Bí ẩn khoa học

Học thuyết Âm dương Ngũ hành

03/06/22, 07:37
Học thuyết âm dương ngũ hành giúp lý giải hiệu quả của việc niệm 9 chữ chân ngôn
Học thuyết âm dương ngũ hành (ảnh trái) và những bông sen có 9 chữ chân ngôn (ảnh phải).

Từ giác độ học thuyết âm dương ngũ hành và thí nghiệm từ nước của tiến sĩ Emoto phần nào có thể lý giải được hiệu quả niệm 9 chữ chân ngôn đối với người bị bệnh phổi.

Vì sao có người khỏi bệnh Covid-19 sau khi niệm 9 chữ chân ngôn? Về vấn đề này đã có báo cáo khoa học của một nhóm các chuyên gia y tế, nhà khoa học Thụy Sĩ và Đài Loan được đăng tải trên thư viện của trường Đại học Stanford (Hoa Kỳ).

Âm dương Ngũ hành là một trong những học thuyết ưu tú của phương Đông; là kim chỉ nam để lý giải nhiều vấn đề phức tạp của tự nhiên và xã hội.

Ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong phong thủy ngũ hành, mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn 5 thuộc tính này để lý giải. Ngũ tạng của cơ thể người gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận; cùng với ngũ đức gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và ngũ hành là có quan hệ tương ứng.

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn 5 thuộc tính này để lý giải.
Ngũ hành tương ứng với ngũ tạng trong cơ thể.

Mối quan hệ tương ứng giữa ngũ hành, ngũ đức và ngũ tạng

Phổi tương ứng Kim, Nghĩa

Kim trong ngũ hành tương ứng với Phế (phổi) trong ngũ tạng và đối ứng với Nghĩa trong ngũ đức.

Kim loại có thể phát ra âm thanh mỹ diệu. Phổi là trung tâm trao đổi khí trong cơ thể con người. Con người phát ra âm thanh là phụ thuộc vào phổi. Do đó, ngoài việc sử dụng phổi để thở, còn phải sử dụng nội lực để cất tiếng nói ủng hộ công lý và chính nghĩa.

Tính chất của Kim là cứng rắn và mạnh mẽ. Vì vậy, khi đối mặt với cái ác, tiếng nói chính nghĩa cần phải quyết đoán và mạnh mẽ.

Gan tương ứng Mộc, Nhân

Mộc trong ngũ hành tương ứng với Can (gan) trong ngũ tạng và đối ứng với Nhân trong ngũ đức.

“Mộc” có chức năng điều tiết. Gan là trung tâm giải độc của cơ thể. Các vật chất độc hại được sinh ra trong quá trình trao đổi chất từ bên ngoài vào hoặc trong cơ thể được gan giải độc rồi đào thải khỏi cơ thể. Do đó, gan tương ứng với Mộc.

Khi xảy ra mâu thuẫn giữa người với người thì phải dùng thiện tâm và lòng nhân ái để xử lý, không thể cố chấp giải quyết vấn đề bằng đấu tranh.

Thận tương ứng Thủy, Trí

Thủy trong ngũ hành đối ứng với Thận trong ngũ tạng và đối ứng với Trí trong ngũ đức.

Trung Y cho rằng thận chứa tinh khí tiên thiên, có chức năng điều tiết nước, tương ứng với Thủy. Tinh khí tiên thiên trong thận sẽ dần dần chuyển thành các tinh khí hậu thiên theo sự trưởng thành của con người để duy trì chức năng sinh sản.

Vì vậy khi phải đối mặt với ham muốn, tình, dục, nhất định phải lý trí, không được bị dục vọng khống chế, không được hoang dâm vô độ.

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ dùng để diễn giải mọi sự vật, hiện tượng.
Ngũ hành tương ứng với ngũ đức.

Tim tương ứng Hỏa, Lễ

Hỏa trong ngũ hành tương ứng với Tâm (tim) trong ngũ tạng và đối ứng với Lễ trong ngũ đức.

Trung Y cho rằng “Tâm vi quân chủ chi quan, thần minh xuất yên” (Tim là bộ phận chủ quản của các cơ quan trong cơ thể, tinh thần và trí tuệ xuất phát từ đây). Cũng có nghĩa là tim làm chủ tư duy. Giới tu luyện cho rằng nguyên thần có lúc thực sự ngụ tại tim. Vì vậy, có khi tim thực sự đang làm chủ tư duy, vậy tại sao nó tương ứng với Hỏa?

