luôn dùng chính niệm, thiện tâm để tẩy rửa nội tâm thanh tịnh, trong sạch.

Một người có nội tâm thiện lương, trong sạch dù người khác đối xử với anh ta như thế nào, anh vẫn luôn thể hiện ra phong thái hòa ái, bình hòa, thiện lương vì đó chính là sự tu dưỡng nội tâm của anh ta tường hòa, tốt đẹp.

Muốn có một cuộc đời tốt đẹp, thiện lương, trước tiên hãy học cách tu dưỡng bản thân, hãy học cách bắt đầu thay đổi từ “nội tâm”.

Theo The Epochtimes

Có thể bạn quan tâm:

x