Nhiều người biết Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá là để chuộc tội cho con người. Tuy nhiên ít người để ý xem ai đã kết án tử hình Chúa Giê-su.
Nội dung chính
Người kết án tử hình Chúa Giê-su
Người đã kết án tử hình Chúa Giê-su là Pontius Pilate, người từng giữ chức Tổng đốc của Đế quốc La Mã tại các tỉnh của người Do Thái từ năm 26 đến năm 36 sau Công Nguyên. Tổng đốc có quyền chỉ huy quân đội, quản lý tài chính, đúc tiền đồng để lưu hành trong toàn tỉnh, thu thuế; thẩm vấn và xét xử các vụ án, kiểm soát sinh tử.
Đồng thời, để thuận lợi cho việc cai trị khu vực Do Thái, Đế quốc La Mã cũng thành lập một vị vua chư hầu là Herod. Trong dân tộc Do Thái, Do Thái giáo cũng được toàn dân tín ngưỡng và có thế lực rất lớn.
Vào thời bấy giờ, ngày càng có nhiều người theo Chúa Giê-su, khiến các thầy tế và trưởng lão Do Thái ghen tị, phẫn uất. Họ bàn với nhau rằng phải giết Chúa Giê-su, nếu không sẽ không ai tin họ và chu cấp cho họ nữa. Vì vậy họ đã mua chuộc kẻ phản bội Giuđa, bắt trói Chúa Giê-su, mang Chúa Giê-su đến chỗ thầy tế. Các thầy tế, trưởng lão và đám văn sĩ đã ngụy tạo bằng chứng, tiến hành xét xử và đánh đập Chúa Giê-su một cách bất hợp pháp.
Tuy nhiên, dưới sự cai trị của người La Mã, Hội đồng tối cao (Sanhedrin) Do Thái giáo không có quyền thi hành án tử hình. Vì vậy họ đã trói Chúa Giê-su mang đến văn phòng tổng đốc La Mã, giao cho Pilate xét xử.
Không tìm thấy chứng cứ để kết tội Chúa Giê-su
Họ vu cáo cho Chúa Giê-su xúi giục dân chúng phản quốc, chống lại việc đóng thuế của Đế vương La Mã. Họ hy vọng rằng Pilate có thể phán xử Chúa Giê-su tội tử hình. Pilate trước đó cũng có biết đến Chúa Giê-su. Con trai duy nhất của ông bị liệt một chân và bị nhiễm bệnh lạ phải nằm liệt trên giường. Tất cả các thầy thuốc đều không thể giúp được gì, nhưng cậu ta đã được Thần lực của Chúa Giê-su chữa khỏi.
Lần đầu tiên Pilate thẩm vấn Chúa Giê-su, Chúa Giê-su phủ nhận những cáo buộc sai lầm của các trưởng lão Do Thái, và nói với Pilate về mục đích đến thế gian của Ngài: “Ta sinh ra để làm điều này, cũng vì điều này mà đến thế gian, chỉ đặc biệt làm chứng cho sự thật”.
Pilate sớm hiểu rằng Chúa Giê-su vô tội. Pilate nói: “Tôi không tra được người này có tội gì”. Pilate biết rằng các thầy tế vì tật đố nên mới muốn hãm hại Chúa Giê-su. Hơn nữa Chúa Giê-su là ân nhân cứu mạng con trai của ông, vì vậy ông không nguyện ý phán có tội.
Nhưng các trưởng lão Do Thái không đồng ý thả Chúa Giê-su. Họ tiếp tục buộc tội để dồn bằng được Chúa Giê-su vào chỗ chết. Mà Pilate thì lại hy vọng trong nhiệm kỳ của mình, những người Do Thái sẽ không làm khó dễ ông, để sau khi hết nhiệm kỳ ông có thể tiếp tục được thăng chức. Vì vậy ông không muốn làm mất lòng các trưởng lão Do Thái. Ông liền nghĩ ra một biện pháp thật khôn khéo: Đem chúa Giê-su giao cho vua Herod, để cho Herod xử trí.