Lấy một câu chuyện trong Kinh Thánh có lẽ có thể giúp chúng ta lý giải được điều này: Sau khi chạy trốn khỏi Ai Cập, chàng trai trẻ Moses trở thành một người chăn cừu trên đồng cỏ rộng lớn. Một ngày nọ, anh nhìn thấy một bụi gai bén lửa mà không bị cháy rụi. Tiếp đó, Thiên Chúa lại xuất hiện trong lửa và ra lệnh cho Moses dẫn người dân Israel ra khỏi Ai Cập, đây là sự khởi đầu của câu chuyện chạy thoát khỏi Ai Cập.

Trong câu chuyện phương Tây này Thiên Chúa hiện ra trong lửa, người phương Đông nói rằng nguyên thần ngụ tại tim, vì vậy tim tương ứng với Hỏa. Tính chất của “Hỏa” là phát sáng, vì vậy lòng dạ của con người cũng phải trong sáng.

Hàm nghĩa nguyên sơ của “Lễ” là sự kính trọng của con người đối với Thần. Cho nên trong tâm của con người phải có sự kính lễ Thần. Con người nên kính Thần, đây là đạo lý hiển nhiên, phù hợp với đặc trưng của cơ thể con người.

Tỳ tương ứng Thổ, Tín

Thổ trong ngũ hành tương ứng với Tỳ (lá lách) trong ngũ tạng và đối ứng với Tín trong ngũ đức.

“Thổ” có đặc tính là nuôi dưỡng và giáo dục. Vì vậy, Trung y cho rằng Tỳ và Vị (lá lách và dạ dày) cùng nhận được đồ ăn thức uống, vận chuyển các vi chất, là nguồn động lực cho sinh mệnh, do đó thời xưa gọi là nguồn gốc hậu thiên và nguồn sinh khí huyết.

Tính chất của “Thổ” là khoan dung, nhân hậu, có thể bao dung, có thể chịu đựng, có thể gánh vác trọng trách. Chúng sinh trên mặt đất đều sinh ra từ đất. Do đó, Thổ chính là yếu tố cơ bản nhất và cũng trân quý nhất trong ngũ hành. Cho nên Thổ đối ứng với Tín trong ngũ đức, đây cũng chính là phẩm chất cơ bản nhất của con người.

Tín ngưỡng của con người đối với Thần là nguồn gốc của đạo đức. Nếu con người không có chính tín, con người không tin Thần thì con người sẽ biến thành tà ác. Giữa người với người nếu không có sự thành tín với nhau thì xã hội sẽ sụp đổ. Vì con người có chính tín với Thần, có thành tín giữa người với người, nên khi cần thiết có thể chịu được những áp lực từ bên ngoài.

Theo học thuyết âm dương ngũ hành, cải thiện ngũ đức dẫn đến cải thiện ngũ tạng

Ngũ tạng có quan hệ đối ứng với ngũ đức. Vì vậy, cải thiện đức hạnh thì có thể cải thiện được tình trạng của ngũ tạng tương ứng.

Vấn đề sức khỏe mà mọi người quan tâm nhất hiện nay là dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Từ góc độ ngũ hành và ngũ đức mà xét, sự xuất hiện của bệnh dịch viêm phổi lần này chính là do con người không làm tốt về mặt “Nghĩa”, bị che mắt bởi những lời dối trá, không cất tiếng nói ủng hộ công lý và chính nghĩa. Vì sao cho rằng như vậy?

Sự bất nghĩa lớn nhất đã tồn tại 22 năm

Pháp Luân Công là một môn pháp tu luyện Phật gia, lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm nguyên lý cốt lõi. Pháp Luân Công mang lại lợi ích cả sức khỏe và tinh thần cho mỗi cá nhân tu luyện, từ đó gia đình và xã hội cũng được hưởng lợi. Vì vậy, Pháp Luân Công rất được yêu thích trên toàn thế giới (Xem thêm tại đây).

Tuy nhiên, từ năm 1999 đến nay, đã 22 năm những người tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại tại Trung Quốc; thậm chí bị mổ cướp lấy nội tạng sống (xem thêm Nguyên nhân của cuộc bức hại). Trong khi Pháp Luân Công đươc lan tỏa trên 114 nước và đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu người, thì ở tại Trung Quốc những người tu luyện bị bức hại chỉ vì tín ngưỡng của mình. ĐCSTQ đã tuyên truyền vu khống, bôi nhọ, nói xấu Pháp Luân Công; khiến nhiều người trên toàn thế giới, đặc biệt là người Trung Quốc hiểu sai về Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là Phật Pháp, các học viên Pháp Luân Công là những đệ tử của Phật. Phật Pháp và các đệ tử của Phật bị bức hại, đó là sự bất công lớn nhất, sự bất nghĩa lớn nhất.

