Hóa trị là một trong những phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia ung thư khuyến cáo rằng, có 4 trường hợp bị ung thư không nên hóa trị, vì có thể gây hại nhiều hơn lợi.
- 6 thói quen rửa bát có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
- 6 nguyên tắc ăn uống giúp ngăn ngừa ung thư
Mẹ của anh Lý luôn nhắn nhủ với mọi người xung quanh: “Đừng bao giờ đi hóa trị, vừa hóa trị xong thì sẽ qua đời thôi!”. Năm ngoái, anh Lý phát hiện mắc bệnh ung thư hạch, và khi đó bệnh đã ở giai đoạn trung kỳ nhưng chưa lan rộng; nên anh nhanh chóng tiến hành phẫu thuật. Sau ca phẫu thuật, anh tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và bắt đầu đợt hóa trị. Tác dụng phụ của hóa trị rõ rệt, khiến anh Lý liên tục buồn nôn, nôn mửa, rụng tóc, cơ thể chỉ còn duy trì hơi thở yếu ớt.
Đến lần hóa trị thứ sáu, số lượng tiểu cầu trong cơ thể anh Lý sụt giảm nghiêm trọng; và dù cố gắng điều trị, bác sĩ cũng không thể đưa chỉ số tiểu cầu trở lại bình thường. Bác sĩ quyết định tạm ngưng hóa trị và đề nghị anh về nhà để nghỉ ngơi. Từ khi trở về, sức khỏe anh ngày càng suy yếu, rồi anh qua đời chỉ trong vòng nửa năm sau đó.
Cái chết của anh là cú sốc lớn với gia đình. Mẹ anh tin rằng, hóa trị đã góp phần khiến anh mất sớm. Bà nghĩ rằng, nếu không hóa trị, con trai bà có lẽ đã có thêm cơ hội sống. Vậy liệu hóa trị có thật sự là nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư qua đời nhanh hơn?
Nội dung chính
Liệu có đúng là “hóa trị nghĩa là án tử”?
Hóa trị là một trong ba phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư, bên cạnh phẫu thuật và xạ trị. Nguyên tắc của hóa trị là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư; đây là phương pháp điều trị trên toàn cơ thể.
Khi thuốc hóa trị vào cơ thể, chúng không phân biệt được tế bào bình thường với tế bào ung thư; khiến cả hai loại tế bào đều bị tổn thương. Điều này gây ra một loạt tác dụng phụ cho bệnh nhân, như rụng tóc, suy giảm hệ miễn dịch, các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Những tác dụng phụ đáng kể này khiến nhiều người hoài nghi rằng hóa trị đẩy bệnh nhân vào nguy cơ tử vong nhanh hơn. Nhưng thực tế có đúng vậy không? Các chuyên gia ung thư giải thích rằng đúng là có bệnh nhân đã tử vong sau khi hóa trị; nhưng kết quả này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
1. Bệnh ở giai đoạn cuối
Những bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối thì rất khó cứu chữa; dù có áp dụng hóa trị hay các biện pháp chống khối u khác. Tuy vậy, nhiều gia đình vẫn cố gắng kéo dài sự sống bằng cách không ngừng điều trị; khiến bệnh nhân phải chịu thêm nhiều đau đớn và có thể rút ngắn thời gian sống.
2. Sức khỏe thể chất kém
Một số bệnh nhân không đủ sức chịu đựng tác dụng phụ của hóa trị, do thể chất yếu nên sau điều trị thời gian sống có thể bị rút ngắn. Không nên chỉ đổ lỗi cho hóa trị trong những trường hợp này. Thống kê cho thấy, hóa trị đã giúp giảm trung bình 1/3 tỷ lệ tử vong trong vòng 10 năm cho bệnh nhân ung thư vú, so với nhóm không hóa trị.
4 trường hợp bị ung thư không nên hóa trị, có thể phản tác dụng
Hóa trị có hai mặt: vừa giúp ích nhưng cũng có nguy cơ phản tác dụng đối với sức khỏe. Việc quyết định có hóa trị hay không cần cân nhắc đúng lúc, đúng thời điểm. Các chuyên gia ung thư khuyến cáo rằng, với bốn loại bệnh sau đây, bệnh nhân không nên tiến hành hóa trị, vì có thể gây hại nhiều hơn lợi.
1. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Đối với những bệnh nhân đã tiến đến giai đoạn cuối, việc điều trị đã không còn nhiều ý nghĩa. Lúc này, thay vì cố gắng kéo dài sự sống bằng hóa trị; nên tập trung vào giảm đau và hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân.
2. Bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu
Phần lớn bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đầu chỉ cần phẫu thuật đơn giản, không cần phải hóa trị trước và sau phẫu thuật; vì hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không cần thiết.
3. Bệnh nhân sức khỏe yếu
Sau mỗi đợt hóa trị, cơ thể sẽ phải chịu đựng nhiều tác dụng phụ nặng nề. Với những bệnh nhân cao tuổi, hoặc những người có sức khỏe yếu, có các bệnh nền liên quan đến gan, thận, tim mạch, việc hóa trị có thể làm tăng thêm đau đớn và rút ngắn thời gian sống.
4. Bệnh nhân ung thư không nhạy cảm với hóa trị
Một số loại ung thư không có phản ứng tốt với hóa trị, nên hiệu quả của phương pháp này rất thấp. Ví dụ như ung thư tuyến giáp thể nhú, u mô đệm đường tiêu hóa, ung thư biểu mô tế bào thận. Với các loại ung thư này, hóa trị thường không được khuyến khích. Thay vào đó, bác sĩ có thể chọn các phương pháp khác như phẫu thuật, hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu.