Cô giáo Nhật Bản trải nghiệm khác biệt giáo dục giữa cha mẹ Trung Quốc và Nhật Bản
Sau thời gian trải nghiệm, Moka – một giáo viên người Nhật đã vui vẻ chia sẻ trải nghiệm về sự khác biệt giữa cha mẹ người Trung Quốc và Nhật Bản.
Mako là một cô gái Nhật Bản. Năm 16 tuổi, cô đã một mình ra ngoài tự kiếm sống. Sau một thời gian học tập và làm việc tại Trung Quốc, cô đến Bắc Mỹ, đến Hoa Kỳ và Canada.
Trong những điều cô trải qua thời trẻ, cô có cảm tình sâu đậm với mảnh đất nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Cô cũng có nhiều cảm tình với Trung Quốc, đất nước phương Đông này, nó thật sự vĩ đại trong tâm cô. Từ khi tìm hiểu về phong tục tập quán và văn hóa của Mỹ, Canada, cô cũng lại phát hiện ra những điều khác biệt.
Từ góc độ cá nhân mà nhìn nhận, cô thấy lối sống của người Hoa Kỳ và Nhật Bản rất khác biệt. Cô cũng nhìn thấy sự khác biệt lớn về quan niệm và cách giáo dục con cái của các bậc cha mẹ phương Đông. Đặc biệt là những người cha người mẹ Trung Quốc và Nhật Bản.
Dưới đây chính là bài chia sẻ của cô Mako, về sự khác biệt giữa cách giáo dục con cái của cha mẹ người Nhật bản và cha mẹ người Trung quốc.
Nội dung chính
Bố mẹ Nhật Bản và bố mẹ Trung Quốc
Cha mẹ của tôi đều là người Nhật, họ đến từ Osaka. Tôi không biết nhiều về những người cha mẹ ở Trung Quốc, nhưng theo kinh nghiệm mà tôi có được, tôi nhận thấy có sự khác biệt.
Địa vị của hai bà mẹ ở nhà
Bố tôi là một người đàn ông Nhật Bản điển hình. Trong tư tưởng của ông, nam giới cần cố gắng đi làm, phụ nữ ở nhà chăm sóc con cái. Vì vậy sau khi mẹ tôi sinh anh trai tôi, bố tôi đã không cho vợ mình đi làm. Bố tôi là một người đàn ông có thể làm bất cứ điều gì. Nhưng khi ở nhà, mọi việc đều do mẹ tôi làm.
Sau này, khi sống ở Thượng Hải một thời gian, tôi thấy có một số khác biệt. Tại Thượng Hải, một số gia đình đều là người cha nấu ăn. Còn địa vị của người mẹ trong gia đình có vẻ như rất cao. Lời nói của mẹ cũng rất có sức ảnh hưởng. Thông thường phụ nữ Nhật khi nói chuyện với chồng, ngữ điệu không cao. Họ ứng xử rất nhẹ nhàng, và luôn ân cần chăm sóc.
Ví dụ, trong bữa tối, mẹ sẽ hỏi bố: “Anh còn cần thêm cơm không? Em lấy thêm cho anh nhé”. Còn các bà mẹ Trung Quốc sẽ nói: “Có cần thêm cơm không? Anh tự lấy đi nhé”.
Đánh giá con cái trước mặt người ngoài
Cha mẹ Nhật thường không khen ngợi con cái của họ. Đặc biệt là khi nói chuyện với người khác. Thông thường, người Nhật tương đối khiêm tốn. Ví dụ các bậc cha mẹ có thể nói: “Make không được, nó luôn ở nhà, thiếu khả năng giao tiếp xã hội”. Những lời họ nói ra đều không biểu hiện sự khoe khoang con cái.
Các bậc cha mẹ Trung Quốc thì khác, họ rất tự hào về con mình. Ví dụ họ sẽ nói: Con gái tôi rất giỏi tiếng Anh, con trai tôi vẽ rất giỏi. Họ nhất định phải cố gắng chứng tỏ cho người ta thấy con cái mình tốt như thế nào.
Sự quản lý đối với con cái
Cha mẹ Trung Quốc quản nhiều việc của con cái. Khi con là học sinh thì bắt đầu: Con phải học, con phải học ở trường tốt, con phải kết hôn, con phải học cao hơn, con phải lập gia đình sinh con…. Ở Nhật thì không phải như vậy.
Khi con còn nhỏ, cha mẹ Nhật cũng sẽ đưa con của họ đi học rất nhiều thứ. Chẳng hạn như lớp toán, lớp tiếng Anh, lớp khiêu vũ, lớp học bơi… Họ mang đến cho trẻ nhiều cơ hội học tập. Nhưng họ không bao giờ ép buộc trẻ, chúng có thể học bất cứ điều gì. Hãy cứ tiếp tục nếu con trẻ thích, có thể dừng nếu trẻ không thích. Tuy nhiên, cha mẹ luôn tạo cơ hội cho con của họ được học hành.
Khi một đứa trẻ không thích tiếp tục học hoặc làm một việc gì đó, bậc cha mẹ thường nói rằng: con sẽ có rất nhiều lựa chọn sau khi học. Nếu con quyết định không học thì con cần sớm quyết định những gì con muốn làm trong tương lai.