Các nhà điều tra cho biết lượng lớn các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh trở thành nạn nhân của hệ thống giết người lấy nội tạng do chính quyền Trung Quốc bảo trợ (ảnh chụp phim tài liệu Human Harvest).
Các nhà điều tra cho biết lượng lớn các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh trở thành nạn nhân của hệ thống giết người lấy nội tạng do chính quyền Trung Quốc bảo trợ (ảnh chụp phim tài liệu Human Harvest).

9 chữ chân ngôn thể hiện sự ủng hộ chính nghĩa

Vậy làm thế nào để phòng và chữa trị dịch bệnh Covid-19? Ngoài các phương pháp y học, từ phương diện ngũ đức mà nói, cần phải bổ sung phần khuyết thiếu về Nghĩa. Cất tiếng nói ủng hộ điều tốt, phản đối cái xấu, là dùng Nghĩa để chữa bệnh phổi cho mình.

“Pháp Luân Đại Pháp hảo” (Pháp Luân Đại Pháp là tốt) là lời nói trực ngôn chính nghĩa ủng hộ Phật Pháp đang bị bức hại.

“Chân – Thiện – Nhẫn hảo” (Chân Thiện Nhẫn là tốt) thể hiện sự ủng hộ đạo đức và lương tri. Bởi vì Chân – Thiện – Nhẫn là giá trị đạo đức phổ quát trên toàn thế giới.

Chia sẻ của bà Osnat Gad – 73 tuổi, sống tại Long Island, Mỹ nhờ niệm 9 chữ chân ngôn khỏi bệnh Covid-19. Trường hợp khỏi bệnh của bà đã được dẫn trong báo cáo đăng tải trên thư viện của trường đại học Standford (Mỹ).

Pháp Luân Công bị vu khống, đàn áp khốc liệt trên diện rộng như vậy. Nếu một người bình thường có thể chân thành niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” thì chẳng phải họ đã vượt qua những định kiến, vu khống và đàn áp để nói lên lời công bằng hay sao.

Người có thể thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” nghĩa là họ đứng về phía thiện lương. Họ đã cất tiếng nói ủng hộ chính nghĩa. Đứng từ góc độ học thuyết âm dương ngũ hành, điều đó trực tiếp có lợi cho phổi của họ.

Lời nói tốt đẹp cải thiện cơ thể

Lời nói có tác động như thế nào đến cơ thể? Tiến sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Viện Hado Quốc tế (IHM) và là tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước”, đã tiến hành các thí nghiệm kết tinh nước từ năm 1994. Đầu tiên, ông sử dụng nước cất, sau đó là nước tinh khiết và nước ô nhiễm. Ông cũng thu thập mẫu nước 3 ngày sau trận động đất Kobe 1995 ở Nhật Bản.

Sau đó, ông thực hiện thí nghiệm bằng cách dán nhãn cho chai nước với các từ có ý nghĩa tốt xấu khác nhau; sử dụng các thứ tiếng khác nhau; ông còn cho nước nghe một số loại nhạc. Trong quá trình đó, các tinh thể nước được phóng đại 200-500 lần với camera tốc độ cao; và ở nhiệt độ thấp -25 độ C.

Cuối cùng, tiến sỹ Masaru Emoto kết luận rằng, con người với ý nghĩ thuần khiết có thể tạo ra những kết quả tốt trong nước. Mà trong cơ thể con người, phần lớn là nước. Theo H.H. Mitchell, Tạp chí Hóa học sinh học 158, não và tim có 73% là nước và phổi là khoảng 83%; da chứa 64%, cơ bắp và thận là 79% còn xương là 31%. Như vậy, lời nói tốt ảnh hưởng tích cực tới phổi của con người; và ngược lại lời nói xấu gây hại cho phổi.

Hình ảnh tinh thể nước khi nhận được lời nói tốt đẹp

Khi hai từ “Tình yêu” và “Cảm ơn” được đọc hướng vào những mẫu nước; các tinh thể tạo nên một hình dạng tuyệt đẹp. Khi mẫu nước được tiếp xúc với các từ ngữ mang tính chất tiêu cực; các tinh thể tạo nên hình dạng hỗn loạn. Các kết quả tương phản đã phản ánh ảnh hưởng của tâm trí con người lên vật chất.