Pilate muốn thả Chúa Giê-su
Vua chư hầu Herod lúc đó đang ở Jerusalem. Sau khi nhìn thấy Chúa Giê-su, ông đã yêu cầu Chúa Giê-su làm phép lạ để ông có thể xem một chút. Tuy nhiên Chúa Giê-su đã kiên quyết từ chối. Sau đó Herod lại trêu chọc Chúa Giê-su. Đối với những trò chế nhạo này, Chúa Giê-su im lặng không nói lời nào.
Các trưởng lão Do Thái đứng ở một bên ra sức buộc tội Chúa Giê-su, họ muốn Herod giết chúa Giê-su. Herod không muốn đắc tội với thế lực Do Thái giáo, vì vậy đã ra lệnh đày Chúa Giê-su về chỗ Pilate. Đồng thời còn viết một bức thư cho Pilate nói rằng: “Đêm nay hãy nhanh chóng xử lý tên tội phạm này, bởi vì ta ngày mai phải đi La Mã. Ta sẽ nói tốt về ngươi trước mặt Đế vương”. Đồng thời còn cử người đến ám chỉ rằng phải xử tử Chúa Giê-su, nếu không ông ta sẽ tố cáo Pilate trước mặt Đế vương.
Pilate lại phải tra khảo Chúa Giê-su. Dưới sự xúi giục của các trưởng lão Do Thái, dân Do Thái đã hô hào đòi giết Chúa Giê-su. Pilate nói với họ: “Các ông mang người này đến chỗ của tôi, nói rằng ông ta đã cám dỗ dân chúng. Vậy thì nhìn xem, tôi đã thẩm vấn ông ấy trước mặt mọi người; nhưng cũng không tra ra được ông ấy có tội gì; ngay cả Herod cũng như vậy, cho nên mới trả ông ấy về. Có thể thấy ông ấy không phạm tội gì cả. Vì thế tôi sẽ đánh ông ấy rồi sau đó thả ông ấy ra“.
Pilate muốn chối bỏ trách nhiệm
Thì ra lúc đó lại đang chính là Lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Người Do Thái có một thông lệ, mỗi khi đến Lễ Vượt Qua, tùy theo ý muốn của mọi người mà có thể phóng thích một phạm nhân. Nhưng dân chúng Do Thái thà phóng thích một tên sát nhân chứ không chịu thả Chúa Giê-su. Các trưởng lão Do Thái thậm chí còn nói thẳng với Pilate: “Nếu ông mà thả Chúa Giê-su thì ông không phải là trung thần của Đế vương La Mã”.
Pilate nghe vậy thì cảm thấy sợ hãi, vì vậy đã đưa Chúa Giê-su ra ngoài, đến một nơi tên là Pavement, đây chính là nơi mà ông sẽ giải quyết vụ án. Pilate vẫn muốn trả tự do cho Chúa Giê-su; lại thêm một lần nữa trần thuật lại lập trường của ông.
Nhưng mà dân chúng cực lực kêu la: “Đóng đinh hắn!” Pilate lại hỏi lần thứ 3: “Tại sao lại như vậy? Ông ấy rốt cuộc đã phạm tội gì? Tôi thực là tìm không ra chứng cứ phạm tội; vì vậy tôi muốn trừng phạt ông ấy một phen, sau đó thì thả ông ấy”.
Dân chúng càng ầm ĩ hơn, muốn Pilate phải đóng đinh Chúa Giê-su trên thập tự giá. Cuối cùng Pilate cân nhắc đến việc thăng quan tiến chức của mình; hơn nữa với tính cách hèn nhát, ông đã lấy nước rửa tay trước mặt bàn dân thiên hạ và nói: “Làm chảy máu của người công chính này, tội không phải tại tôi, các người chịu đi!”