Bố mẹ nói như vậy để cho con cái cảm giác rằng, chúng chỉ có thể chăm chỉ học hành. Về lập gia đình, bố mẹ tôi không giục tôi lập gia đình. Họ cũng không quan tâm đến việc tôi đã có con hay chưa. Với họ, sau 20 tuổi, cuộc sống riêng người con sẽ do chính con quyết định.
Sự giáo dục của người mẹ
Mẹ tôi không bao giờ dạy tôi học. Bà chủ yếu dạy chúng tôi nhiều hơn về phép tắc, lễ nghi xã giao. Ví dụ, khi bạn đến nhà một người bạn, bạn cần mang theo một số quà tặng, khi bạn đến nhà người khác, bạn cần phải cởi giày, đặt chúng một cách ngay ngắn, nhặt được tiền thì phải giao cho cảnh sát…
Tôi nhớ rằng tôi đã từng bán origami với người bạn thân nhất của mình bên ngoài nhà của tôi. Đây là những món đồ bạn trong trường tặng chứ không phải do tôi tự làm. Hàng xóm khi nhìn thấy, họ nghĩ chúng tôi đáng thương nên đã mua hết. Sau khi kiếm được tiền và trở về nhà, tôi bị mẹ phát hiện và mắng mỏ. Bà bắt tôi sang nhà hàng xóm để xin lỗi và trả lại tiền cho họ.
Ở Trung Quốc, cha mẹ giới thiệu công việc, tìm đối tượng kết hôn cho con cái là việc hết sức bình thường. Tại Nhật Bản thì không như vậy. Tìm việc, tìm đối tượng hẹn hò đều là việc của bản thân người con, cha mẹ không quản lý.
Cha mẹ thời kỳ trước là thế này
Ở Nhật Bản, những người ở độ tuổi cha mẹ tôi rất cứng nhắc. Họ luôn hy vọng tôi ổn định làm việc tại một công ty. Lần nọ, khi công ty cố tìm lý do cho tôi nghỉ việc một cách vô lý, rất nhiều người đều cảm thấy công ty đó có vấn đề. Họ khen tôi sao có thể chịu đựng tốt như vậy. Thực tế tôi biết, nếu tôi thực sự tức giận và nghỉ việc, bố mẹ tôi sẽ rất thất vọng.
Sau khi bố tôi tốt nghiệp đại học, ông đã làm việc trong một công ty suốt 40 năm nay. Những người ở thế hệ của họ đều nhìn nhận, làm việc chăm chỉ mỗi ngày trong một công ty lớn và nghỉ hưu. Đó là điều tốt đẹp nhất, chỉ như vậy mới giữ được thể diện. Đối với họ, từ chức hoặc tìm kiếm một công việc khác là không thiết thực. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến tôi giữ được tính kiên trì trong công việc.
Có một khoảng cách thế hệ giữa thanh niên Nhật Bản và cha mẹ
Thanh niên trẻ ngày nay và người trung niên tại Nhật Bản có sự khác nhau về nhận thức.
Gần đây, anh trai tôi muốn xin nghỉ việc để tự lập nghiệp. Còn tôi là một giáo viên dạy tiếng Nhật online. Tôi cũng kinh doanh thêm về ngành truyền thông tự do. Chúng tôi có thể cảm thấy, cha mẹ chúng tôi không ủng hộ điều đó. Nhưng họ không lên tiếng phản đối. Họ chưa bao giờ nói rằng cái này không được, cái kia không được. Chỉ là tôi cảm thấy cách nghĩ của họ và người trẻ chúng tôi không giống nhau. Họ hay nghĩ về mặt trái theo cách không tích cực.
Những bậc làm cha mẹ ở Trung Quốc, vì sự phát triển của con cái mà đổi công việc, đổi công ty là điều rất bình thường. Khi không hài lòng với công việc thì họ có thể không làm nữa, rất ít người oán trách.. Có những bạn trẻ Trung Quốc đã có công việc rất tốt, nhưng cha mẹ họ lại mong muốn con có việc tốt hơn nữa.
Người Nhật nhấn mạnh đến thể diện hơn người Trung Quốc
Tôi luôn cho rằng người Trung Quốc thích thể diện hơn người Nhật Bản. Kỳ thực là ngược lại. Nhiều bậc cha mẹ Nhật Bản hãnh diện khi con làm việc ở công ty lớn, nhiều người Nhật làm văn phòng cũng dễ bị trầm cảm. Nguyên nhân chính là vì họ gặp nhiều áp lực lớn, không thấy vui vẻ, luôn bảo thủ cố hữu theo cách làm cũ.
Cá nhân tôi cho rằng, bản thân cảm thấy không thể tiếp tục thì không cần tiếp tục cố gắng miễn cưỡng, hãy để mọi việc tùy thuận theo tự nhiên như vậy tinh thần mới phấn chấn và thể chất mới khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy rằng quan điểm của cha mẹ Nhật Bản có thể được duy trì được nền văn hoá truyền thống tốt hơn so với cha mẹ Trung Quốc.
Trên đây là những gì cô giáo Moka đã vui vẻ chia sẻ trải nghiệm về sự khác biệt giữa cha mẹ người Trung Quốc và Nhật Bản. Mong rằng những kinh nghiệm thú vị của cô sẽ có ích cho các bạn.
Theo Bay voice