Hình dạng tinh thể nước tương ứng với các nhãn hiệu khác nhau được gắn lên bình chứa (ảnh: Image Shack).

Một mẩu giấy ghi hai từ “yêu thương” và “cảm ơn”  được dán lên khay đựng nước đã tạo nên tinh thể này:

Hình ảnh tinh thể nước trong thí nghiệm của tiến sĩ Masuru Emoto.
Hình ảnh tinh thế nước khi dán lên khay đựng nước hai từ “yêu thương” và “cảm ơn” (ảnh: tiến sĩ Masuru Emoto).

Mảnh giấy ghi câu “Mi thật sự rất buồn nôn và kinh tởm. Ta sẽ giết mi!” được dán bên ngoài khay nước đã tạo ra tinh thể này. (Ảnh: Masaru Emoto)

Hình ảnh tinh thể nước trong thí nghiệm của tiến sĩ Masuru Emoto.
Hình ảnh tinh thế nước khi dán lên khay đựng nước câu “Mi thật sự rất buồn nôn và kinh tởm. Ta sẽ giết mi!” (ảnh: tiến sĩ Masuru Emoto).

Cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Trình Lạc Già

Cuộc phỏng vấn này được PureInsight.org thực hiện vào năm 2002:

Phóng viên: Theo quan điểm của ông, điểm đặc thù nhất trong các thí nghiệm tinh thể nước của Tiến sĩ Emoto là gì?

Tiến sĩ Trình: Thí nghiệm này khá đơn giản. Nó cho thấy các kiểu kết tinh khác nhau của nước trong các hoàn cảnh khác nhau. Hiếm khi có một thí nghiệm ngắn gọn, trực quan, dễ hiểu, đồng thời mang đến một thành quả to lớn như vậy.

Thí nghiệm này đụng đến một chủ đề cực kỳ to lớn và quan trọng, ấy là cách thức tâm trí con người tác động đến vật chất. Chưa có nhiều thí nghiệm được tiến hành trong lĩnh vực này. Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần là một chủ đề đã được tranh luận trong một thời gian dài. Thật ý nghĩa khi có thể khám phá mối liên hệ giữa hai nhân tố nhờ vào một thí nghiệm đơn giản như vậy.

Hơn nữa, các bức ảnh gốc của thí nghiệm đã được phóng to lên 200 đến 500 lần. Các quan sát này trên thực tế đã đạt đến mức vi mô. Tức là, chúng ta đang quan sát các lớp vật chất ở mức vi mô chứ không chỉ là một điểm (một phân tử, nguyên tử đơn lẻ). Đây là điều rất hiếm thấy trong giới khoa học. Tôi tin rằng việc quan sát toàn bộ thể hiện của vật chất thuộc một tầng vi mô nhất định (ví dụ: tất cả các phân tử, tất cả các nguyên tử, tất cả các electron…) sẽ mang đến cho chúng ta một thế giới mới.

Lời kết

Thí nghiệm của tiến sĩ Emoto đã cho thấy cách thức tâm trí con người tác động tới vật chất như thế nào. Ông kết luận rằng con người với ý nghĩ thuần khiết có thể tạo ra kết quả tốt đẹp. Cơ thể chúng ta phần lớn là nước (trong phổi thì nước chiếm đến 83%). Vậy những suy nghĩ và lời nói tốt đẹp sẽ làm lợi cho phổi.

“Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” – 9 chữ ca ngợi Phật Pháp tại nhân gian và giá trị đạo đức truyền thống (điều mà con người ngày nay đang thiếu hụt). 9 chữ chân ngôn như chiếc chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng cho nhân loại. Người nào có thể thành tâm niệm 9 chữ tốt đẹp ấy thì phổi của họ có thể được cải thiện.

Xét theo học thuyết âm dương ngũ hành, trong thân thể có ngũ quan: phổi, gan, thận, tim, tỳ. Phổi tương ứng với Kim trong ngũ hành và Nghĩa trong ngũ đức. Phổi dùng để thở, cũng là để con người cất tiếng nói ủng hộ công lý và chính nghĩa. 9 chữ chân ngôn giúp con người bồi bổ đức Nghĩa; tương ứng với việc làm lợi cho phổi, cải thiện bệnh phổi.

Xem thêm:

x