Chúa Giê-su đã bị đóng đinh trên thập tự giá
Dân chúng đều trả lời: “Máu của ông ta sẽ quay trở về trên thân của chúng tôi và con cháu của chúng tôi”. Vì vậy Pilate đã ra lệnh đánh Chúa Giê-su và sau đó đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Đúng là cái chết của Chúa Giê-su cũng không phải vì lời nói của Pilate: “Làm chảy máu của người công chính này, tội không phải tại tôi, các người chịu đi!” Ông vô tội. Nhưng từ góc độ pháp luật của thế gian mà nói, phán một người có tội hay không, là phải căn cứ theo các điều khoản pháp luật và chứng cứ. Pilate được xem như là quan tư pháp cao nhất ở địa phương, đã không bảo vệ được sự tôn nghiêm của tư pháp; để cho Chúa Giê-su phải chịu tội mặc dù không có một bằng chứng nào.
Ông đã từ bỏ trách nhiệm của mình, thuận theo tà ác, xử tử người vô tội. Ngoài ra, về mặt nhiệm vụ của một tổng đốc mà nói, nếu dân chúng muốn làm trái luật của Đế quốc để phản loạn, ông phải có trách nhiệm dẹp yên họ thay vì khuất phục trước tình trạng hỗn loạn.
Quả báo cho người kết án tử hình Chúa Giê-su
Vậy Pilate đã phải chịu quả báo gì? Khi Pilate tuyên án tử hình Chúa Giê-su, người con trai duy nhất của ông là Pilo – người từng được Chúa Giê-su cứu chữa, đã ngã xuống đất và chết ngay lập tức. Pilate không lâu sau thì lên cơn sốt và đổ bệnh; ông bị hôn mê trong một thời gian rất lâu. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là khởi đầu của quả báo.
Chẳng bao lâu sau, Herod làm trái lời hứa, trước mặt Đế vương La Mã đã nói xấu Pilate và tiến cử thân tín của mình đến Jerusalem. Pilate bị triệu hồi về La Mã. Trong Quốc hội La Mã có người làm bằng chứng giả tố cáo Pilate, khiến ông bị phạt đi lưu đày đến Gaul. Mộng thăng quan tiến chức của Pilate vậy là đã tan thành mây khói.
Đến lúc này thì danh dự của Pilate đã mất sạch, bạn bè xa lánh. Tài sản của ông ở La Mã cũng bị tịch thu, cuối cùng ông không còn một xu dính túi và sống đời nô lệ. Sau khi đến nơi lưu đày, tất cả mọi người đều chế nhạo ông, ngay cả những đứa trẻ cũng tránh mặt ông.
Đế vương La Mã vẫn chưa hết cơn thịnh nộ, sau đó lại hạ lệnh tử hình ông. Pilate sau khi biết tin thì tuyệt vọng và điên cuồng; ông đã tự thiêu để kết thúc cuộc đời của mình. Xác của ông bị cột với tảng đá lớn và ném xuống sông. Tuy vậy nhưng khi ném xuống thì lại không chìm. Cái xác cứ trôi nổi trên mặt sông và để cho bầy cá rỉa thịt.
Tất cả những người tham gia bức hại Chúa đều phải chịu tội
Không chỉ Pilate, tất cả những kẻ tham gia vào việc hãm hại Chúa Giê-su đều nhận quả báo khủng khiếp: Kẻ phản bội Giuđa treo cổ tự tử và được cho là đã xuống địa ngục sau khi chết, chịu vô vàn đau khổ. Các thầy tế, trưởng lão Do Thái, cùng với những người dân kích động và con cháu của họ, cũng như con cháu của Herod, sau đó đều bị đại quân La Mã tàn sát và bắt làm tù binh. Thánh điện Do Thái giáo cũng bị phá hủy hoàn toàn.
Vậy là Pilate đã không thể chối bỏ được trách nhiệm của mình; ông đã phải chịu quả báo vì đã kết án tử hình Chúa Giê-su.
Theo Epoch Times
Xem thêm:
Mời bạn xem video: