Có một người phụ nữ qua hai lần đò không hạnh phúc. Chỉ khi ánh sáng Phật Pháp chiếu rọi, bác mới tìm thấy bến đỗ bình yên của đời mình.
Bác Nguyễn Thị Điềm sinh năm 1953 tại thôn Lạc Thổ (Nam), ở đó còn có một thôn nữa là Lạc Thổ (Bắc), thuộc thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành. Gia đình bác làm nghề nông và có 6 chị em trong đó bác Điềm là chị cả. Nhưng bố mẹ chăm chỉ làm ăn, gia đình cũng thuộc diện khá giả so với ở trong xóm. Bác được ăn học hết cấp 2.
18 tuổi bác đi dân công đắp đê, trong nhà bác đã có chiếc xe phượng hoàng nữ (đó là điều mơ ước của nhiều bạn cùng trang lứa). Đến năm 1972, khi 19 tuổi bác nộp hồ sơ được tổ chức chấp nhận và được cử đi học lớp y tá sơ cấp. Đến năm 1974, sau khóa học 18 tháng bác ra trường được cử về công tác tại bệnh viện huyện Thuận Thành.
Nội dung chính
Lấy chồng lần đầu “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”
Hai năm sau, năm 1976 bác xây dựng gia đình, lúc đó bác trai là bộ đội. Cuối năm bác sinh được một cậu con trai, khi cháu được 3 tháng thì bác trai ra quân về địa phương. Vì bác trai là con út, ở nhà với mẹ già (lúc này hai bác còn ở nhờ nhà anh trai vì chưa có đất, chưa có nhà, ăn ở tạm bợ, nằm trên một chiếc giường tre). Về địa phương chồng bác lúc nào cũng ấm ức, khó chịu, bất mãn nhiều thứ nên cuộc sống hai vợ chồng thường mâu thuẫn, “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
Thời gian này mẹ chồng bác mở của hàng bán hàng nước và tạp hóa. Nên bà nội cũng rất bận rộn, bản thân bác thì làm hành chính, bác trai thì cọc cạch chữa xe đạp, tay chân lấm lem, thằng bé ở nhà với bố và bà nội được 7- 8 tháng, thấy con nhếch nhác, bác xót con, xin phép cho hai mẹ con lên ở tập thể bệnh viện huyện. Sau 5 năm chung sống cùng nhau, hai bác thấy không hợp và quyết định ly hôn.
Hai lần đò, cũng không được bình yên
Thời gian sau bác kết hôn với người chồng thứ hai. Cũng năm đó chồng bác nhập ngũ, đóng quân ở Lạng Sơn, sau đó được cử đi học dược tá trong quân đội cũng ở Lạng Sơn. Cũng giai đoạn này bác cũng được cơ quan cử đi học trung cấp kĩ thuật y Hà Bắc. Lúc này bác vừa bụng mang dạ chửa vất vả đi chiếc xe đạp lọc cọc lên Dĩnh Kế để học. Năm 1982, bác sinh một cô con gái.
Năm 1985, bác trai ra quân, được chuyển về Trung tâm kiểm nghiệm dược Hà Bắc. Sau về bệnh viện huyện công tác cùng vợ. Khi tách tỉnh, chồng bác được cử về trung tâm kiểm nghiệm dược Bắc Ninh. Tiếp theo lại chuyển về bộ phận vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh và công tác ở đó đến khi nghỉ hưu.
Đến năm 1992 bác lại sinh một cô con gái nữa. Chồng bác thường vắng nhà và những quan hệ ngoài luồng xuất hiện nhưng bác cũng chẳng quản được. Qua hai lần đò mà số phận thật hẩm hiu. Đúng là “tránh vỏ dưa, lại gặp vỏ dừa”.
Những tưởng gặp được người thương yêu mình nhưng rồi số phận cũng chẳng mỉm cười với bác khi ông ấy đi theo người khác và sinh được 2 cậu con trai. Bác cảm giác như lúc này trời sập xuống mà chẳng biết bấu víu vào đâu. Nhìn các con còn thơ dại, sợ các con bơ vơ nhưng nhiều lúc bác cũng chẳng thiết sống nữa.
Bệnh tật quấn thân
Bệnh tật xuất hiện, bác bị thoái hóa xương khớp, sỏi mật, phải uống thuốc tiểu đường, gầy sút cân (5 – 7 kg) da xanh, mặt xám, mất ngủ, táo bón… hàng tháng phải đi viện xét nghiệm máu và lấy thuốc uống chữa tiểu đường.
Mỗi lần đi khám bác thấy bi quan, chán nản. Đến viện thấy đông người, mỗi người một bệnh, chờ đợi mất nhiều thời gian! Thuốc được cấp thì phải uống đúng giờ, đủ các loại. Ngoài ra còn phải mua thêm bổ gan, bổ mật, đạm, uống sữa… rồi thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết của cơ thể. Bệnh tiểu đường là nguy cơ đáng sợ nhất phải uống thuốc suốt đời.
Công tác trong ngành y, bác đã tối kị nhất là phải dùng thuốc tây (vì bác biết thuốc tây là con dao hai lưỡi, khỏi bệnh này nhưng sẽ sinh ra một bệnh khác), thế mà giờ mang bệnh bắt buộc phải dùng thuốc cả đời, đó là điều bác không muốn nhưng biết làm sao bây giờ? Không chỉ hai lần đò đau khổ, nay còn bệnh tật quấn thân.
Cơ duyên đắc Pháp
Đến năm 2021, đó là năm đại dịch COVID, khi con gái bác mở thêm hàng bán hoa quả online thì có một cô bạn ở ngoài phố (bác Thọ) vào nhà bác mua hoa quả ngạc nhiên hỏi vì sao bác lại gầy yếu thế? Và bác ấy bảo có Pháp môn tu luyện này tốt lắm, hẹn hôm nào ra nhà bác ấy bác ấy sẽ chỉ cho!
Mấy hôm sau bác ra nhà bác Thọ và được bác ấy giới thiệu trên mạng cho xem một môn khí công tu Phật, đó là môn Pháp Luân Đại Pháp. Xem xong bác Điềm thấy rất thích và nói sẽ chọn tu pháp môn này.
Bác nghĩ đây đúng là cơ duyên đến với mình rồi! Từ đó tối nào bác ấy cũng ra học cuốn Chuyển Pháp Luân cùng với bác Thọ và cháu Tú là giáo viên cấp 3 (con bác Thọ). Được bạn hướng dẫn tập công ngay chiều hôm đó. Sáng hôm sau bác ra sân ngay và tập 5 bài công pháp cùng với các đồng tu ở đó.
Cứ thế hàng ngày sáng luyện công, tối học Pháp đều đặn không nghỉ ngày nào. Những buổi tập thường được các bạn tu trước (như Nhi, Thơm, Lịch, Thảo…) chỉnh sửa các động tác cho đúng …các bạn đã giúp đỡ nhiệt tình một cách vô điều kiện làm bác vô cùng cảm động.
Viết bài chia sẻ quá trình tu luyện
Bác kể trong bài chia sẻ tâm đắc thể hội năm 2022:
“…Mỗi buổi tối tôi đều duy trì đọc các bài giảng trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Nếu đọc một mình thì hay buồn ngủ, đến nỗi không hiểu và không đọc được hết bài. Cả ngày phải đọc hai lần mới hết được một bài. Nhưng khi học Pháp nhóm thì không như thế, tập trung học Pháp và nghe các bạn đồng tu chia sẻ vào cuối mỗi buổi học, cho nên việc học Pháp nhóm là rất tốt, hiệu quả cao, có gì vướng mắc chưa hiểu thì có thể cùng nhau chia sẻ về bài học và kinh nghiệm tu luyện.
…Trong thời gian tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi cũng được tiêu nghiệp, tịnh hóa thân thể từng đợt, từng đợt. Nhất là thời gian sau khi tập công được 3 tuần, tôi thấy mình không còn bệnh tật gì nữa và cũng không uống thuốc tiểu đường nữa. Đó là một động lực thúc đẩy tôi phải cố gắng trên con đường tu luyện này.
Trải qua mấy năm đại dịch COVID hoành hành mới thấy không có loại thuốc đặc hiệu nào cứu con người thoát khỏi tử thần mà chỉ có tu luyện chân chính thì con người ta mới có thể tự cứu được mình! Có tu luyện tôi mới hiểu và ngộ được, chỉ có Sư Phụ mới giúp, mới cứu được con người thế gian mà đạo đức đang trên đà trượt dốc, không còn tâm pháp để câu thúc nữa.
Được học Pháp, tôi mới thấy bản thân mình còn thiếu sót. Khi ngộ ra phải sửa mình ngay. Mỗi khi gặp một sự việc, phải nhớ mình là người tu Đại Pháp, cần xử lý làm sao cho tốt, phải nghĩ cho người khác và vận dụng Chân- Thiện- Nhẫn mà hành xử. Cố gắng hướng tới những gì tốt đẹp nhất, bớt suy nghĩ truy cầu. Chỉ có con đường tu luyện là chân chính nhất.”
Qua hai lần đò đau khổ, cập bến bình yên
Trước khi tu luyện bác đã trải qua hai lần đò không hạnh phúc. Đặc biệt, bác rất hận người chồng bội bạc và cũng chẳng muốn nhìn mặt ông ấy nữa. Nhưng từ khi tu luyện Đại Pháp bác buông bỏ được tâm oán hận. Bác hiểu rằng đó cũng là món nợ từ những kiếp trước mà đến nay phải trả ông ấy. Bác thấy mình thanh thản hơn nhiều.
Từ đó mỗi khi ông ấy về nhà thăm con cháu bác vẫn thường nấu cơm cho ông ấy ăn. Hai người trò chuyện như những người bạn. Cuộc sống của các con khi thấy bố mẹ chúng không còn oán hận nhau, thoải mái khi gặp gỡ nên chúng vui vẻ hơn rất nhiều. Gia đình các con cũng hòa thuận hạnh phúc, làm ăn thuận lợi. Thấy mẹ tu Đại Pháp được khỏe mạnh, vui vẻ nên các con rất ủng hộ bác tu luyện.
Một người tu luyện, cả nhà được lợi ích
Khi bác tu luyện Đại Pháp, không chỉ bác được hưởng lợi ích mà những người thân trong gia đình bác cũng được hưởng những lợi ích đó. Cô con gái đầu của bác có đứa con gái lớn 16 tuổi, tháng giêng 2022 nó được đứa bạn thân đèo xe đạp điện chở đi chơi, vấp phải hòn gạch ngã. Bạn nó bị gẫy tay phải bó bột, còn cháu bác bị bắn ra ngoài nhưng không sao cả.
Ba tháng sau đôi bạn ấy khi ra khỏi cổng trường thì đâm vào ô tô, bạn cháu bị gẫy chân trái và chỗ tay gẫy lần trước bị rời ra nhưng cháu bác không sao cả. Bác nghĩ ngay rằng người thân trong gia đình bác cũng được giúp rồi.
Cô con gái thứ 2 của bác sinh đứa đầu còi cọc chăm cháu rất vất vả. Nhưng sinh đứa thứ 2 (khi bác đã tu luyện) thì rất thuận lợi. Cháu hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh để bác mạnh hơn mà bác cũng có thời gian để tu luyện.
Bác đã chia sẻ về Đại Pháp cho cô Hiền, cô Quân hai người cùng làng và 2 em ruột của bác cũng bước vào tu luyện. Ra trông cháu cho con gái thứ 2, thấy bác nhiều tuổi mà vẫn khỏe mạnh và nhanh nhẹn, họ hởi bác cũng chia sẻ bác được như vậy là nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các bác ấy cũng tìm hiểu và có 4 bác đang tinh tấn tu luyện.
Quý bạn đọc muốn tìm hiểu và tu luyện môn này có thể liên hệ với bác Điềm theo số điện thoại: 0834 211 689
Xem thêm: